Chiến lược giá “hót váng”

Một phần của tài liệu Khảo sát và nhận dạng các chiến lược marketing MIX nhóm thuốc kháng sinh tiêm beta lactam từ năn 2006 đến năm 2009 tại hà nội (Trang 51 - 52)

- Phân tích đánh giá chiến lược marketing mix nhóm thuốc kháng sinh tiêm tại Hà Nội tử năm 2006 đến năm

3C kiíaiiỊi >ỉỉih

3.2.2. Chiến lược giá “hót váng”

Đây là chiến lược thường được các hãng dược phẩm lớn trên thị trường áp dụng nhằm vào các sản phẩm mới, các sản phẩm chiến lược với những công năng, tác dụng vượt trội. Chiến lược giá “hớt váng” giúp các doanh nghiệp này bù đắp được chi phí R&D, chi phí sản xuất và lưu kho, chi phí lưu thông, chi phí giới thiệu, mở rộng và phát triển thị trường. Chiến lược giá “hớt váng” không chỉ được các hãng dùng để định vị thuốc của mình so với đối thủ cạnh tranh cùng hoạt chất, mà còn áp dụng rộng trên một phân đoạn thị trường mục tiêu, nhằm định vị công năng và thương hiệu nổi bật của thuốc trên đoạn thị trường đó.

So sánh chiến lược giá của Meronem với các kháng sinh khác trong nhóm trên khúc thị trường nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn bệnh viện:

Bảng 3.14 Chiến lược giá hớt váng của Meronem so với các kháng sinh khác

Biệt dược Hoạt chất Nhà sản xuất Giá VND/lọ So sánh % giá với Meronem

Meronem Meropenem Astrazeneca 803,723 100

Tazocin Tazobactam Piperacillin Pfizer 202,970 25.25 Tienam Imipenem Cilastatin MSD 319,778 39.79 Sulperazon Sulbatam Cefoperazon Pfizer 205,000 25.51

Meronem (meropenem) là kháng sinh mới của Astrazeneca có nhiều ưu điểm vượt trội so với các kháng sinh khác trong nhóm beta-lactam trên thị trường: có phổ rộng nhất, ít bị kháng, ít tác dụng không mong muốn, là kháng sinh nhóm beta-lactam duy nhất có chỉ định trong viêm màng não mủ. Với những ưu điểm đó, cùng với việc chọn đúng thời điểm đưa ra thị trường (tình hình đề kháng kháng sinh mạnh mẽ của một số chủng vi khuẩn đang là vấn đề thời sự), Astrazeneca đã định vị kháng sinh Meronem với chiến lược giá “hớt váng” cao hơn hẳn các kháng sinh khác trên thị trường.

Chiên lược giá hót váng của Meronem

r ^ X

Các nhân tố bên trong

1. Các mục tiêu marketing (Lợi nhuận cao, chiếm thị phần của đối thủ cạnh tranh Tienam, định vị chất lượng vượt trội)

2. Marketing-mix (chiến lược marketing mix cho sản phẩm mới hoàn toàn)

3. Chi phí (bù đáp chi phí R&D, sản xuất, mở rộng và phát triển thị trường)

______ _ ■ J

^ ■>

Các nhân tố bên ngoài

1. Đặc điểm của thị trường và cầu (tình hình đề kháng kháng sinh diễn ra phức tạp, bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn nặng cần kháng sinh mới ít bị đề kháng, tâm lý chuộng thuốc ngoại)

2. Bản chất của cơ cấu cạnh tranh (cạnh tranh độc quyền nhóm, CN nội địa chưa phát triển)

--- --- J

Hình 3. SI Phân tích nhận định chiến lược giá hớt váng của Meronem

Một phần của tài liệu Khảo sát và nhận dạng các chiến lược marketing MIX nhóm thuốc kháng sinh tiêm beta lactam từ năn 2006 đến năm 2009 tại hà nội (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)