Yêu cầu của sự phát triển kinh tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 101)

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN CỦA NHÀ ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

3.1.1.Yêu cầu của sự phát triển kinh tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

của Việt Nam

3.1.1.1. Yêu cầu của sự phát triển kinh tế

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2010-2020 của Đảng cộng sản Việt Nam xác định rõ mục tiêu đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả; chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch lao động; kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, với một số công trình hiện đại; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; khai thác có hiệu quả kinh tế đối ngoại. Cụ thể:

Thứ nhất, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP)

bình quân 7-8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD.

Thứ hai, tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong

GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Nông nghiệp có bước phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Tỷ lệ lao động nông nghiệp khỏang 30-35% lao động xã hội. [15, tr.103-104]

Để thực hiện được những mục tiêu kinh tế nêu trên, đòi hỏi Việt Nam phải có tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội trong thời kỳ kế hoạch 5 năm 2011-2015 phải đạt 40% GDP. Do đó, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có hình thức thu hút vốn thông qua việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam là một vấn đề quan trọng nhằm mục tiêu tăng cường vốn vào thị

trường Việt Nam để đầu tư kinh doanh có hiệu quả góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế. Không chỉ tận dụng được nguồn vốn của các nhà đầu tư nước ngoài, những nước đang phát triển như Việt Nam có thể học hỏi được kinh nghiệp quản trị, điều hành và cách thức, phương pháp tổ chức, quản lý. Vốn đầu tư nước ngoài sẽ tiếp thu công nghệ tiên tiến, thúc đẩy đổi mới kỹ thuật góp phần tăng năng suất lao động, thay đổi cấu thành của sản phẩm, đa dạng hóa ngành nghề, đặc biệt những nghề đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao. Nguồn vốn đầu tư này sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng khả năng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của doanh nghiêp nói riêng.

Như vậy, để thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong những năm tới, Việt Nam cần phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, hoàn thiện hệ thống pháp luật, bao gồm hoàn thiện pháp luật góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút đầu tư ngày càng nhiều từ phía nước ngoài.

3.1.1.2. Yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam

Hội nhập kinh tế quốc tế là việc các quốc gia trên thế giới thực hiện sự hợp tác với nhau về kinh tế nhằm gắn liền sự phát triển nền kinh tế của quốc gia mình với sự phát triển nền kinh tế khu vực và thế giới thông qua việc tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động kinh tế quốc tế, vào các hệ thống thương mại đa phương trên thế giới. [34, tr.56]

Việt Nam tham gia một số tổ chức, diễn đàn khu vực trên cơ sở đó hoạt động hội nhập quốc tế về đầu tư của Việt Nam nhanh chóng được triển khai. Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế và diễn đàn khu vực như Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN năm 1998. Một trong những mục tiêu của Hiệp định là xây dựng một Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA) có môi trường đầu tư thông thoáng và rõ ràng hơn giữa các quốc gia thành viên, nhằm đẩy mạnh đầu tư vào ASEAN từ các nguồn cả trong và ngoài ASEAN; cùng thúc đẩy ASEAN thành khu vực đầu tư hấp dẫn nhất; củng cố và tăng cường tính cạnh tranh của các lĩnh vực kinh tế của ASEAN; giảm dần hoặc loại bỏ những quy định và điều kiện đầu tư có thể cản trở các dòng đầu tư và sự hoạt động của các dự án đầu tư trong ASEAN; và đảm bảo rằng việc thực hiện những mục tiêu trên sẽ góp phần hướng tới tự do luân chuyển đầu tư vào năm 2020. Nguyên tắc quan trọng nhất của Hiệp định là thực hiện chế độ đối xử quốc gia và mở cửa ngành nghề cho các nhà đầu tư theo một lộ trình.

Việt Nam đã tham gia vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm 1998 có chọn lọc các hoạt động của APEC trên cơ sở cân đối các nghĩa vụ quốc tế, lợi ích quốc gia, khả năng và trình độ phát triển của đất nước. Chương trình hành động Osaka (1995) với 15 lĩnh vực được đưa vào Kế hoạch hành động tập thể của tất cả các nước thành viên, trong đó có chương trình tự do hóa đầu tư với những mục tiêu tự do hóa và mở cửa đầu tư trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trên cơ sở chương trình hành động của APEC, Việt Nam đã xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về tự do hóa đầu tư với nội dung chính như: Việt Nam từng bước tạo mặt bằng pháp lý, áp dụng thống nhất chính sách thuế và các loại giá dịch vụ (thuê đất, điện, nước, bưu chính, viễn thông…) cho nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài;

tăng cường tính minh bạch và có thể dự đoán trước được sự thay đổi của pháp luật và chính sách đầu tư nước ngoài; cải tiến thủ tục đầu tư; từng bước thực hiện chế độ đăng ký cấp phép đầu tư; đa dạng hóa hình thức đầu tư và phương thức huy động vốn đầu tư nước ngoài…

Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO ngày 11/01/2007. Trong Báo cáo gia nhập WTO, Việt Nam khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó khu vực kinh tế tư nhân nói chung và khu vực đầu tư nước ngoài nói riêng được khuyến khích đầu tư lâu dài và cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Sau khi gia nhập WTO, doanh nghiệp Việt Nam có được những cơ hội to lớn, cụ thể:

Một là, doanh nghiệp Việt Nam được tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ ở

tất cả các nước thành viên WTO với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các nước đã mở cửa theo Nghị định thư gia nhập của nước này mà không có sự phân biệt đối xử. Điều đó có nghĩa doanh nghiệp Việt Nam mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ sang các nước.

Hai là, với những cam kết thực hiện các quy định liên quan đến thương mại và

đầu tư của WTO, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tin tưởng hơn vào môi trường đầu tư của Việt Nam. Qua đó, doanh nghiệp trong nước phát huy tiềm năng đồng thời tiếp thu được công nghệ sản xuất, kinh nghiệm quản lý, tạo việc làm, thực hiện CNH-HĐH đất nước và đảm bảo tốc độ tăng trưởng, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển.

Ba là, với việc gia nhập WTO, Việt Nam có vị thế bình đẳng như các thành viên

khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có điều kiện bảo vệ lợi ích của đất nước của doanh nghiệp thông qua việc đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn.

Bốn là, thúc đẩy cải cách trong nước, đảm bảo cho tiến trình cải cách trong nước

đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.

Năm là, vị thế của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế, tạo điều kiện

thuận lợi cho việc triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại của chúng ta.

Bên cạnh những cơ hội lớn, doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức không nhỏ, cụ thể:

Một là, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh giữa sản phẩm

của doanh nghiệp mình với sản phẩm của các nước khác không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay cả trên thị trường trong nước. Cạnh tranh còn diễn ra giữa Nhà nước này với Nhà nước khác trong việc hoạch định chính sách quản lý và thu hút đầu tư nước ngoài.

Hai là, sự phân phối lợi ích trên thế giới là không đồng đều. Nước có nền kinh

tế phát triển thấp thì hưởng lợi ích thấp và ngược lại, trong một quốc gia, doanh nghiệp bị phá sản, tỷ lệ thất nghiệp, sự phân hóa giàu nghèo sẽ tăng lên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ba là, hội nhập kinh tế quốc tế cũng sẽ làm tăng tính tùy thuộc lẫn nhau. Những

biến động trong thị trường các nước sẽ tác động đến thị trường trong nước, do đó, chúng ta phải có chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn, có năng lực dự báo và phân tích tình hình trong và ngoài nước, cơ chế quản lý phải tạo cơ sở nền kinh tế phản ứng tích cực.

Bốn là, các doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi cơ cấu sản xuất theo hướng

sản xuất những sản phẩm theo nhu cầu thị trường quốc tế gồm cả thị hiếu, chất lượng và tiêu chuẩn.

Trước tình hình Việt Nam tham gia vào các tổ chức, diễn đàn khu vực cùng với những cơ hội và thách thức do gia nhập WTO mang lại, đòi hỏi chúng ta phải hoàn thiện pháp luật đầu tư bao gồm cả pháp luật góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, không phân biệt nguồn vốn đầu tư trong nước hay nước ngoài nhằm thu hút rộng rãi nguồn vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu Pháp luật về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 101)