Ban hành chính sách hỗ trợ đặc biệt cho dự án FDI “sạch”, thân

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2014 – 2020 (Trang 86 - 87)

thiện với môi trường

- Nghiên cứu thay đổi các chính sách của tỉnh, kiến nghị thí điểm lên cấp Trung Ƣơng về việc áp dụng các chính sách khuyến khích đặc biệt dành riêng cho những nhà đầu tƣ mà dự án của họ mang lại lợi ích cho tỉnh, cho vùng theo kỳ vọng của chủ trƣơng mới về FDI (xanh, sạch, bền vững). Hiện nay, nhà đầu tƣ chất lƣợng kém, năng lực kém cũng đƣợc đối xử ngang bằng với những nhà đầu tƣ chất lƣợng cao và thực sự có năng lực. Do vậy, cần thể chế hóa các công cụ kinh tế để khuyến khích các doanh nghiệp FDI có ý thức thân thiện với môi trƣờng, không chỉ dừng lại ở việc không vi phạm những quy định về tiêu chuẩn môi trƣờng mà còn cố gắng tìm cách giảm tổng lƣợng chất thải và áp dụng các giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

- Thúc đẩy sự tham gia của toàn xã hội trong bảo vệ môi trƣờng đầu tƣ: Thực tế cho thấy, vai trò giám sát của cộng đồng và các tổ chức xã hội có tầm quan trọng trong việc hài hòa hóa lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Cộng đồng dân cƣ nơi có doanh nghiệp FDI hoạt động cũng có thể tạo sức ép với doanh nghiệp để họ nâng cao chất lƣợng môi trƣờng của mình.

- Thu phí hoặc thuế các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trƣờng: Để xây dựng một Quảng Ninh phát triển xanh, bền vững, nhất thiết tỉnh phải có cơ chế lồng ghép chi phí môi trƣờng vào ngân sách của tỉnh. Có thể nghiên cứu

82

đề xuất với Trung Ƣơng về vấn đề này. Có cơ chế đánh giá bằng tiền tệ đối với sự suy thoái môi trƣờng nhƣ gây ô nhiễm và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, không khí, nƣớc, đất đai.

- Giải pháp trong quy trình đầu tƣ FDI: Chủ động trong khâu lựa chọn đối tác đầu tƣ, thay đổi chính sách thu hút FDI bằng mọi giá sang chính sách thu hút FDI có lựa chọn, đó là chính sách đầu tƣ dài hạn hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững.

+ Cần ƣu tiên chọn những đối tác doanh nghiệp từ những nƣớc phát triển có các chuẩn môi trƣờng cao, có quy định chặt chẽ về công tác môi trƣờng. Những doanh nghiệp này, ngoài khả năng sử dụng các công nghệ sạch, thƣờng áp dụng các biện pháp quản lý môi trƣờng tốt hơn, còn có thể gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động FDI và nền kinh tế nƣớc chủ nhà, đặc biệt thông qua quá trình chuyển giao tri thức và công nghệ sạch cho các nhà thầu phụ địa phƣơng.

+ Trong khâu cấp phép đầu tƣ, cần chú ý hạn chế hoặc từ chối cấp phép đối với những dự án FDI không đảm bảo tiêu chuẩn lao động, tiền lƣơng, không phù hợp với lợi ích cộng đồng, gây ô nhiễm môi trƣờng và chi phí quá nhiều năng lƣợng; khuyến khích ƣu tiên các dự án thuộc lĩnh vực chất lƣợng, công nghệ cao, sử dụng ít nhiên liệu, có chuyển giao công nghệ.

+ Xây dựng các cơ chế khuyến khích hỗ trợ các dự án đặc biệt này rõ ràng và phải có quy trình thực hiện kèm theo. Có nhƣ vậy mới động viên, khích lệ đƣợc sự phát triển của dự án, kích thích đƣợc các nhà đầu tƣ.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2014 – 2020 (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)