Phân tích và đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2014 – 2020 (Trang 38)

nƣớc ngoài tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 – 2013

2.2.1. Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng

Ninh

2.2.1.1. Đối tác đầu tƣ

Nằm trong định hƣớng chung của cả nƣớc, phƣơng châm thu hút FDI của tỉnh Quảng Ninh là “đa phƣơng hóa, đa dạng hóa các quan hệ hợp tác”. Trong thời gian qua, Quảng Ninh đã thu hút đƣợc vốn đầu tƣ từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, đƣợc thể hiện cụ thể qua Bảng 2.2nhƣ sau :

34

Bảng 2.2: FDI phân theo đối tác đầu tƣ tại Quảng Ninh (Đơn vị tính : USD) Số dự án đƣợc cấp phép Vốn đăng ký Tổng số 96 4.226.894.683 Các đối tác chủ yếu Anh 1 4.515.625 Ba Lan 1 11.000.000 Canada 4 32.250.000 Đài Loan 4 92.275.000 Đức 1 20.718.044 Hà Lan 1 2.194.400 Hàn Quốc 6 35.240.000 Hoa Kỳ 6 2.426.362.500 Hồng Kông 10 443.327.000 Indonesia 1 30.000.000 Malaisia 3 42.810.000 Nga 1 11.892.900 Nhật Bản 5 9.164.817 Pháp 4 4.900.000 Singapore 4 727.153.349 Thái Lan 1 5.000.000 Trung Quốc 43 333.781.044

Nguồn: Niên giám thống kê và Sở Kế hoạch – Đầu tư Quảng Ninh năm 2013

Trong đó, Hoa Kỳ là nƣớc dẫn đầu về số vốn đầu tƣ đăng ký là 2,426 tỷ USD cho tổng số 6 dự án, chiếm 59% tổng vốn đầu tƣ toàn ngành FDI. Nổi bật nhất trong số các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tƣ vào Quảng Ninh là dự án đầu tƣ xây dựng cầu tàu số 2,3,4 cảng Container quốc tế - Cái Lân do tập đoàn Carrix SSA Marine Mỹ với tổng vốn đầu tƣ là 155 triệu USD, dự án

35

xâydựng nhà máy Nhiệt Điện Mông Dƣơng II do tập đoàn AES đầu tƣ với số vốn là 2.147 triệu USD.

Tiếp theo là Singapore với tổng vốn đầu tƣ là 727 triệu USD cho 04 dự án, chiếm 17% tổng vốn đăng ký toàn tỉnh. Hồng Kông đứng thứ 3 với 434 triệu USD cho 10 dự án và Trung Quốc lục địa là 333 triệu USD cho 43 dự án. Mặc dù chiếm số lƣợng dự án nhiều nhất 57% trong 96 dự án FDI nhƣng tổng vốn đầu tƣ của Hồng Kông và Trung Quốc chỉ chiếm 18% tổng vốn FDI đăng ký, cho thấy một đặc điểm nổi bật của những dự án này là quy mô nhỏ.

Biểu đồ 2.1 : FDI phân theo đối tác đầu tƣ giai đoạn 2008 – 2013 (Đơn vị tính : %)

Nguồn: Niên giám thống kê và Sở Kế hoạch – Đầu tư Quảng Ninh 2013

Các quốc gia và vùng lãnh thổ còn lại chỉ chiếm 7% tổng vốn đăng ký toàn tỉnh. Có nhiều quốc gia chỉ có 01 dự án nhƣ Ba Lan, Đức, Hà Lan, Nga, Thái Lan…

Cơ cấu ĐTNN theo đối tác cho thấy các dự án FDI vào Quảng Ninh chủ yếu là từ khu vục Châu Á nhƣ Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore .... Có tới 74 dự án trên tổng số 96 dự án FDI toàn tỉnh nhƣng chỉ chiếm 39% tổng vốn đầu tƣ (1.607 triệu USD) cho thấy hầu hết các dự án đều ở quy mô

Mỹ Hồng Kông Singapore

Trung Quốc lục địa Còn lại

36

nhỏ lẻ, hiệu quả và sức ảnh hƣởng không cao. Trong đó một số quốc gia có tiềm lực công nghệ hiện đại nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, không đáng kể. Điều này có ảnh hƣởng nhất định đến chất lƣợng vốn đầu tƣ tại Quảng Ninh. Điều này cho thấy FDI của Quảng Ninh vẫn chƣa đi đúng định hƣớng của Đảng và Chính phủ đề ra ở Nghị quyết 09 đó là: (1) sản xuất hàng xuất khẩu; (2) đầu tƣ vào những địa bàn có nhiều lợi thế để phát huy động lực vùng; (3) đầu tƣ từ các nhà đầu tƣ tiềm năng về tài chính và có công nghệ nguồn từ các nƣớc công nghiệp phát triển.

2.2.1.2. Hình thức đầu tƣ

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 03 hình thức đầu tƣ của doanh nghiệp ĐTNN là 100% vốn nƣớc ngoài, BCC, và Liên doanh (JV). Số liệu cụ thể đƣợc thể hiện qua Bảng 2.3 nhƣ sau :

Bảng 2.3 : FDI Quảng Ninh theo hình thức đầu tƣ giai đoạn 2008 – 2013 (Đơn vị tính : Triệu USD)

STT Hình thức Vốn đăng ký Số dự án

1 100% ĐTNN 592 43

2 BCC 45 10

3 JV 3.484 40

4 Tổng vốn 4.121 93

Nguồn: Niên giám thống kê và Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Quảng Ninh2013

Số doanh nghiệp theo hình thức 100% ĐTNN và doanh nghiệp Liên doanh gần nhƣ bằng nhau (lần lƣợt là 43 và 40 dự án) cho thấy sự lựa chọn an toàn cho các doanh nghiệp FDI tại Quảng Ninh. Tuy có số dự án ngang nhau nhƣng tổng vốn đăng ký của hình thức liên doanh chiếm 85% tổng vốn FDI đạt 3.484 triệu USD, hình thức 100% ĐTNN chỉ chiếm 14% đạt 592 triệu USD.

Từ tỷ trọng các hình thức đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn cho thấy các doanh nghiệp FDI luôn ƣa thích các hình thức đầu tƣ thông thƣờng (JV, 100% FDI) hơn là các hình thức BOT, BT, BTO, sáp nhập, PPP vì những hình thức

37

đầu tƣ này không phức tạp, không liên quan nhiều đến Nhà nƣớc chính quyền địa phƣơng. Doanh nghiệp tự chủ kinh doanh và phân chia lợi nhuận cho nhau. Mặt khác tình hình này phản ánh sự thiếu năng động của chính quyền địa phƣơng trong việc thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào những dự án lớn, mang tính trọng điểm và thƣờng sử dụng các hình thức BOT, BT, BTO. Trong những năm gần đây, một số dự án xây dựng cầu đƣờng nhƣ đƣờng cao tốc Hà Nội – Hạ Long, sân bay Vân Đồn, hay cảng biển Vạn Hoa ....đang dự kiến thu hút nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ theo những hình thức trên nhƣng mới chỉ dừng ở mức độ tiếp cận, trao đổi thông tin, chƣa đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ.

2.2.1.3. Địa bàn đầu tƣ

Qua gần 25 năm thu hút, ĐTNN đã trải rộng khắp tỉnh Quảng Ninh, gần nhƣ không còn địa phƣơng “trắng”. Tỉnh Quảng Ninh có 14 huyện thị xã trải dài trên tổng diện tích trên 6000 km2. Các dự án FDI đã đƣợc cấp phép trên 10 huyện thị xã tại địa bàn, tập trung chủ yếu vào các trung tâm kinh tế chính trị xã hội toàn tỉnh là Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí, Vân Đồn. Một số địa bàn đã có dự án xin chủ trƣơng và đang xin cấp phép nhƣ Ba Chẽ, Đầm Hà. Các dự án FDI tập trung chủ yếu ở những địa bàn trọng điểm, có lợi thế, góp phần chuyển dịch cơ cấu địa phƣơng, làm cho những vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực, lôi kéo sự phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh. Sự phân bố các dự án FDI trên địa bàn tỉnh đƣợc thể hiện qua biểu đồ 2.2 sau :

38

Biểu đồ 2.2 : FDI theo địa bàn đầu tƣ giai đoạn 2008 – 2013 (Đơn vị tính : Triệu USD)

Nguồn: Niên giám thống kê và Sở Kế hoạch – Đầu tư Quảng Ninh năm 2013

Thành phố Cẩm Phả đứng đầu toàn tỉnh về vốn đăng ký với 10 dự án, đạt 2.167 triệu USD, chiếm 53% tổng vốn đầu tƣ. TP Cẩm Phả là vùng công nghiệp than lớn nhất của Quảng Ninh cũng nhƣ cả nƣớc với các mỏ than lớn nhƣ Cọc 6, Đèo Nai, Cao Sơn... Bên cạnh đó Cẩm Phả có vị trí giao thông thuận lợi khi có đƣờng quốc lộ 18A chạy qua kéo dài 65 km, hệ thống cảng biển có thể tiếp nhận tàu có trọng tải tới 5 vạn tấn nhƣ cảng Cửa Ông, cảng chuyển tải Hòn Nét. Đây là một trong những cơ sở để Cẩm Phả thu hút đƣợc dự án lớn nhất tỉnh – Dự án Nhiệt Điện Mông Dƣơng II, đƣa Cẩm Phả lên vị trí dẫn đầu toàn tỉnh về số vốn FDI thu hút. Các dự án khác trên địa bàn tập trung vào lĩnh vực công nghiệp nhƣ sản xuất giày dép, vật liệu lọc nƣớc, cung cấp trang thiết bị, máy móc cho ngành công nghiệp nặng nhƣ dự án Kim loại màu, công ty Tathong, chi nhánh CICA, giày dép EVERBEST....

Thành phố Hạ Long tập trung nhiều dự án FDI nhất tỉnh. Tính đến thời điểm 30/10/2013, Hạ Long có 47 dự án có tổng vốn đầu tƣ là 1.213 triệu USD, chiếm 29% tổng vốn FDI. Hạ Long luôn dẫn đầu về số lƣợng thu hút

0 500 1000 1500 2000 2500

Cẩm phả Đông Triều Hạ Long Móng Cái Uông Bí Vân Đồn Huyện còn

39

các dự án FDI, ổn định qua các năm và năm sau cao hơn năm trƣớc. Các dự án FDI trên địa bàn đa dạng về ngành nghề lĩnh vực. Trong những năm gần đây có nhiều dự án lớn đầu tƣ vào công nghiệp và dịch vụ, trong đó có những ngành nghề kinh doanh mới nhƣ phân phối hàng hóa, bán buôn, bán lẻ, kinh doanh bất động sản, góp phần đa dạng hóa các ngành nghề kinh tế trên địa bàn. Hạ Long có nhiều ƣu thế thu hút FDI nhƣ hệ thống kết cấu hạ tầng của địa phƣơng đƣợc nâng cấp hoàn thiện, cảng nƣớc sâu Cái Lân đi vào hoạt động có thể đón đƣợc tàu có trọng tải đến 50.000 DWT, cầu Bãi Cháy nối đôi bờ Cửa Lục, Khu công nghiệp Cái Lân nằm tại vị trí thuận tiện giao thông. Hạ Long có lợi thế phát triển du lịch khi có Vịnh Hạ Long hai lần đƣợc UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới về giá trị thẩm mỹ và địa chất địa mạo. Tuy nhiên một yếu điểm lớn nhất của Hạ Long là mặt bằng quỹ đất dành cho các dự án du lịch – dịch vụ nhất là các dự án lớn không còn. Giá nhân công tại Hạ Long cao hơn các địa phƣơng khác trong tỉnh vì vậy việc thu hút lao động của các dự án sử dụng nhiều nhân công với mức lƣơng thấp là khó khăn.

Thành phố Móng Cái là địa đầu Đông Bắc của tỉnh cũng là địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam có cửa khẩu quốc tế với Trung Quốc. Móng Cái hội tụ đầy đủ các tiềm năng thu hút FDI lớn nhất cả tỉnh. Móng Cái có gần 10.000 ha rừng, chủ yếu là quế, thông, bạch đàn và cây ăn quả, có giống lợn Móng Cái nổi tiếng, có 50km bờ biển phát triển nuôi trồng thủy hải sản. Trong lòng đất, Móng Cái có các mỏ cao lanh, đất sét, đá hoa cƣơng. Móng Cái có tiềm năng phát triển kinh tế cửa khẩu và cảng biển. Móng Cái tiếp giáp với khu kinh tế mở Đông Hƣng tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Cảng biển Vạn Gia có thể đón tàu 1 vạn tấn là cảng chuyển tải xuất nhập khẩu giữa hai nƣớc Việt – Trung. Móng Cái có đảo Trà Cổ - Bình Ngọc cách trung tâm 10km, bãi biển dài 15 km phát triển du lịch. Móng Cái hiện đang phát triển thành trung tâm du lịch đƣờng biên với các chợ mua bán sầm uất nhất tỉnh trong đó 50% sạp hàng là của thƣơng lái Trung Quốc, du lịch cửa khẩu sang biên giới Trung Quốc trong ngày... Thành phố Móng Cái đứng thứ 3 với 19 dự án, đạt 547

40

triệu USD, chiếm 13% tổng vốn. Các dự án đều tập trung vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ, trong đó có những khách sạn và trung tâm mua sắm lớn, kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí cho khách trong và ngoài nƣớc, gian hàng cho thuê, cửa hàng miễn thuế nhƣ Lợi Lai, Vinh Cơ, Đông Thăng, Vĩnh Thuận, Hồng Vận, cửa hàng miễn thuế Móng Cái... Nguyên nhân là hàng năm lƣợng khách du lịch đến Móng Cái rất đông, khách trong nƣớc sau khi thăm Hạ Long thƣờng có nhu cầu tới Móng Cái và khách Trung Quốc thƣờng sang Việt Nam bằng con đƣờng này. Sự xuất hiện của các khách sạn lớn cùng với những trung tâm thƣơng mại, dịch vụ đã mang lại cho Móng Cái một diện mạo mới. Ngoài ra, Móng Cái còn có một số dự án đầu tƣ vào kinh doanh bất động sản nhƣ Khu đô thị Phƣợng Hoàng, khu cảng Dân Tiến, và các dự án về kinh doanh chế biến cao su nhƣ Cao su Trung Hƣng, Đông Bảo, Triệu Nghiệp.... Hầu hết các dự án đều do Trung Quốc đầu tƣ (17/19 dự án). Điều này cũng dễ hiểu vì Móng Cái là khu vực biên giới với Trung Quốc. Các sản phẩm sản xuất ra hầu hết đều xuất khẩu ngƣợc trở lại thị trƣờng Trung Quốc, trong đó phần lớn là các dự án chế biến cao su nguyên liệu xuất khẩu. Hay nhƣ các dự án đầu tƣ vào du lịch dịch vụ cũng do nhu cầu ngƣời Trung Quốc sử dụng lớn. Số lƣợng doanh nghiệp FDI Trung Quốc tại địa bàn lớn sẽ nảy sinh nhiều vấn đề về an ninh kinh tế, xã hội do phải quản lý đối tƣợng ngƣời nƣớc ngoài trên địa bàn.

Tiếp theo là Khu kinh tế Vân Đồn chiếm 3% tổng vốn đầu tƣ đạt 131.4 triệu USD cho 5 dự án. Các dự án FDI vào Vân Đồn đều nằm trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ và nông lâm ngƣ nghiệp. Không có dự án đầu tƣ vào lĩnh vực công nghiệp. Điều này cho thấy Vân Đồn đang đi đúng hƣớng trở thành một khu kinh tế xanh với những ngành nghề không gây ô nhiễm môi trƣờng. Vân Đồn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với Vịnh Bái Tử Long nhiều đảo đá và hang động đẹp, nhiều bãi tắm và khí hậu trong lành, những di tích lịch sử văn hóa đặc sắc nhƣ Hang Soi Nhụ, Thiền Viện Cái Bầu. Có thể nói, biển đã mang lại nhiều lợi thế cho Vân Đồn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Việc phát triển du lịch sinh thái biển đảo đã thu hút nhiều nhà đầu tƣ quan

41

tâm nhƣ dự án VIT Hạ Long, Đỉnh Vàng (Thái Lan), Khu du lịch Ao Tiên. Bênh cạnh đó việc khai thác thủy hải sản ở Vân Đồn có lợi thế về khí hậu và môi trƣờng không bị ô nhiễm nhƣ nuôi cấy ngọc trai (Taiheiyo Shinju, Ngọc Trai Phƣơng Đông). Thành Phố Uông Bí chiếm 1% tổng vốn đăng ký. Cáchuyện còn lại chiếm 1% tổng vốn đầu tƣ.

Sự phân bố các dự án FDI trên địa bàn tỉnh không đồng đều phản ánh đúng đặc điểm vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng của từng nơi. Các trung tâm kinh tế tài chính lớn của tỉnh nhƣ Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả đều có cơ sở hạ tầng phát triển, vị trí địa lý thuận lợi giao thƣơng với các nơi. Các huyện thị còn lại đều nằm ở vùng sâu, xa của tỉnh, tập trung nhiều dân tộc thiểu số, kết cấu hạ tầng yếu kém nên không thể thu hút những dự án FDI hấp dẫn. Các dự án FDI đầu tƣ vào những khu vực này chủ yếu là sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc gây ảnh hƣởng lớn đến môi trƣờng xung quanh nhƣ dự án Quặng Antimon ở Hải Hà, sản xuất gang thép ở Tiên Yên.

2.2.1.4. Lĩnh vực đầu tƣ

Biểu đồ 2.3 : FDI theo ngành kinh tế giai đoạn 2008 – 2013 (Đơn vị tính : %)

Nguồn: Niên giám thống kê và Sở Kế hoạch – Đầu tư Quảng Ninh năm 2013

Qua Biểu đồ 2.3 cho ta thấy rõ xu hƣớng thu hút vốn FDI theo ngành tại tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, ngành công nghiệp đang thu hút nhiều vốn FDI và dự án nhất tại Quảng Ninh, chiếm 73% tổng vốn đăng ký, đạt 3.005 triệu

Công nghiệp Du lịch Dịch vụ

42

USD. Tiếp theo là Du lịch chiếm 24% tổng vốn đăng ký, đạt 986 triệu USD cho 30 dự án. Lĩnh vực Dịch vụ và Nông Lâm ngƣ nghiệp chiếm tỷ trọng bằng nhau là 1,5% tổng vốn đầu tƣ, đạt 128 triệu USD cho 11 dự án.

Các dự án trong lĩnh vực công nghiệp đều tăng theo từng năm cả về số lƣợng dự án và vốn đăng ký. Những dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp nổi bật của tỉnh là Hợp đồng hợp tác kinh doanh khai thác than Uông Bí Vietmindo (30 triệu USD), Công ty liên doanh sản xuất bột mỳ Vinaflour (42.3 triệu USD), Công ty dầu thực vật Cái Lân (85.7 triệu USD), Sản xuất giày dép Everbest (7.5 triệu USD), Vinanew Taps (18 triệu USD), Sợi hóa học thế kỷ mới (18.6 triệu USD), Volfram (18 triệu USD), Vinh cơ Evergreen (17 triệu USD), Nhiệt điện Mông Dƣơng II (2.147 triệu USD), Nhà máy sản xuất sợi khu công nghiệp Hải Yên (300 triệu USD).

Tỷ lệ vốn FDI theo ngành nghề chứng tỏ lĩnh vực FDI đang đi đúng hƣớng phát triển kinh tế xã hội chung toàn tỉnh. Tỉnh Quảng Ninh là một tỉnh đi đầu cả nƣớc về ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng, trong đó khai thác và chế biến khoáng sản là một ƣu thế nổi bật, là tiềm năng cho các

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2014 – 2020 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)