3.1.4.1. Định hƣớng nâng cấp FDI
Định hƣớng nâng cấp FDI hàm chứa 4 yếu tố sau:
Chất lượng và hiệu quả cao
Phát triển bền vững, xây dựng nền kinh tế ít các bon; Công nghệ hiện đại
Lao động có kỹ năng cao
Định hƣớng chất lƣợng và hiệu quả cao xuất phát từ thực trạng các dự án FDI vừa qua trên địa bàn tỉnh. Tổng vốn đầu tƣ lớn nhƣng tốc độ giải ngân chƣa cao. Mức đóng góp của khu vực FDI vào GDP, tổng vốn đầu tƣ của toàn xã hội, kim ngạch xuất nhập khẩu và việc làm còn thấp so với tiềm năng thực
63
sự của tỉnh. Các dự án chủ yếu là gia công nhỏ lẻ, phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên, ít chất xám, tốc độ chuyển giao công nghệ chƣa cao.
Chất lƣợng và hiệu quả của các dự án FDI cần đƣợc xem xét dƣới góc độ phù hợp với mục tiêu của chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, phù hợp với từng ngành, vùng và địa phƣơng trong tỉnh.
Các dự án FDI phải đảm bảo tính bền vững, góp phần vào việc xây dựng nền kinh tế ít các bon, phục vụ mục tiêu nền kinh tế xanh, tăng trƣởng xanh của tỉnh. Trong thời gian tới, định hƣớng phát triển kinh tế của tỉnh là tăng trƣởng xanh, giảm thiểu tác động lớn đến môi trƣờng. Do đó các dự án FDI đòi hỏi các nhà đầu tƣ phải đảm bảo các tiêu chuẩn môi trƣờng, có đủ kinh phí xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nƣớc thải, có công nghệ phát thải ít khí các bon theo mức tiên tiến của thế giới.
Công nghệ hiện đại đòi hỏi các nhà đầu tƣ phải nhập khẩu máy móc trang thiết bị tiên tiến, phù hợp với từng loại dự án, đối với dự án công nghệ cao phải có tỷ lệ hợp lý vốn đầu tƣ R&D.
Định hƣớng FDI thời gian tới phải chuyển nhanh từ lợi thế lao động phổ thông và tiền công thấp sang lao động có kỹ năng để đạt đƣợc hai mục tiêu đồng thời: Một là ngành nghề sử dụng nhiều lao động phổ thông dành ƣu tiên cho các doanh nghiệp trong nƣớc; hai là thu hút FDI vào ngành công nghệ cao, dịch vụ hiện đại với cam kết về đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực, để hình thành đội ngũ các nhà quản lý, kỹ sƣ, công nhân có sức tiếp cận tầm quốc tế.
Định hƣớng nâng cấp FDI không nằm ngoài mục tiêu phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh giai đoạn 2012 – 2020, đồng thời tuân thủ theo đúng định hƣớng chung về ĐTNN của chính phủ.
Điều này có nghĩa cơ cấu thu hút và sử dụng FDI phải đƣợc thay đổi theo hƣớng nâng cao chất lƣợng FDI, xóa bỏ tƣ duy cứ nhiều là tốt, phải sàng lọc dự án FDI, lựa chọn dự án có sự lan tỏa lớn, đảm bảo yếu tố môi trƣờng, định hƣớng đầu tƣ vào những khu vực phù hợp.
64 3.1.4.2. Đổi mới chính sách FDI
Trong thời gian tới, chính sách FDI của tỉnh Quảng Ninh phải đổi từ chính sách tăng cƣờng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài sang chính sách nâng cấp FDI theo hƣớng ƣu tiên các dự án FDI công nghệ cao, dịch vụ hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, bảo vệ môi trƣờng. Việc thu hút FDI phải chuyển từ thế bị động sang thế chủ động. Thay vì đợi nhà đầu tƣ tới, đặt quan hệ đầu tƣ, ta phải chủ động đi tìm nhà đầu tƣ đầu tƣ vào lĩnh vực mà tỉnh đang định hƣớng, chủ động giải phóng quỹ đất, chủ động về cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính, lao động, thị trƣờng.v.v... để hấp thụ đƣợc nguồn vốn FDI một cách hiệu quả nhất. Chính sách khuyến khích các dự án FDI của các tập đoàn lớn về công nghệ hiện đại, những TNCs nhiều kinh nghiệm quản lý, đặc biệt khuyến khích FDI đầu tƣ trong lĩnh vực
Bổ sung các chính sách khuyến khích mối liên kết giữa các TNCs với các doanh nghiệp trong nƣớc khi các doanh nghiệp trong nƣớc đã lớn mạnh hơn với các chỉ dẫn của Chính phủ. Chính sách này sẽ khuyến khích việc chuyển giao công nghệ, quản lý của TNCs cho Việt Nam, đồng thời phải đảm bảo rằng việc khuyến khích các TNCs không gây trở ngại đối với chủ trƣơng hình thành doanh nghiệp dân tộc ngày càng lớn mạnh, đủ sức làm chủ thị trƣờng trong nƣớc, giúp tỉnh Quảng Ninh vƣơn ra thị trƣờng khu vực và thế giới.
3.1.4.3. Định hƣớng ngành nghề và đối tác
Về ngành nghề, Quảng Ninh khuyến khích các dự án FDI phát triển theo quy hoạch, ƣu tiên công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trƣờng, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai và đầu tƣ vào ngành công nghiệp giải trí. Các dự án FDI phải hƣớng tới mục tiêu chung xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2015, tập trung vào các ngành công nghiệp mũi nhọn: công nghiệp khai khoáng; công nghiệp sản xuất điện; công nghiệp sản xuất xi măng; vật liệu xây dựng; cơ khí đóng tàu; công nghiệp hỗ trợ trên cơ sở nắm bắt nhu cầu và xu hƣớng
65
FDI trên toàn thế giới và khu vực. Quảng Ninh khuyến khích các nhà đầu tƣ nghiên cứu, tìm hiểu và đầu tƣ vào những lĩnh vực phục vụ nền kinh tế xanh, ít cacbon, lƣu ý đến thu hút FDI trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch phục vụ mục tiêu phát triển du lịch bền vững.
Nhƣ vậy, một mặt hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài tại Quảng Ninh vừa phải xúc tiến, kêu gọi nhiều dự án công nghiệp, dự án có hàm lƣợng công nghệ cao, thu hút nhiều lao động…mặt khác luôn phải bảo đảm hài hoà với công tác bảo vệ và gìn giữ môi trƣờng bền vững để phát triển du lịch, dịch vụ. Đó là một yêu cầu bắt buộc trong việc xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch kêu gọi vốn FDI hàng năm của Quảng Ninh.
Tập trung thu hút và khuyến khích các dự án đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vào lĩnh vực công nghiệp cơ khí, điện, điện tử, chế biến, may mặc, sản xuất hàng xuất khẩu; các dự án có hàm lƣợng công nghệ cao; các dự án đầu tƣ vào lĩnh vực du lịch – dịch vụ. Trong đó quan tâm đến các dự án vui chơi giải trí có quy mô lớn để xây dựng hạ tầng và tạo thêm sản phẩm cho ngành du lịch; khuyến khích và tạo điều kiện để các dự án đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng và chế biến hải sản – nhất là nuôi công nghiệp, tạo giống mới kháng bệnh có năng suất cao.
Đây là một trong những nhiệm vụ cần coi trọng trong thu hút đầu tƣ vì một mặt chúng ta vừa phải thu hút nhiều vốn, một mặt vừa phải thu hút các dự án đảm bảo áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến để chúng ta học hỏi hoặc nhận chuyển giao, mặt khác đất nƣớc ta sẽ tránh đƣợc nguy cơ trở thành “ bãi rác” của các nƣớc công nghiệp phát triển. Đó là một mâu thuẫn lớn trong thu hút vốn đầu tƣ. Nhƣng thực hiện hài hoà đƣợc các mục đích trong thu hút đầu tƣ đảm bảo đƣợc các yếu tố trên, môi trƣờng của ta sẽ ít bị ô nhiễm, tạo điều kiện phát triển lâu dài các ngành kinh tế khác, đặc biệt là chủ trƣơng phát triển ngành du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong giai đoạn 2011 – 2020.
66
Về đối tác, Quảng Ninh coi trọng tất cả các nhà đầu tƣ đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, đặc biệt là các TNCs từ các quốc gia có nền công nghệ phát triển, hàng đầu thế giới của các nƣớc OECD, đồng thời nghiên cứu phƣơng thức thích hợp thu hút vốn đầu tƣ từ các nền kinh tế mới nổi BRIC nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Brazil từ các nƣớc Vùng Vịnh có nguồn “Petro Đôla” dồi dào.
Trong những năm gần đây, phía sau dòng chảy FDI đang nổi lên những xu hƣớng mới trong dịch chuyển cơ cấu đầu tƣ quốc tế và khu vực. Đó là xu hƣớng tìm kiếm công nghệ sạch ở trong nƣớc và đẩy công nghệ ô nhiễm ra bên ngoài (Trung Quốc); xu hƣớng tìm kiếm nguồn nhiên liệu để đối phó với khủng hoảng năng lƣợng nhằm đảm bảo an ninh năng lƣợng quốc gia; xu hƣớng tìm kiếm đất đai và nguồn nƣớc sản xuất nông nghiệp vì an ninh lƣơng thực. Do vậy bên cạnh việc thu hút FDI, Quảng Ninh chủ động định hƣớng khu vực FDI để đạt đƣợc mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có tăng trƣởng xanh.
3.1.4.4. Định hƣớng FDI vào KCN, Khu kinh tế
Trong thời gian qua, FDI vào các khu công nghiệp, khu kinh tế (KKT) trên địa bàn tỉnh chƣa đạt hiệu quả nhƣ mong đợi. Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nhƣ hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ các KCN, KKT còn yếu kém, nhất là hệ thống giao thông đƣờng bộ, cơ chế, chính sách ƣu đãi đầu tƣ KCN, KKT chƣa thực sự hấp dẫn, nhất quán trong hệ thống văn bản pháp luật từ Trung ƣơng tới địa phƣơng, chƣa thực sự khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, sản xuất sạch hơn....
Vì vậy trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh sẽ tập trung thu hút FDI sản xuất công nghiệp vào các KCN, KKT để có hƣớng quản lý doanh nghiệp đồng bộ, hiệu quả. Tập trung ƣu tiên thu hút các ngành nghề, lĩnh vực có hàm lƣợng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trƣờng vào khu công nghiệp. Hoàn thiện và hình thành các KCN liên kết ngành giữa địa phƣơng với các địa phƣơng khác, tăng dần lợi thế cạnh tranh của các KCN trong tỉnh.
67
Hợp tác với các đối tác chiến lƣợc có trình độ phát triển công nghệ tiên tiến, thí điểm xây dựng một số KCN chuyên sâu để thu hút vốn FDI, công nghệ phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh nhƣ KCN Hải Hà phát triển Cảng biển, KCN Đầm Nhà Mạc phát triển kho xăng dầu.v.v.... Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI vào KKT Vân Đồn, KKT cửa khẩu Móng Cái theo hƣớng công nghiệp giải trí, kinh tế xanh, du lịch bền vững và thƣơng mại vùng biên.
Việc xây dựng các KCN phải theo hƣớng đồng bộ cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất của doanh nghiệp, xử lý nƣớc, rác, chất thải công nghiệp, chất thải rắn... đồng thời quan tâm tới xây dựng công trình, dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp và chuyên gia FDI, lao động làm việc trong khu vực FDI.Bên cạnh đó hình thành hệ thống KCN có quy mô vừa, nhỏ tạo điều kiện phát triển công nghiệp, kinh tế khu vực miền núi, nông thông làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội vùng miền.