Định hƣớng tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoà

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2014 – 2020 (Trang 59)

tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 – 2020

3.1.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020

a. Phát huy mạnh mẽ lợi thế về vị trí địa chính trị, tài nguyên khoáng sản và

tiềm năng du lịch nhằm huy động mọi nguồn lực cho phát triển nhanh hơn, bền vững hơn để Quảng Ninh cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp theo

hướng hiện đại hóa vào năm 2015 (về trước cả nước 5 năm). Tập trung phát

triển mạnh các ngành kinh tế. Đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu, trọng tâm là dịch vụ thƣơng mại quốc tế, dịch vụ vận tải đƣờng bộ, đƣờng biển, những lĩnh vực có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh nhằm khai thác tốt và khẳng định vị trí cửa ngõ giao lƣu chính của Vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ và giữa Việt Nam – ASEAN với Trung Quốc. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp gắn với phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, bảo vệ giải quyết ô nhiễm môi trƣờng sinh thái; phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Tạo điều kiện phát triển mạnh công nghiệp khai khoáng theo hƣớng hiện đại, tiết kiệm tài nguyên. Ƣu tiên những ngành có giá trị gia tăng cao theo hƣớng giảm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thô, tăng sản phẩm chế tạo, chế biến. Đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm phục vụ các ngành nhiệt điện, xi măng, cơ khí chế tạo, vận tải biển, hóa chất nhằm nâng tỷ lệ nội địa hóa và đƣa công nghiệp giữ vững vai trò động lực trong phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp đóng tàu và dịch vụ vận tải biển. Đầu tƣ có chiều sâu, hiện đại hóa các nhà máy cơ khí, đóng tàu hiện có. Tiếp tục nâng cấp mở rộng hoàn thiện các khu công nghiệp đóng tàu; triển khai xây dựng một số nhà máy đóng tàu quy mô lớn. Đẩy nhanh tiến độ đầu tƣ đồng bộ hạ tầng các khu công nghiệp đã quy hoạch gắn với ban hành cơ chế thu hút nhà đầu tƣ vào khu công nghiệp. Tạo bƣớc phát triển nhanh, rõ nét về du lịch;

55

xây dựng Hạ Long, Uông Bí, Vân Đồn, Móng Cái thành những trung tâm du lịch đẳng cấp quốc tế nhằm khai thác và phát huy tối đa lợi thế Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, khu di tích danh thắng Yên Tử và các khu di tích lịch sử văn hóa khác.

b. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng an ninh và xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị, phát triển ổn định

lâudài.Đẩy mạnh đầu tƣ nâng cấp và xây dựng kết cấu hạ tầng tuyến biên giới

đất liền và vùng biển, tạo điều kiện phát triển kinh tế vùng biển và xây dựng tuyến biên giới giàu mạnh. Quan tâm phát triển các dự án và xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng biên giới. Phát triển mạnh kinh tế biển, đảo gắn với xây dựng vùng biển đảo Cô Tô, Vân Đồn. Có cơ chế, chính sách đẩy mạnh thu hút đầu tƣ hợp lí với các đối tác tạo thế đan xen lợi ích trên địa bàn toàn tỉnh, chú trọng địa bàn thành phố Móng Cái, huyện Hải Hà, Bình Liêu,Vân Đồn. Tăng cƣờng xây dựng, củng cố an ninh cơ sở, nhất là vùng nông thôn, vùng dân tộc, miền núi, hải đảo. Đầu tƣ nhiều hơn cho vùng miền núi, dân tộc còn nhiều khó khăn.

c. Tăng cường đầu tư các thiết chế văn hóa, giải quyết các vấn đề xã hội. Đẩy

mạnh đầu tƣ đƣa vào sử dụng một số thiết chế văn hóa thể thao trọng điểm vùng Đông Bắc, thƣ viện, bảo tàng, nhà triển lãm, nhà hát của tỉnh, các công trình thiết chế văn hóa tại một số địa phƣơng. Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bình đẳng giới, giải quyết việc làm, giảm nghèo vững chắc, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo; đảm bảo an sinh xã hội; đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Bảo vệ và cải thiện rõ rệt môi trƣờng sinh thái; chủ động phòng tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

d. Tập trung đầu tư đưa vào sử dụng các tuyến giao thông huyết mạch tạo

tiền đề, động lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.Nhất là trục đô thị

Móng Cái – Cẩm Phả - Hạ Long – Uông Bí, đáp ứng tiến trình hội nhập quốc tế, góp phần tăng cƣờng quốc phòng, an ninh, nhƣ đƣờng cao tốc Nội Bài – Hạ Long, Hạ Long – Móng Cái, đƣờng nối Quảng Ninh với Quốc lộ 5B, trục

56

giao thông ven biển Hạ Long – Móng Cái – Hải Phòng – Ninh Bình và các tuyến đƣờng xƣơng cá nối với các cửa khẩu Bắc Phong Sinh, Hoành Mô… Phát triển mạnh các khu đô thị công nghiệp, tạo bƣớc chuẩn bị về nhà ở và các điều kiện sinh hoạt khác để thu hút nhân lực cho phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế mới.

e. Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ có giá trị gia tăng cao phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa các ngành kinh tế. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, dịch vụ, phát triển mạnh những ngành có lợi thế, gắn với thu hút đầu tƣ phát triển những lĩnh vực có hàm lƣợng công nghệ cao. Nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh. Chú trọng thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao và công nhân kĩ thuật lành nghề.

3.1.2. Mục tiêu

a. Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát triển kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững trên cơ sở nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế; đẩy mạnh đầu tƣ, tạo bƣớc phát triển đột phá về cơ sở hạ tầng giao thông, đô thị; phát triển văn hóa, đảm bảo an sinh xã hội tƣơng xứng với phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; tăng cƣờng công tác quản lý, bảo vệ, cải thiện rõ rệt môi trƣờng sinh thái; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; phấn đấu xây dựng Quảng Ninh thực sự trở thành một địa bàn động lực, một trong những cửa ngõ giao thông quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, một khu vực phát triển năng động của kinh tế biển và ven biển, đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại [16].

57

Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả tăng trƣởng để phát triển nhanh, bền vững, toàn diện hơn. Tạo bƣớc phát triển rõ nét, nâng cao vị thế chiến lƣợc của Quảng Ninh và tạo dựng các yếu tố cần thiết để trở thành một mắt xích quan trọng trong hợp tác Việt Nam – ASEAN – Trung Quốc.

Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Tập trung ƣu tiên đầu tƣ các công trình trọng điểm về hạ tầng giao thông, đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, tạo động lực phát triển kinh tế với tốc độ cao, bền vững.

Đẩy mạnh phát triển văn hóa – xã hội, đảm bảo an sinh xã hội tƣơng xứng với phát triển kinh tế. Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các địa phƣơng, vùng miền. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực và tạo môi trƣờng, điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn lực đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Tăng cƣờng thu hút dân cƣ góp phần tăng dân số địa phƣơng.

Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới trên bộ, trên biển; xây dựng đƣờng biên giới hòa bình, hữu nghị, phát triển; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tăng cƣờng mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại; chủ động hội nhập quốc tế.

Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp; đổi mới, nâng cao chất lƣợng hoạt động của mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính; đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

3.1.3. Một số chỉ tiêu chủ yếu

a. Chỉ tiêu kinh tế - xã hội

Phát triển có trọng tâm, trọng điểm, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả để thực hiện công nghiệp hoá trƣớc năm 2020. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đƣợc thể hiện rõ qua 2 Bảng 3.1 và Bảng 3.2 dƣới đây :

58

Bảng 3.1 : Chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020

TT Loại chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Năm 2020

1 Dân số (nghìn ngƣời) 1.069,9 1.124,1 1.237,3

2 GDP (tỷ đồng)

- Theo giá so sánh 1994 6.229,2 11.375,2 43.065,1 - Theo giá hiện hành 15.346,0 36.341,3 167.405,0 3 Cơ cấu GDP (% - giá hiện hành) 100,0 100,0 100,0

- Công nghiệp, xây dựng 49,7 46,3 48,5

- Dịch vụ 44,0 49,7 50,1

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản 6,2 4,0 1,4

4 GDP/ngƣời (USD)

- Theo giá so sánh 1994 352,9 950,0 3.127,8

- Theo giá hiện hành 869,3 1.757,1 6.292,7

5. GDP/ng vùng KTTĐBB 653,7 1.070,2 2.721,2 - GDP so với cả nƣớc 1.6 2,1 3,5 - So với vùng KTTĐBB 7,2 7,5 10,0 - GDP/ngƣời so với cả nƣớc(%) 179,0 268,5 472,3 - GDP/ngƣời so với vùng KTTĐBB 133,0 164,2 231,2

Nguồn: Niên giám thống kê và Sở Kế hoạch – Đầu tư Quảng Ninh năm 2013

Bảng 3.2 : Tốc độ tăng trƣởnggiai đoạn 2013 – 2020 (Đơn vị tính: %) Loại chỉ tiêu Giai đoạn 2013 – 2020

1 Dân số 0,96

2 GDP :

- Công nghiệp, xây dựng 14,2

- Dịch vụ 14,3

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản 14,7

Nguồn: Niên giám thống kê và Sở Kế hoạch – Đầu tư Quảng Ninh năm 2013

Tốc độ tăng trƣởng GDP thời kỳ 2006 – 2010 đạt khoảng 13%; thời kỳ 2011 – 2020 khoảng 14,2%. GDP bình quân đầu ngƣời vào năm 2010 (giá so

59

sánh 1994) đạt khoảng 950 USD, năm 2020 đạt khoảng trên 3.127 USD; Tỷ lệ tích lũy đầu tƣ lên 40% so với GDP vào năm 2010, đáp ứng 75% nhu cầu vốn đầu tƣ phát triển; Thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển y tế, giáo dục – đào tạo, văn hóa, thể dục – thể thao v.v…[7].

b. Vốn đầu tư

Để đảm bảo đƣợc mức tăng trƣởng theo mục tiêu đề ra, nhu cầu vốn đầu tƣ vào tỉnh Quảng Ninh phải phù hợp với từng giai đoạn, đƣợc thể hiện rõ qua Bảng 3.3 dƣới đây :

Bảng 3.3 : Nhu cầu vốn đầu tƣ giai đoạn 2001 – 2020 (Đơn vị tính : Triệu USD)

Giai đoạn 2001 – 2005 2006 – 2012 2013 – 2020

Toàn bộ nền kinh

tế 1.994,7 4.255,0 24.377,0

Công nghiệp – Xây

dựng 849,4 1.598,0 10.475,0

Dịch vụ 1.080,6 2.580,0 13.778,0

Nông – Lâm

nghiệp, thuỷ sản 64,7 75,9 124,0

Nguồn : Niên giám thống kê và Sở Kế hoạch – Đầu tư Quảng Ninh năm 2013

Nhu cầu vốn đầu tƣ giai đoạn 2006 – 2012 cần khoảng 4.255 triệu USD; Giai đoạn 2013 – 2020 cần khoảng 24.400 triệu USD, gấp khoảng 5,8 lần so với tổng nhu cầu đầu tƣ giai đoạn 2006 – 2012.

Tập trung xây dựng, tạo bƣớc phát triển đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, nhất là hạ tầng giao thông, du lịch, hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong những năm tới. Triển khai hiệu quả các nguồn vốn Nhà nƣớc cho đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm, các vùng đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, khu vực cửa khẩu. Huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển, nhất là từ quỹ đất. Huy động các nguồn lực xã hội, chú trọng khu vực tƣ nhân cho đầu tƣ hạ tầng khu dân cƣ. Chủ động tích cực phối hợp với các bộ ngành

60

Trung ƣơng, huy động các nguồn lực trong nƣớc và nƣớc ngoài triển khai xây dựng các công trình hạ tầng có ý nghĩa chiến lƣợc cho sự phát triển nhƣng cần nguồn vốn lớn đã đƣợc Trung ƣơng xác định.

Đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế phải bảo đảm nguyên tắc hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm đầu tƣ tập trung, dứt điểm, không dàn trải. Bố trí cơ cấu đầu tƣ hợp lý, trong đó tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng các thiết chế văn hóa lớn, khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo, đầu tƣ có mục tiêu cho các công trình văn hóa xã hội. Đảm bảo cân đối các nguồn vốn đầu tƣ trên cơ sở quy hoạch và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung đầu tƣ cho các dự án quan trọng, các dự án hoàn thành, đƣa nhanh vào khai thác sử dụng. Đa dạng hóa các hình thức đầu tƣ phát triển và kinh doanh hạ tầng, chú trọng đầu tƣ chung cƣ và nhà ở cho ngƣời có thu nhập thấp. Tăng cƣờng công tác quản lý, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tƣ, để nâng cao chất lƣợng các dự án đầu tƣ, chống lãng phí, tiêu cực trong đầu tƣ xây dựng cơ bản.

Tập trung đầu tƣ đƣa vào sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm, tạo tiền đề, động lực phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng tiến trình hội nhập quốc tế, góp phần tăng cƣờng quốc phòng, an ninh. Báo cáo Trung ƣơng huy động nguồn lực sớm triển khai xây dựng một số tuyến giao thông huyết mạch: đƣờng cao tốc Nội Bài – Hạ Long – Móng Cái, đƣờng ven biển Hạ Long – Móng Cái – Hải Phòng – Ninh Bình. Hoàn thành xây dựng Cầu Bắc Luân II, cầu Vân Tiên. Nâng cấp, xây dựng mới một số cầu trọng yếu thuộc các tuyến tỉnh lộ và đƣờng ra biên giới.

Xây dựng hoàn chỉnh Cảng Cái Lân, nâng công suất đến năm 2015 đạt khoảng 15 triệu tấn. Tiếp tục nâng cấp Cảng Mũi Chùa thành cảng cửa ngõ của khu vực miền đông Quảng Ninh và các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn. Xây dựng cảng Vạn Hoa phục vụ Khu kinh tế Vân Đồn. Đầu tƣ mở rộng Cảng Vạn Gia và một số cảng nội địa đáp ứng yêu cầu phát triển của Móng Cái, đồng thời là cửa ngõ giao lƣu với Trung Quốc. Đầu tƣ tổ hợp cảng biển Đầm Nhà Mạc thành một bộ phận của Cảng cửa ngõ Lạch Huyện. Xây dựng Cảng

61

Hải Hà gắn với Khu công nghiệp Hải Hà phục vụ vận tải cho phía Bắc Việt Nam và vùng Nam Trung Quốc.

Hoàn thành xây dựng tuyến đƣờng sắt Yên Viên – Hạ Long – Cái Lân, nghiên cứu xây dựng mới tuyến đƣờng sắt Hạ Long – Móng Cái, đƣờng sắt chạy song song với quốc lộ 4B nối từ Lạng Sơn tới cảng Mũi Chùa. Đầu tƣ sân bay quốc tế Vân Đồn (giai đoạn I). Xây dựng mới các tuyến đƣờng dây tải điện quan trọng; ƣu tiên đầu tƣ hệ thống cấp điện cho các đảo.

Đầu tƣ hệ thống tƣới tiêu hồ Đầm Hà Động, nâng cấp một số hồ, đập nhằm nâng cao sức chứa phục vụ sản xuất, sinh hoạt; triển khai xây dựng hồ Khe Cát (Tiên Yên), một số hồ, đập theo quy hoạch. Nâng cấp, mở rộng các nhà máy nƣớc hiện có. Đầu tƣ nâng cấp hệ thống thoát nƣớc tại các đô thị.

Để đạt đƣợc nhịp độ tăng trƣởng GDP bình quân 14,2%/năm với dự kiến nhu cầu đầu tƣ nhƣ trên, tổng nhu cầu vốn đầu tƣ cho thời kỳ 2011–2020 là 24.400 triệu USD. Nhƣ vậy nguồn vốn tự có chỉ có thể đáp ứng đƣợc 43% so với nhu cầu.

Phần còn thiếu (khoảng 57%) tỉnh phải huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau từ bên ngoài để đáp ứng yêu cầu phát triển, nhƣ vay vốn tín dụng, hợp tác liên doanh, kêu gọi các tổ chức quốc tế hỗ trợ vốn ODA, FDI... Dự báo nguồn vốn nƣớc ngoài huy động năm 2010–2020 là 43%, trong đó FDI dự kiến thu hút là 23%. Cụ thể nhƣ sau:

62

Bảng 3.4 : Dự báo nguồn vốn huy động giai đoạn 2014 – 2020

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2014 – 2020 Tổng số Tỷ đồng 584.963

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2014 – 2020 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)