Quan điểm, nhận định về doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 29)

Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg ngày 18/06/2009 đã đưa ra khái niệm doanh nghiệp Việt Nam tại Khoản 2 Điều 2. Doanh nghiệp Việt Nam là các tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực, ngành nghề mà pháp luật không cấm đầu tư, bao gồm:

Thứ nhất, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện cổ phần hóa hoặc chuyển

đổi sở hữu theo hình thức khác;

Thứ hai, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Khái niệm doanh nghiệp Việt Nam đã được mở rộng hơn so với khái niệm doanh nghiệp Việt Nam tại Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2003/QĐ-TTg ngày 11/03/2003 đã bị thay thế bởi Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg ngày 18/06/2009).

Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam còn bao gồm: Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác; doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước không chỉ được thực hiện theo hình thức cổ phần hóa mà còn được chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác như: Công ty TNHH một thành viên. Luật doanh nghiệp năm 1999 đã quy định loại hình doanh nghiệp tư nhân cho nên việc bỏ sót hình thức doanh nghiệp này tại Quyết định số 36/2003/QĐ-TTg ngày 11/03/2003 là

chưa hợp lý. Việc bổ sung loại hình doanh nghiệp này trong khái niệm doanh nghiệp Việt Nam là cần thiết để tạo một khung pháp lý đầy đủ cho các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, vốn góp tại các doanh nghiệp Việt Nam.

1.1.3.1. Đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp Việt Nam

Doanh nghiệp Việt Nam có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp do nhà đầu tư Việt Nam

thành lập. Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Nhà đầu tư Việt Nam được hiểu là tổ chức, cá nhân Việt Nam. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp Việt Nam nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2005.

Các tổ chức, cá nhân Việt Nam muốn thành lập doanh nghiệp Việt Nam phải tiến hành đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Để thành lập doanh nghiệp Việt Nam, các tổ chức, cá nhân Việt Nam không chỉ đáp ứng điều kiện về chủ thể mà tùy từng trường hợp còn phải đáp ứng điều kiện về vốn, điều kiện về ngành nghề kinh doanh, điều kiện về tên doanh nghiệp. Chẳng hạn, nếu kinh doanh trong những ngành nghề thuộc danh mục phải có vốn pháp định như kinh doanh bất động sản thì Điều 8 Luật KDBĐS năm 2007 và Điều 3 Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 quy định phải có vốn pháp định là 6 (sáu) tỷ đồng Việt Nam... Đối với kinh doanh những ngành nghề có điều kiện (phải có chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề), tổ chức, cá nhân Việt Nam khi thành lập doanh nghiệp Việt

Nam phải đáp ứng điều kiện này, chẳng hạn: Điều 154 Luật SHTT SĐ, BS năm 2009, Điều 155 Luật SHTT năm 2005 quy định dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp đòi hỏi người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức uỷ quyền phải có chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp hoặc Điều 8 Luật KDBĐS năm 2007 yêu cầu kinh doanh dịch vụ định giá bất động sản phải có ít nhất hai người có chứng chỉ định giá bất động sản...

Thứ hai, doanh nghiệp Việt Nam được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh

nghiệp Nhà nước được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003. Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định khá đầy đủ về trình tự đăng ký kinh doanh tại Điều 15, về hồ sơ đăng ký kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp Việt Nam từ Điều 16 đến Điều 19. Ngoài ra, Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 quy định cụ thể về nội dung đăng ký thành lập doanh nghiệp Việt Nam. Khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp được ghi tên vào sổ đăng ký kinh doanh và được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Kể từ thời điểm đó, doanh nghiệp có tư cách chủ thể kinh doanh và được tiến hành các hoạt động nhân danh doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, doanh nghiệp Việt Nam có các quyền: Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp; Chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; Lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn; Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng; Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu; Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh; Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại; Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ…Đồng thời, doanh nghiệp Việt Nam có các nghĩa vụ: Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã đăng ký; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán; Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố…

Đối với doanh nghiệp Nhà nước, Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã quy định vấn đề chuyển đổi công ty nhà nước. Thực hiện theo lộ trình chuyển đổi hàng năm, nhưng chậm nhất trong thời hạn bốn năm kể từ ngày Luật Doanh nghiệp năm 2005 có hiệu lực, các công ty nhà nước thành lập theo quy định của Luật DNNN năm 2003 phải chuyển đổi thành công ty TNHH hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật này. Trình tự, thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần được thực hiện theo Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011, còn trình tự, thủ tục chuyển đổi công ty Nhà nước thành công ty TNHH một thành viên được thực hiện theo Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/03/2010. Trong thời hạn chuyển đổi,

những quy định của Luật DNNN năm 2003 được tiếp tục áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước nếu Luật Doanh nghiệp năm 2005 không có quy định.

1.1.3.2. Phân loại doanh nghiệp Việt Nam

Từ quan điểm phân loại doanh nghiệp dựa trên tiêu chí chủ yếu là tính chất sở hữu, pháp luật hiện hành phân chia doanh nghiệp thành các loại hình cơ bản là: Doanh nghiệp tư nhân, các loại hình công ty (công ty TNHH, công ty hợp danh, công ty cổ phần) và doanh nghiệp Nhà nước.[1, tr.12]

Thứ nhất, về doanh nghiệp tư nhân

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

Doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân duy nhất làm chủ sở hữu nên nguồn vốn ban đầu của doanh nghiệp này xuất phát chủ yếu từ tài sản của một cá nhân. Toàn bộ vốn này sẽ do chủ doanh nghiệp tư nhân tự đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư, chỉ phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh trong trường hợp giảm vốn xuống thấp hơn mức đã đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. Toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuộc về một mình chủ doanh nghiệp sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước và các bên thứ ba.

Thứ hai, về các loại hình công ty

Công ty TNHH là một hình thức tổ chức kinh doanh phổ biến nhất Việt Nam hiện nay. Công ty TNHH bao gồm hai loại là: Công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên.

Công ty TNHH hai thành viên là doanh nghiệp, trong đó: Thành viên có thể là tổ

nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. Công ty TNHH hai thành viên có tư cách pháp nhân và không được quyền phát hành cổ phần. Giữa công ty TNHH hai thành viên và công ty cổ phần có sự khác biệt cơ bản về cấu trúc vốn của công ty, cụ thể: Vốn điều lệ của công ty không nhất thiết phải chia thành những phần có giá trị bằng nhau và không được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu; công ty TNHH hai thành viên không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật Doanh nghiệp năm 2005.

Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH hai thành viên bao gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc) và nếu công ty có trên 11 thành viên thì phải có ban kiểm soát. Công ty có thể tăng vốn điều lệ trên cơ sở quyết định của Hội đồng thành viên bằng các hình thức như tăng vốn góp của thành viên, điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty; tiếp nhận vốn góp của thành viên mới. Công ty có thể giảm vốn điều lệ theo quyết định của Hội đồng thành viên bằng các hình thức và thủ tục được quy định tại Điều 60 Luật Doanh nghiệp năm 2005.

Công ty TNHH một thành viênlà doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và không được quyền phát hành cổ phần.

Đối với Công ty TNHH một thành viên là tổ chức, Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền với nhiệm kỳ không quá năm năm để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật và có quyền thay thế người đại diện theo uỷ quyền bất cứ khi nào.Trường hợp có ít nhất hai người được bổ nhiệm làm đại diện theo uỷ quyền thì cơ cấu tổ chức quản lý của công ty gồm: Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; trong trường hợp này, Hội đồng thành viên gồm tất cả người đại diện theo uỷ quyền. Trường hợp một người được bổ nhiệm làm người đại diện theo uỷ quyền thì cơ cấu tổ chức quản lý của công ty gồm: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Đối với Công ty TNHH một thành viên là cá nhân, cơ cấu tổ chức gồm: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Chủ sở hữu công ty đồng thời là Chủ tịch công ty. Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.

Công ty TNHH một thành viên không được giảm vốn điều lệ. Công ty này tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thành viên mới cam kết góp vốn vào công ty.

Công ty Cổ phần có những đặc điểm pháp lý cơ bản như sau:

Một là, về cấu trúc vốn: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi

là cổ phần. giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần và được phản ánh trong cổ phiếu. Các cổ đông công ty góp vốn vào công ty bằng cách mua cổ phần. Các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần trừ một số trường hợp bị pháp luật cấm chuyển nhượng hoặc hạn chế chuyển nhượng. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

Hai là, về chế độ trách nhiệm tài sản: Công ty phải tự chịu trách nhiệm một cách

độc lập về các khoản nợ của công ty bằng toàn bộ tài sản của công ty. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Ba là, về thành viên công ty: Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân. Luật Doanh

nghiệp năm 2005 chỉ quy định số lượng tối thiểu là ba mà không giới hạn số lượng tối đa của các cổ đông công ty cổ phần. “Việc quy định số thành viên viên tối thiểu phải có đã

trở thành thông lệ quốc tế trong mấy trăm năm tồn tại của công ty cổ phần”.[61, tr. 157]

Bốn là, về tư cách pháp nhân: Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày

được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần gồm: Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc). Đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty thì phải có ban kiểm soát.

Công ty hợp danhlà doanh nghiệp với những đặc điểm pháp lý như sau:

Một là, về thành viên công ty và chế độ trách nhiệm tài sản: Công ty hợp danh

phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Hai là, về tư cách pháp nhân: Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ

ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Ba là, về vốn: Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán

nào. Khi thành lập công ty, các thành viên phải góp vốn vào vốn điều lệ của công ty. Cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh có Hội đồng thành viên gồm tất cả thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không

Một phần của tài liệu Pháp luật về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)