THỰC TRẠNG VỀ PHÁP LUẬT GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN CỦA NHÀ ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
2.1.2. Giai đoạn từ khi có Luật Đầu tư năm 2005 đến nay
Đến năm 2005, với việc ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Luật Đầu tư năm 2005 thì nhà đầu tư nước ngoài nói chung được đối xử bình đẳng như nhà đầu tư trong nước, cả về quyền đầu tư, góp vốn, mua cổ phần.
Riêng với ngân hàng thương mại Việt Nam, Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007 của Chính phủ và Thông tư số 07/2007/TT-NHNN ngày 29/11/2007 hướng dẫn Nghị định số 69/2007/NĐ-CP (thay thế Quyết định số 228/QĐ- NH5 ngày 02/12/1993) đã quy định thu hẹp đối tượng được các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, chỉ là các ngân hàng thương mại mà không bao gồm tất cả các tổ chức tín dụng Việt Nam. Các văn bản này quy định tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài
(bao gồm cả cổ đông nước ngoài hiện hữu) và người có liên quan tối đa bằng 30% vốn
điều lệ của một ngân hàng, trong đó có tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông chiến lược nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đó không vượt quá 15% vốn điều lệ (trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép, nhưng không vượt quá 20% vốn điều lệ).
Đối với các doanh nghiệp 100 % vốn Nhà nước cổ phần hóa thì nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần với tỷ lệ được quy định riêng tại Nghị định số 109/2007/NĐ-CP
ngày 26/06/2007 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần thay thế Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004.
Tuy nhiên, chỉ đến khi Chính phủ ban hành Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 thì quyền góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam mới được ghi nhận một cách cụ thể, rõ ràng. Theo đó, tất cả các tổ chức là pháp nhân, gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính và mọi cá nhân, không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, đều có quyền góp vốn, mua cổ phần với mức không hạn chế tại doanh nghiệp, trừ một số trường hợp (công ty cổ phần niêm yết; doanh nghiệp ngành nghề kinh doanh có điều kiện do pháp luật chuyên ngành quy định; doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ áp dụng theo Biểu cam kết về thương mại dịch vụ với WTO).
Ngay trong Biểu cam kết dịch vụ với WTO, Việt Nam cũng cam kết: “Một năm
sau khi gia nhập, hạn chế 30% cổ phần nước ngoài trong việc mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được bãi bỏ, ngoại trừ đối với việc góp vốn dưới hình thức mua cổ phần trong các ngân hàng thương mại cổ phần và các ngành không cam kết trong biểu cam kết này”.[2]
Khi Việt Nam thực thi lộ trình cam kết với WTO, những lĩnh vực hạn chế nói trên trong tương lai cũng sẽ dần dần “mở toang” cánh cửa cho đầu tư nước ngoài. Kể cả đối với công ty niêm yết, đường vào cũng được mở rộng hơn so với thời gian trước đó, ngày 29/09/2005, bằng Quyết định 238/2005/QĐ-TTg “về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam”, Thủ tướng Chính phủ cho phép tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài lên 49% (trừ các ngân hàng thương mại cổ phần, theo quy định chuyên ngành, hiện chỉ cho phép tỷ lệ 30%). Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ số 55/2009/QĐ-TTg ngày 15/04/2009 thay thế Quyết định 238/2005/QĐ-TTg ngày 29/09/2005, Thủ tướng Chính phủ vẫn cho phép nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 49% tổng số cổ phiếu của công ty cổ phần đại chúng.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 88/2009/QĐ-TTg ngày 18/06/2009 được ban hành có một số quy định thay đổi như việc bãi bỏ hạn chế tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam... Đây là cơ hội rất lớn để Việt Nam thu hút lượng vốn đầu tư lớn nhất từ trước đến giờ. Theo ông Phạm Uyên
Nguyên - Giám đốc điều hành Quỹ VinaCapital, cho rằng: “Tôi dự báo tốc độ thu hút
vốn đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư, các quỹ nước ngoài thì được tính bằng lần chứ không phải bằng phần trăm nữa”. Điều này cũng có nghĩa là hoàn thiện cơ chế
pháp lý để thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài ngày càng trở nên cần thiết.
Ngày 06/09/2010, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 131/2010/TT-BTC có hiệu lực chính thức ngày 21/10/2010. Đối tượng áp dụng bao gồm các tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, đại diện của nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam, các cổ đông công ty Cổ phần, thành viên góp vốn của công ty TNHH, thành viên hợp danh, thành viên góp vốn trong công ty hợp danh; chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân.
Thông tư này hướng dẫn quy trình góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam theo các hình thức quy định tại khoản 1 và tiết a, c, d khoản 2 Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg ngày 18/06/2009 (không bao gồm hình thức mua cổ phần trong các công ty đại chúng
niêm yết và các công ty đại chúng chưa niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán).
Thông tư còn hướng dẫn cụ thể các hình thức góp vốn, mua cổ phần và trách nhiệm của nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam khi hoàn thành xong việc góp vốn, mua cổ phần.
Ngày 01/10/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 102/2010/NĐ- CP. Nghị định này chính thức có hiệu lực ngày 15/11/2010 và thay thế Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007. Tuy nhiên, Điều 13 - Quyền góp vốn, mua cổ phần kế thừa Điều 10 Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007.
Để hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng kịp thời ban hành những văn bản pháp luật về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam mặc dù vẫn còn nhiều điểm vướng mắc.