Kết quả theo dõi sau cùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị bàn chân khoèo bẩm sinh ở trẻ em theo phương pháp Ponseti (Trang 128 - 131)

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.2.3.4. Kết quả theo dõi sau cùng

Với thời gian theo dõi trung bình 44 tháng ở 142 BCK, bảng 3.33 cho thấy kết quả tốt 106/142 BCK (74,7%), trung bình 32/142 BCK (22,5%), xấu 4/142 (2,8%) theo phân loại của Richards B. và cộng sự [97]. Kết quả này là tương đồng với kết quả theo dõi của Radler C. và cộng sự [95], và có xu hướng tốt hơn so với kết quả theo dõi của Richards B. và cộng sự (bảng 4.4). Đây là những công trình có tiêu chuẩn đánh giá và thời gian theo dõi tương đương với công trình này.

Bảng 3.35 cho thấy tuổi bắt đầu điều trị liên quan đến kết quả sau cùng có ý nghĩa (p = 0,05) dù 4 BCK có kết quả xấu đều ở nhóm dưới 3 tháng tuổi, đây là các bàn chân thất bại với nắn chỉnh ban đầu được phẫu thuật giải phóng phần mềm sau trong. Bảng 3.36 và bảng 3.37 cũng cho thấy kết quả sau cùng chịu ảnh hưởng có ý nghĩa bởi mức độ nặng (p = 0,048 < 0,5) và kết quả nắn

chỉnh ban đầu (p = 0,000 < 0,01). Mối liên quan giữa mức độ nặng và kết quả sau cùng cũng được Richards B. và cộng sự [97] ghi nhận và các tác giả cho rằng phân loại BCK theo Diméglio A. trước khi điều trị giúp chọn lựa phương pháp điều trị và tiên lượng kết quả sau cùng.

Một số yếu tố trong quá trình theo dõi không liên quan đến kết quả sau cùng là chương trình mang nẹp (bảng 3.38) và tái phát (bảng 3.39). Tuy nhiên thời gian theo dõi liên quan có ý nghĩa với kết quả sau cùng (bảng 3.40); thời gian theo dõi càng dài kết quả càng xấu. Yếu tố thời gian theo dõi cùng với yếu tố tuổi bắt đầu điều trị vẫn còn ảnh hưởng có ý nghĩa đến kết quả sau cùng trong phân tích đa biến (bảng 3.41). Như vậy, các công trình theo dõi càng dài sẽ cho kết quả sau cùng càng đáng tin cậy hơn.

Bảng 4.4: Kết quả theo dõi sau cùng của phương pháp Ponseti.

Số BCK Theo dõi (tháng) Tốt (%) Trung bình (%) Xấu (%) Tác giả 142 44 74,7 22,5 2,8 Radler C. & CS [95] 182 62,4 80,0 13,0 5,0 Richards B. & CS [97] 267 51,6 72,0 12,0 16,0

Các BCK trong công trình này chưa đủ số liệu để báo cáo kết quả lâu dài nhưng đến nay các BCK được theo dõi sau điều trị thành công ban đầu với phương pháp Ponseti chỉ có một trường hợp được phẫu thuật xâm nhập triệt để là giải phóng phần mềm phía sau do tái phát. Một kết quả theo dõi lâu dài ít nhất 10 năm là cần thiết như đề nghị của Diméglio A. [121] và nên đánh giá dựa theo một thang điểm có giá trị như hệ thống thang điểm đánh giá kết quả điều trị BCK áp dụng cho bệnh nhân từ 6 tuổi trở đi của Bensahel H. và nhóm nghiên cứu BCK quốc tế [21]. Dù các bằng chứng theo dõi lâu dài còn hạn

chế nhưng cho thấy các phương pháp ít xâm nhập, đặc biệt là phương pháp Ponseti có kết quả lâu dài tốt hơn.[36],[49].

Tóm lại, công trình này chưa đánh giá kết quả lâu dài các BCK được điều trị với phương pháp Ponseti nhưng đã xác định các yếu tố nguy cơ chính gây tái phát là kết quả nắn ban đầu không hoàn chỉnh và không tuân thủ chương trình mang nẹp; kết quả theo dõi sau cùng trung bình 44 tháng cho thấy kết quả tốt, trung bình chiếm tỉ lệ khá cao 74,2%, 22,7% và 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả sau cùng là tuổi bắt đầu điều trị và thời gian theo dõi.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu bệnh chứng so sánh 233 trẻ BCK bẩm sinh vô căn với 232 trẻ không bị dị tật bẩm sinh về các đặc điểm của trẻ và mẹ; nghiên cứu loạt ca đánh giá kết quả điều trị 228 BCK bẩm sinh vô căn ở 155 bệnh nhi dưới 12 tháng tuổi theo phương pháp Ponseti, chúng tôi có một số kết luận:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị bàn chân khoèo bẩm sinh ở trẻ em theo phương pháp Ponseti (Trang 128 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)