Theo dự báo, dự kiến tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế đến năm 2015 dự kiến là 717.000 lao động; trong đó số lao động qua đào tạo khoảng 430.200 ngƣời đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo là 60%.Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế đến năm 2020 dự kiến là 788.000 lao động ; trong đó số lao động qua đào tạo khoảng 567.360 ngƣời đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo là 72% [16].
Trong đó, nhóm nguồn nhân lực đặc biệt: Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: Nhu cầu tuyển dụng bổ sung trong giai đoạn 2011 – 2015 cần 899 bác sĩ, 80 dƣợc sĩ; Lao động trong các khu kinh tế, khu công nghiệp: Dự kiến nhu cầu lao động có tay nghề cao đến năm 2015 là 100.000 ngƣời, đến năm 2020 là 150.000 ngƣời. Trong đó, nhu cầu đào tạo lao động có tay nghề chuyên môn kỹ thuật cao giai đoạn 2011 – 2015 là 40.000 ngƣời [16].
Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lƣợng cao cung cấp cho các doanh nghiệp FDI theo định hƣớng nâng cao hàm lƣợng chất xám, tiếp nhận công nghệ hiện đại, công nghệ xanh, tỉnh Quảng Ninh cần thực hiện một số biện pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nhƣ sau:
- Hoàn thiện quy hoạch nguồn nhân lực, có sự tham vấn của tƣ vấn nƣớc ngoài, tạo định hƣớng phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2014–2020.
- Ƣu tiên các nguồn lực, đặc biệt tranh thủ nguồn ODA để tăng cƣờng và củng cố các cơ sở đào tạo lao động, các Trung tâm dạy nghề của tỉnh, tiến tới thành lập các Trung tâm dạy nghề có tầm cỡ khu vực và quốc tế để đào tạo nguồn lao động để cung ứng cho các doanh nghiệp trong tỉnh nói chung và các doanh nghiệp FDI nói riêng.
78
- Tận dụng mọi nguồn lực, hình thức đào tạo trong và ngoài nƣớc, đẩy mạnh việc xã hội hoá đào tạo (Đặc biệt quan tâm và ƣu tiên đào tạo công nhân có tay nghề cao, lao động quản lý). Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích việc thu hút sử dụng nguồn nhân lực chất lƣợng cao.
- Về đào tạo nghề, trƣớc mắt giao cho các trung tâm đào tạo nghề của tỉnh đào tạo lao động đạt tiêu chuẩn tay nghề bậc 2 cung cấp cho dự án theo yêu cầu của chủ đầu tƣ miễn phí. Trƣờng hợp doanh nghiệp tự đào tạo nghề cho ngƣời lao động, tỉnh sẽ hỗ trợ:20% chi phí đào tạo đối với các dự án sử dụng dƣới 500 lao động, 30% chi phí đào tạo đối với các dự án sử dụng từ 500 lao động trở lên.
- Mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý, kế toán trƣởng cho các doanh nghiệp FDI, tổ chức thƣờng xuyên việc tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ Việt Nam đang làm việc trong các doanh nghiệp FDI.
- Các dự án có trình độ công nghệ cao thu hút đƣợc vào tỉnh cũng là một kênh chuyển giao về mặt công nghệ, đồng thời cũng là nơi cho ngƣời lao động địa phƣơng tìm hiểu và tiếp cận với nền công nghệ của thế giới. Điều này kết hợp với việc hình thành các cơ sở đào tạo nghề thì trong tƣơng lai không xa, trong tỉnh sẽ hình thành nên một đội ngũ lao động, một thị trƣờng lao động chuyên nghiệp đáp ứng đủ nhu cầu cho bất cứ một dự án nào đầu tƣ tại Quảng Ninh.
- Các cơ quan nhà nƣớc phối kết hợp với các trƣờng đào tạo nghề để dự đoán các nhu cầu đào tạo, đảm bảo sao cho các ngành nghề đào tạo ở các trƣờng, các trung tâm phù hợp với nhu cầu lao động từng thời kỳ phát triển kinh tế- xã hội của Quảng Ninh theo hƣớng: Chú trọng đào tạo nghề gắn với thực tiễn, đảm bảo chất lƣợng tay nghề của ngƣời đƣợc đào tạo có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công việc. Đào tạo gắn liền với nguồn nhân lực địa phƣơng, tránh đƣợc các trƣờng hợp biến động về lao động cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
79
- Tập trung giải quyết các vấn đề về nhà ở, nơi sinh hoạt cộng đồng cho ngƣời lao động nhƣ: trƣờng học, nhà trẻ, cơ sở y tế, khu vui chơi văn hoá thể thao...