Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại rất nhiều văn bản pháp luật từ Luật Đầu tư năm 2005, Nghị định của Chính phủ đến các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định của Bộ Tài chínhvà Thông tư của Bộ Tài chính.
Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2005 thì “nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam”.[45, Khoản 5 Điều 3]
Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20/04/2007 quy định khái niệm nhà đầu tư nước ngoài rõ ràng và cụ thể hơn. Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm tổ chức nước ngoài và cá nhân nước ngoài. Tổ chức nước ngoài được hiểu là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài và hoạt động, kinh doanh tại nước ngoài hoặc/và tại Việt Nam. Cá nhân nước ngoài được hiểu là người mang quốc tịch nước ngoài, cư trú tại nước ngoài hoặc tại Việt Nam.
Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg ngày 15/04/2009 và Quyết định số 88/2009/QĐ- TTg ngày 18/06/2009 cũng đưa ra khái niệm về nhà đầu tư nước ngoài giống nhau. Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm các tổ chức, cá nhân sau đây:
Một là: Tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài và chi nhánh
của các tổ chức này tại nước ngoài và tại Việt Nam.
Hai là: Tổ chức thành lập và hoạt động ở Việt Nam có tỷ lệ tham gia góp vốn
của bên nước ngoài trên 49%.
Ba là: Quỹ đầu tư, công ty đầu tư chứng khoán có tỷ lệ tham gia góp vốn của
bên nước ngoài trên 49%.
Bốn là: Cá nhân nước ngoài là người không mang quốc tịch Việt Nam, cư trú tại
Đối với Quyết định số 121/2008/QĐ-BTC ngày 02/12/2008 thì nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:
Một là: Cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài, cư trú tại nước ngoài hoặc tại
Việt Nam, bao gồm cả người gốc Việt Nam có quốc tịch nước ngoài;
Hai là: Tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài và chi nhánh
của tổ chức này, bao gồm cả chi nhánh hoạt động tại Việt Nam;
Ba là: Tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam có 100% vốn
góp nước ngoài và các chi nhánh của tổ chức này;
Bốn là: Quỹ đầu tư thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài và các quỹ
đầu tư thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam có 100% vốn góp nước ngoài;
Năm là: Các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Thông tư số 131/TT-BTC ngày 06/09/2010 đưa ra khái niệm về nhà đầu tư nước ngoài như sau:
Tổ chức nước ngoài bao gồm: Tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài, chi nhánh của các tổ chức này tại nước ngoài và tại Việt Nam; Tổ chức thành lập và hoạt động ở Việt Nam có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài trên 49% vốn điều lệ; Quỹ đầu tư, công ty đầu tư chứng khoán có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài trên 49% vốn điều lệ. Cá nhân nước ngoài là người không mang quốc tịch Việt Nam, cư trú tại nước ngoài hoặc tại Việt Nam. Nhà đầu tư cá nhân vừa có quốc tịch Việt Nam, vừa mang quốc tịch nước ngoài được coi là nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác thì thực hiện theo quy định của pháp luật đó.
Về khái niệm nhà đầu tư nước ngoài, một số nước cũng có quy định khác nhau. Chẳng hạn, theo Khoản 4 Điều 3 Luật khuyến khích đầu tư số 02/QH của nước CHDCND Lào ngày 08/7/2009: “Nhà đầu tư nước ngoài” có nghĩa cá nhân hoặc pháp
nhân nước ngoài đến kinh doanh sản xuất tại CHDCND Lào. Theo pháp luật
Campuchia, cụ thể theo Điều 1 Nghị định số 88 ngày 29/12/1997 về việc thi hành Luật đầu tư của Vương quốc Campuchia thì thực thể nước ngoài có nghĩa là bất kỳ một thực thể không phải là thực thể Campuchia và không được thành lập theo pháp luật của Vương quốc Campuchia.
Ở Việt Nam, do khái niệm nhà đầu tư nước ngoài không được giải thích đồng bộ tại các văn bản dưới luật nên cần có sự giải thích thống nhất về khái niệm này để thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật và quản lý Nhà nước. Về vấn đề này, tác giả Mai Hữu Đạt đã kiến nghị đưa ra khái niệm về nhà đầu tư nước ngoài như sau: Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân không mang quốc tịch Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài trước khi đầu tư vào Việt Nam cũng như các chi nhánh, văn phòng đại diện (không có tư cách pháp nhân) của họ.[17, tr.32]
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra nhiều quan điểm về khái niệm
“Nhà đầu tư nước ngoài” nên đã dẫn đến những khác biệt về thủ tục cần được áp dụng
đối với nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam cũng như khác biệt về nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân. Những bất cập, vướng mắc trên sẽ được nêu cụ thể tại Chương II Luận văn này.