2.1.2.1. Tình hình dân số, lao động
Tỉnh tập trung đông nhất công nhân mỏ (118.000 công nhân trong tổng số 130.000 công nhân mỏ của cả nƣớc) với bề dày truyền thống, kỷ luật và đồng tâm. Theo kết quả điều tra sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2013, dân số Quảng Ninh hiện nay có 1.900.000 ngƣời, trong đó nữ có 558.793 ngƣời; Tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị của Quảng Ninh đứng thứ 3 trên toàn quốc (sau TP Hồ Chí Minh và TP Đà Nẵng), dân số thành thị là 575.939 ngƣời (chiếm tỷ lệ 50,3%); Dân số ở khu vực nông thôn là 568.442 ngƣời [13].
30
Kết cấu dân số ở Quảng Ninh là "dân số trẻ", tỉ lệ trẻ em dƣới 15 tuổi chiếm tới 37,6%. Ngƣời già trên 60 tuổi (với nam) và trên 55 tuổi (với nữ) là 7,1%. Các huyện miền núi tỉ lệ trẻ em dƣới tuổi lao động còn lên tới 45%. Tỷ lệ dân số nam nhiều hơn nữ (nam chiếm 50,9 %, nữ chiếm 49,1%). Nguyên nhân là do nơi đây tập trung công nghiệp khai thác mỏ [13].
Cơ cấu lao động đã có bƣớc chuyển dịch rõ nét theo cơ cấu kinh tế của tỉnh (Giảm dần sự đóng góp của khu vực nông, lâm, ngƣ và tăng dần sự đóng góp của khu vực công nghiệp, dịch vụ), cụ thể đƣợc thể hiện qua Bảng 2.1:
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động theo cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh (Đơn vị tính : %)
Khu vực 2006 2010 2013
Nông, lâm, ngƣ 46,09 35 30,59
Công nghiệp, XD 25,63 31,5 31,33
Dịch vụ 28,28 33,5 38,08
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh, năm 2013
Để đƣa Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ƣơng trong việc đổi mới, nâng cao chất lƣợng giáo dục – đào tạo tại các trƣờng cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật và thành lập mới trƣờng Đại học công nghiệp Quảng Ninh; thành lập phân hiệu trƣờng Đại học Ngoại thƣơng; liên kết đào tạo sau đại học với trƣờng Đại học Thái Nguyên, Đại học quốc gia Hà Nội. Hàng năm đã tuyển sinh đào tạo mới cho trên 30.000 sinh viên đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng nhanh từ 33% năm 2005 dự kiến năm 2014 đạt 51% (trong đó đào tạo nghề đạt 40,5%).[13].
31
Quảng Ninh là tỉnh có dân số không cao so với bình quân chung của cả nƣớc,lực lƣợng lao động tham gia hoạt động kinh tế gần 673 ngàn ngƣời, lao động trong tuổi lao động chiếm khoảng 92% so với LLLĐ. Lực lao động trẻ và tập trung nhiều hơn ở khu vực đô thị, đồng bằng (76%). Đây là nguồn lực quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Trong đó, số lao động có việc làm khoảng gần 650 ngàn ngƣời; cơ cấu lao động có sự chuyển dịch đáng kể và phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Hiện tại, cơ cấu lao động nhóm ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp: 41,88%, công nghiệp – xây dựng: 28,07%, thƣơng mại – dịch vụ : 30,02%.
Để đạt đƣợc kết quả nhƣ trên và các mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 và 2020, trong những năm qua Quảng Ninh đã thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lƣợng nhân lực: tiến hành các chƣơng trình phổ cập giáo dục; tăng cƣờng ngân sách nhà nƣớc để đầu tƣ nâng cấp cơ sở vật chất, đào tạo giáo viên, giảng viên; xây dựng cơ chế gắn kết cơ sở dạy nghề với ngƣời sử dụng lao động, khuyến khích đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo. Các cơ sở đào tạo đã chú ý đến nhu cầu của ngƣời học, nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và tích cực chuyển hƣớng đào tạo theo nhu cầu của thị trƣờng. Vì vậy chất lƣợng lao động có sự nâng lên đáng kể về trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật và sự chuyển biến tích cực về cơ cấu. Theo điều tra đánh giá của Phòng thƣơng mại Việt Nam (VCCI), trong các tiêu chí cấu thành lên chỉ số PCI của các địa phƣơng trong cả nƣớc thỉ tiêu chí về đào tạo nguồn nhân lực của Quảng Ninh đƣợc đánh giá cao, năm 2012 đứng đầu cả nƣớc đạt 5,80 điểm, năm 2013 đứng vị trí thứ 2 sau Hà Nội.
2.1.2.3. Văn hóa – xã hội
Hoạt động văn hoá thông tin phát triển rộng khắp, góp phần tích cực, hiệu quả trong việc đƣa thông tin về chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, khoa học công nghệ, văn hóa trong nƣớc và quốc tế, các phong trào thi đua, các tấm gƣơng điển hình trong lao động, sản xuất đến đông đảo nhân dân. Nhiều di tích lịch sử, văn hoá đƣợc bảo tồn, tôn
32
tạo, nhiều lễ hội đƣợc phục dựng, phát triển theo hƣớng kết hợp truyền thống với hiện đại. Việc xây dựng các thiết chế văn hoá đƣợc quan tâm. Hoạt động văn học nghệ thuật có bƣớc phát triển mới. Công tác quản lý, khai thác di tích, danh thắng đƣợc quy hoạch, sắp xếp, đầu tƣ qui mô, kết hợp hiệu quả văn hóa với du lịch; công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đƣợc quan tâm, đạt kết quả.
Giáo dục – đào tạo phát triển, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Chất lƣợng giáo dục – đào tạo tại các trƣờng cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật đƣợc nâng cao. Hàng năm, đào tạo mới trên 30.000 sinh viên đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật. Tổng số lao động qua đào tạo trên 318.000 ngƣời, chiếm 48%.
Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đƣợc đẩy mạnh, tập trung nghiên cứu, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào những lĩnh vực trọng yếu, bức thiết và lâu dài, nhƣ công nghệ khai thác mỏ, cơ khí chế tạo, quản lý địa chính, cải cách hành chính, dịch vụ công, bảo vệ môi trƣờng... Việc ứng dụng khoa học và công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành của nhà nƣớc đƣợc triển khai tích cực, đạt kết quả. Khoa học – Công nghệ đã thâm nhập vào hầu hết các hoạt động kinh tế - xã hội, cả khu vực hành chính, dịch vụ công đến các tổ chức chính trị xã hội và doanh nghiệp. Nhìn chung, khả năng tiếp cận, trình độ công nghệ của nền kinh tế và của xã hội đƣợc nâng lên, góp phần phục vụ tốt yêu cầu của nhân dân, doanh nghiệp.
Công tác y tế, chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân đƣợc quan tâm, thực hiện hiệu quả; đẩy mạnh y tế dự phòng, không để xảy ra dịch bệnh lớn trên địa bàn; củng cố, nâng cao chất lƣợng công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân. Tăng cƣờng đầu tƣ về cơ sở vật chất, thiết bị, bác sĩ cho các cơ sở khám, chữa bệnh, y tế xã. Xã hội hoá hoạt động y tế đạt nhiều kết quả, đặc biệt đã huy động các nguồn lực cho đầu tƣ các bệnh viện chuyên khoa, trạm y tế xã.
33
sở, đơn vị gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, một số vùng ô nhiễm do khai thác than và phát triển đô thị đƣợc tập trung xử lý, thực hiện không vận chuyển than trên tuyến quốc lộ. Đã tăng cƣờng quy hoạch, đầu tƣ, hạn chế ô nhiễm không khí, nguồn nƣớc và chất thải; chú trọng bảo vệ môi trƣờng Vịnh Hạ Long. Quan tâm đầu tƣ thiết bị xử lý rác thải y tế ở tất cả các bệnh viện; tập trung quy hoạch, quan trắc, thẩm định đánh giá tác động môi trƣờng các dự án đầu tƣ khu đô thị, khu du lịch, sản xuất than, khu dân cƣ. Bƣớc đầu khắc phục tình trạng bùn, rác tại một số khu vực ven biển.