Đánh giá chung về thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2014 – 2020 (Trang 48 - 59)

tại tỉnh Quảng Ninh

44

a. Về mặt kinh tế

- FDI là nguồn bổ sung cần thiết cho vốn đầu tƣ, đáp ứng nhu cầu đầu tƣ phát triển xã hội và tăng trƣởng kinh tế. Mặc dù đóng góp của FDI vào nguồn vốn đầu tƣ của toàn tỉnh chiếm tỷ trọng nhỏ nhƣng lại tăng dần qua các thời kỳ. Nếu nhƣ năm 2000, khu vực FDI chỉ chiếm 5% tổng vốn đầu tƣ xã hội, đạt 225 tỷ đồng, bình quân giai đoạn 2001 – 2010 chiếm 6% tổng vốn đầu tƣ vànăm 2013 vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đạt trên 9.500 tỷ đồng, chiếm 22,85% tổng vốn và tăng 59,39% so với cùng kỳ 2012. Khu vực vốn FDI luôn có tốc độ tăng trƣởng nhanh, đặc biệt trong những năm gần đây, đã góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tƣ toàn tỉnh.

- Khu vực FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp.Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 5 năm 2006 – 2010 trên 14,51%/năm, trong đó khu vực nhà nƣớc tăng 10,59%/năm, khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng 18,11%/năm nhanh hơn so với khu vực trong nƣớc.Về cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp có vốn ĐTNN chiếm 15,86%, năm 2012 là 15,76%, năm 2013 là 15,10%. Khu vực ĐTNN có tỷ trọng ổn định trong cơ cấu nội bộ ngành. Khu vực FDI tăng dần qua các thời kỳ trong đóng góp vào tổng vốn đầu tƣ phát triển công nghiệp. Nếu nhƣ năm 2006, khu vực ĐTNN chỉ chiếm 0,9% tổng vốn đầu tƣ thì đến năm 2013 khu vực này đã chiếm 8,1% tổng vốn. Bên cạnh đó, khu vực FDI cũng thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của tỉnh nhƣ công nghiệp chế biến thực phẩm (dầu thực vật, sản xuất bột mỳ), khai thác chế biến than (Vietmindo), sản xuất volfram, kim loại hiếm, sản xuất điện v.v....

- FDI góp phần bƣớc đầu cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng du lịch, dịch vụ. Lĩnh vực du lịch, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn FDI, có nhiều dự án tạo điểm nhấn cho du lịch Quảng Ninh. FDI góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của tỉnh nhƣ nhiệt điện, cảng biển, công nghiệp chế biến,... tạo

45

ra một số sản phẩm mới có hàm lƣợng kỹ thuật cao và các cây, con giống mới đồng thời giúp tiếp thu cách thức quản lý tiên tiến, tiếp cận dây truyền công nghệ hiện đại và học hỏi những kinh nghiệm hữu ích trong vận hành dự án. Các dự án góp phần làm tăng nguồn lực đầu tƣ phát triển, phù hợp với định hƣớng phát triển của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm phát huy các tiềm năng, thế mạnh của các địa phƣơng.

b. Về mặt hội nhập

- Các doanh nghiệp FDI góp phần giúp Quảng Ninh hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh, đóng góp quan trọng vào việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh. FDI chiếm một tỷ trọng cao trong xuất khẩu một số sản phẩm: dầu thực vật, sản phẩm da giày, bột mỳ, ngọc trai… thông qua mạng lƣới tiêu thụ, nhiều sản phẩm sản xuất tại Quảng Ninh đã tiếp cận đƣợc với các thị trƣờng trên thế giới, mở đƣờng cho quá trình Quảng Ninh hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế.

- Các khách sạn, dịch vụ du lịch do FDI đầu tƣ đã đạt chuẩn 4, 5 sao đáp ứng nhu cầu khách du lịch quốc tế, góp phần gia tăng nhanh chóng lƣợng khách du lịch quốc tế đến với Quảng Ninh.

c. Về mặt xã hội

- FDI góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực:

+ Đến nay, khu vực có vốn FDI đã tạo ra việc làm cho trên mƣời ngàn lao động (khoảng 95% là lao động Việt Nam). Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI, đã từng bƣớc hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, có tay nghề, từng bƣớc tiếp cận đƣợc với khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao và có tác phong công nghiệp hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi đƣợc các phƣơng thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.

46

+ Một bộ phận lao động địa phƣơng đƣợc tiếp nhận vào làm việc trong các doanh nghiệp FDI đƣợc bồi dƣỡng, đào tạo tay nghề, ngoại ngữ, góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, từng bƣớc thay thế đƣợc các vị trí quan trọng, chủ chốt của doanh nghiệp.

+ Ngoài ra, cộng đồng doanh nghiệp FDI đã có những đóng góp tích cực trong các hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội, cải cách thủ tục hành chính; tham gia các hoạt động phong trào quần chúng: thể thao, văn hóa, văn nghệ, lễ hội, sự kiện lớn,…của tỉnh.

d. Về mặt thủ tục hành chính

Bên cạnh yêu cầu tự đổi mới để phát triển, sự có mặt của các nhà ĐTNN tại Quảng Ninh đã góp phần thúc đẩy tƣ duy và phong cách làm việc của các cơ quan nhà nƣớc theo hƣớng ngày một rõ ràng, minh bạch, gần hơn với các thông lệ quốc tế. Có thể thấy sự trƣởng thành dần dần từ chỗ bị động nhận hồ sơ FDI, các cơ quan nhà nƣớc tại tỉnh Quảng Ninh đã chuyển dần sang thế chủ động kêu gọi các nhà đầu tƣ đến với Quảng Ninh, giới thiệu các dự án và hƣớng dẫn một quy trình thủ tục đầu tƣ đơn giản, nhanh gọn.

Để thu hút FDI, cùng với hệ thống pháp lý đang đƣợc dần hoàn thiện, Quảng Ninh là tỉnh đi đầu cả nƣớc về đề án cải cách thủ tục hành chính 30, cắt giảm thủ tục hành chính, công khai trên mạng điện tử Internet...

e. Về hoạt động xúc tiến

Hoạt động xúc tiến đầu tƣ của tỉnh Quảng Ninh đã đạt nhiều thành tựu đáng kể. Với chủ trƣơng thu hút mọi nguồn lực đầu tƣ, đặc biệt là thu hút nƣớc ngoài đầu tƣ các dự án quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, hàng năm, tỉnh đã chủ động xây dựng chƣơng trình và nội dung xúc tiến đầu tƣ từ rất sớm tập trung vào các nƣớc có đầu tƣ ra nƣớc ngoài lớn. Các hoạt động xúc tiến thƣờng xuyên đƣợc đổi mới cả về nội dung, hình thức xúc tiến đầu tƣ và thu đƣợc các kết quả tích cực.

47

Bộ tài liệu xúc tiến đầu tƣ đƣợc thực hiện chu đáo và nhận đƣợc sự đánh giá rất cao. Các tài liệu giới thiệu, quảng bá: đĩa, cẩm nang, profile, danh mục các dự án đầu tƣ,… đƣợc chuẩn bị kỹ lƣỡng, công phu cả về nội dung và hình thức, 100% tài liệu đƣợc dịch sang 4 thứ tiếng (Anh, Trung, Nhật và Hàn Quốc).

Trung bình hàng năm, Quảng Ninh tiếp đón và làm việc với khoảng 50 lƣợt các nhà đầu tƣ đến tìm hiểu cơ hội đầu tƣ từ các quốc gia và vùng lãnh thổ: Hàn Quốc, Canada, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ… Kết quả của các hoạt động xúc tiến tiếp tục phát huy thể hiện trên số lƣợt các nhà đầu tƣ đến tìm hiểu cơ hội đầu tƣ vào tỉnh vẫn giữ nhịp độ bình thƣờng mặc dù có khủng hoảng kinh tế.

Đặc biệt, thực hiện ba đột phá lớn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, kết luận của Hội nghị Trung ƣơng lần thứ 3 và Nghị quyết Trung ƣơng lần thứ 4 khóa XI, đặc biệt là chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh quốc phòng, tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tƣ Quảng Ninh năm 2013 với chủ đề hội tụ và lan tỏa trong 02 ngày 23 – 24/2/2013 với quy mô quốc gia đã tạo diễn đàn cho các nhà quản lý, các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc, các tổ chức quốc tế, giới học giả, hàn lâm đối thoại tìm hiểu cơ hội đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; đồng thời đề xuất các chính sách, giải pháp phát triển mang tính liên vùng nhằm góp phần thu hút nguồn lực tối đa cho phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc.

Hội nghị đã vinh dự đƣợc đón Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng - Ủyviên Bộ Chính trị, Thủ tƣớng Chính phủ nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam; các đồng chí Ủy viên TW Đảng, Lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ƣơng; Lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc và hơn 1.200 đại biểu, trong đó có 500 đại biểu quốc tế; 19 bản ghi nhớ hợp tác giữa UBND tỉnh với các nhà đầu tƣ và các đối tác đƣợc ký kết; 3 giấy chứng nhận đƣợc trao cho các nhà đầu tƣ với trị

48

giá gần 271 triệu USD; tổ chức tri ân 17 tổ chức doanh nghiệp đã có nhiều thành tích trong đầu tƣ vào Quảng Ninh và có những đóng góp trong hoạt động xúc tiến đầu tƣ tại tỉnh.

2.2.2.2. Những nguyên nhân, hạn chế a. Nguyên nhân

Tuy đạt đƣợc những kết quả quan trọng nêu trên, nhƣng hoạt động FDI tại Quảng Ninh thời gian qua còn những mặt hạn chế bởi những nguyên nhân sau:

Trong công tác quản lý nhà nước

Việc phân cấp toàn bộ cho UBND tỉnh và Ban quản lý KCN, KCX trong quản lý đầu tƣ là chủ trƣơng đúng đắn, tạo thế chủ động và nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý địa phƣơng trong công tác quản lý hoạt động của ĐTNN, tuy nhiên trong điều kiện hệ thống pháp luật chƣa đồng bộ, quy hoạch chƣa hoàn chỉnh, việc phân cấp đã dẫn đến một số khó khăn cho các cán bộ quản lý ở địa phƣơng, cụ thể nhƣ sau:

- Nhận thức về thu hút FDI của Quảng Ninh trong thời gian qua còn nhiều nóng vội, chạy theo số lƣợng và lợi ích trƣớc mắt mà chƣa tính đến chiến lƣợc lâu dài cũng nhƣ định hƣớng cụ thể để thu hút nguồn FDI chất lƣợng cao. Điều này thể hiện ở chất lƣợng các dự án FDI trên địa bàn tỉnh, rất ít dự án có hàm lƣợng chất xám cao, nhiều ngành công nghệ dịch vụ tiên tiến nhƣ ngân hàng, tài chính, logistic cảng biển đều không có.v.v...

- Hiện nay, Quảng Ninh đã có một số quy hoạch nhƣng chƣa đồng bộ, thƣờng xuyên phải chỉnh sửa và thay đổi, cập nhật. Quảng Ninh chƣa có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020. Công tác quy hoạch cho từng vùng, quy hoạch cho các khu công nghiệp, quy hoạch ngành nghề cho từng địa phƣơng chƣa đƣợc hợp lý.

- Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ nhà nƣớc trong lĩnh vực đầu tƣ nƣớc ngoài còn hạn chế, chƣa đƣợc đào tạo cơ bản, đặc biệt là việc tiếp cận với

49

luật và điều ƣớc quốc tế trong thời kỳ mới. Nhiều địa phƣơng, sở ngành khi tham gia thẩm định còn tham mƣu chung chung, gây nhiều cách hiểu không rõ ràng, thể hiện sự thiếu năng lực thẩm định, đặc biệt là các tiêu chí chƣa rõ ràng trong luật định nhƣ công nghệ, tài chính, môi trƣờng.... Đồng thời công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của nhà đầu tƣ về việc triển khai dự án, huy động vốn, xây dựng, chuyên giao công nghệ, môi trƣờng, chế độ đãi ngộ đối với công nhân.v.v. .. chƣa đƣợc chủ động do lực lƣợng mỏng.

Về cơ chế, chính sách

- Luật Đầu tƣ, Luật Doanh nghiệp đã đƣợc Quốc hội thông qua từ cuối năm 2005 tạo ra khung pháp lý để các nhà đầu tƣ thực hiện. Bên cạnh những kết quả tích cực Luật Đầu tƣ, Luật Doanh nghiệp đem lại, một số quy định của Luật và quá trình thực hiện Luật còn tồn tại một số hạn chế nhƣ chƣa quy định rõ khái niệm luật nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nên việc xác định địa vị pháp lý (quyền, nghĩa vụ) cũng nhƣ điều kiện và thủ tục đầu tƣ, kinh doanh của các đối tƣợng này còn chƣa có quan điểm thống nhất. Phạm vi điều chỉnh của Luật rộng, bao quát toàn bộ hoạt động đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài, sử dụng vốn nhà nƣớc, vốn tƣ nhân, đầu tƣ ra nƣớc ngoài... nên một số quy định của Luật còn chồng chéo, gây xung đột với quy định của các luật khác, đặc biệt là quy trình, thủ tục thực hiện dự án đầu tƣ. Ngoài ra Luật Đầu tƣ ra đời trƣớc khi Việt Nam gia nhập WTO nên tính chất mới mẻ, phức tạp của nhiều cam kết, thời gian chuẩn bị hạn chế nên đã nảy sinh các vấn đề: Chƣa có quan điểm thống nhất về việc áp dụng cam kết đối với nhà đầu tƣ không thuộc quốc gia/vùng lãnh thổ là thành viên của WTO; Chƣa có quy định cụ thể áp dụng cam kết đối với ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài; Chƣa có quy định về việc áp dụng cam kết đối với các ngành/ phân ngành dịch vụ “chƣa cam kết” hoặc không đƣợc liệt kê trong Biểu cam kết về dịch vụ;

- Nhiều dự án còn chậm cấp phép do theo quy định của luật đầu tƣ phải hỏi ý kiến các bộ ngành trung ƣơng. Sự phản hồi chậm của các bộ ngành dẫn

50

đến sự thiếu linh hoạt và chủ động cho các dự án, đặc biệt là các dự án hoạt động trong những lĩnh vực mới.

- Nhiều bất cập trong hệ thống văn bản pháp luật còn chồng chéo, khó thực hiện. Trên thực tế vẫn tạo ra các cách hiểu khác nhau gây rất nhiều khó khăn cho việc xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tƣ cũng nhƣ hƣớng dẫn doanh nghiệp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án. Một số nội dung liên quan trực tiếp nhƣ thẩm định dự án về tác động môi trƣờng, năng lực tài chính, hiệu quả kinh tế xã hội còn thiếu hƣớng dẫn, từ đó ảnh hƣởng đến quyết định cấp phép của cơ quan có thẩm quyền.

- Quảng Ninh chƣa tạo ra đƣợc đột phá trong chính sách ƣu đãi đối với các dự án FDI. Một phần nguyên nhân do hệ thống pháp luật, quy định của Nhà nƣớc không cho các địa phƣơng “vƣợt rào”, một mặt thể hiện sự chƣa quan tâm đầu tƣ đúng mức của chính quyền trong việc tạo ra các ƣu đãi khác nằm trong tầm quyết định của tỉnh.

Về quỹ đất sạch

- Công tác giải phóng mặt bằng là hạn chế chậm đƣợc khắc phục của môi trƣờng đầu tƣ. Việc cập nhật các thông tin liên quan đến quy hoạch đất đai, địa điểm, giá đất... còn thiếu, đặc biệt là việc chuẩn bị sẵn sàng “quỹ đất sạch” và các điều kiện hạ tầng đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhà đầu tƣ vẫn là những điểm yếu cần đƣợc cải thiện.

- Về chính sách và đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng có nhiều thay đổi, chƣa theo kịp diễn biến và yêu cầu; còn một số điểm chƣa phù hợp, mâu thuẫn với quyền lợi của ngƣời phải đền bù di chuyển, một số quy định hƣớng dẫn còn phức tạp, thiếu cụ thể, khó vận dụng làm cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng gặp nhiều hạn chế, bức xúc, ảnh hƣởng đến tiến độ triển khai của nhiều dự án. Ví dụ quần thể khách sạn sân golf cao cấp Ao Tiên gặp vƣớng mắc từ năm 2008 do không thống nhất đƣợc đơn giá đền bù với các hộ dân. Dự án Hồng Nguyên không thực hiện đƣợc vì chƣa có đất sạch từ UBND Thành phố Móng Cái...

51

- Một số dự án đã đƣợc cấp phép nhƣng chƣa triển khai hoạt động, hoặc hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến tình trạng đất sạch không đƣợc tận dụng tối đa. Nhiều nhà đầu tƣ mới vào Quảng Ninh gặp khó khăn trong việc tìm địa điểm thuận lợi để đầu tƣ, nhất là các khu nghỉ dƣỡng, resort cao cấp. Ngoài ra một số doanh nghiệp FDI đã đi vào hoạt động kinh doanh lại chƣa có quỹ đất

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2014 – 2020 (Trang 48 - 59)