Các hình thức góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 63)

THỰC TRẠNG VỀ PHÁP LUẬT GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN CỦA NHÀ ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

2.6. Các hình thức góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam

Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg ngày 18/06/2009 cũng quy định một số hình thức góp vốn tương tự như Quyết định số 36/2003/QĐ-TTg ngày 11/03/2003 bị thay thế, nhưng cụ thể hơn, bao gồm:

Một là, mua lại phần vốn góp của thành viên công ty TNHH, góp vốn vào công

ty TNHH hai thành viên trở lên để trở thành thành viên mới; hoặc mua lại toàn bộ vốn điều lệ của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên để trở thành chủ sở hữu mới;

Hai là, mua lại phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh hoặc

góp vốn vào công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn mới;

Ba là, mua lại một phần vốn của chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc góp vốn với

chủ doanh nghiệp tư nhân để chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH hai thành viên trở lên và trở thành thành viên mới.

So với Quyết định số 36/2003/QĐ-TTg ngày 11/03/2003, Quyết định số 88/2009/QĐ- TTg ngày 18/06/2009 bổ sung rõ hơn về việc góp vốn vào công ty TNHH một thành viên, đó là trường hợp nhà đầu tư mua lại toàn bộ vốn điều lệ của chủ sở hữu trong

công ty TNHH một thành viên, khi đó nhà đầu tư này trở thành chủ sở hữu mới của công ty TNHH một thành viên. Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg ngày 18/06/2009 cũng bổ sung đối với việc nhà đầu tư là cá nhân mà mua lại phần vốn góp của thành viên hợp danh hoặc góp vốn vào công ty hợp danh thì phải được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại. Ngoài ra, Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg ngày 18/06/2009 còn bổ sung trường hợp mua lại một phần vốn hoặc góp vốn trong doanh nghiệp tư nhân. Đây là một bước tiến bởi việc góp vốn không chỉ diễn ra đối với các công ty TNHH, công ty hợp danh mà còn diễn ra ngay cả đối với doanh nghiệp tư nhân. Quy định này sẽ tạo ra hành lang pháp lý cho các nhà đầu tư có mong muốn góp vốn vào doanh nghiệp tư nhân, mở rộng nhiều cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài với đa dạng về hình thức góp vốn.

Về việc mua cổ phần, Quyết định số 36/2003/QĐ-TTg ngày 11/03/2003 quy định hai hình thức:

Một là, mua cổ phần phát hành lần đầu của các doanh nghiệp nhà nước thực

hiện cổ phần hóa;

Hai là, mua cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần, mua lại cổ phần của

các cổ đông trong công ty cổ phần.

Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg ngày 18/06/2009 quy định hình thức mua cổ phần rõ ràng hơn, bao gồm:

Một là, mua cổ phần phát hành lần đầu của công ty cổ phần;

Hai là, mua cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực

hiện cổ phần hóa;

Ba là, mua cổ phần trong số cổ phần được quyền chào bán, cổ phần phát hành thêm

của công ty cổ phần;

Bốn là, mua lại cổ phần của các cổ đông trong công ty cổ phần.

Như vậy, đối chiếu với quy định tại Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg ngày 18/06/2009, hai hình thức mua cổ phần đã được bổ sung là: mua cổ phần phát hành lần đầu của công ty cổ phần, mua cổ phần trong số cổ phần được quyền chào bán.

Các hình thức góp vốn vào công ty TNHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và các hình thức mua cổ phần được cụ thể hóa tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Thông tư số 131/2010/TT-BTC ngày 06/09/2010.

Theo pháp luật Ngân hàng, các hình thức bán cổ phần bao gồm:

Một là, ngân hàng thương mại nhà nước bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài

khi thực hiện cổ phần hoá;

Hai là, ngân hàng thương mại cổ phần bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài

khi tăng vốn điều lệ;

Ba là, cổ đông của ngân hàng Việt Nam có thể chuyển nhượng cổ phần của mình

cho nhà đầu tư nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận mua cổ phần tại ngân hàng đó.

Như vậy, hình thức góp vốn, mua cổ phần đã được quy định một cách đầy đủ, rõ ràng. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư nước ngoài có nhiều cơ hội lựa chọn hình thức góp vốn, mua cổ phần phù hợp với nhu cầu, điều kiện của họ khi đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Một phần của tài liệu Pháp luật về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)