Cấu trúc BCK theo Caroll N.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị bàn chân khoèo bẩm sinh ở trẻ em theo phương pháp Ponseti (Trang 25 - 27)

Qua kinh nghiệm phẫu thuật, phẫu tích và phân tích 3 bình diện bằng máy vi tính, Carroll N. [31] đã đúc kết những đặc điểm của BCK:

 Khi xương bánh chè hướng ra trước thì mắt cá ngoài ở phía sau.  Với biến dạng lõm gan chân và di lệch vào trong của xương hộp, có

sự co rút của dây chằng gan chân dài và ngắn và dây chằng gót ghe. Biến dạng lõm chỉ có thể được chỉnh sửa bằng cách kéo dãn cân lòng bàn chân và cơ nội tại.

 Trục dọc của xương gót và thân xương sên song song, như được thấy trên phim thẳng và phim nghiêng của nữa sau bàn chân.

 Cơ ba đầu, cơ chày sau, gập ngón cái và gập chung ngón đều ngắn.  Co rút bao khớp sau và các dây chằng bên của cổ chân. Khi gân gót

được kéo dài và bàn chân được đẩy lên thì biến dạng thuổng sẽ không được chỉnh sửa đến khi bao khớp sau của cổ chân và khớp dưới sên được giải phóng; bao gồm cả cấu trúc sau ngoài với dây chằng mác gót và mác sên sau.

 Xương ghe bán trật vào trong đến sát mắt cá trong (hình 1.3).

 Di lệch vào trong và mặt lòng của cổ xương sên (hình 1.3) và xoay ngoài của thân xương sên trong gọng chày mác (hình 1.4).

 Có sự xoay trong của xương gót với hậu quả là bờ sau nằm cạnh xương mác (hình 1.3).

Tuy nhiên sự xoay của xương sên và vị trí mặt khớp của khớp sên ghe so với trục dọc vẫn còn bàn cãi. Theo Epeldegui T. [51], mặt sụn khớp ở phía trong của đầu xương sên bị nhầm lẫn là sự lệch trong của cổ xương sên và những quan sát về sự xoay xoắn theo trục dọc của xương gót có thể giải thích được một số biến dạng còn tồn tại ở BCK được điều trị.

Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc giải phẫu bệnh nhưng với những kỹ thuật hóa miễn dịch tinh vi hiện nay, chúng ta đang từng bước hiểu rõ hơn trong nghiên cứu cấu trúc BCK [92]. Những cấu trúc hằng định của BCK là giảm kích thước nửa sau bàn chân với nhân sinh xương và nguyên bào sụn của nửa sau bàn chân nhỏ hơn bình thường, loạn sản động mạch (đặc biệt động mạch chày trước) qua chụp mạch máu, rối loạn cấu trúc cơ, và xơ hóa mặt trong bàn chân.

Hình 1.4: Các xương tụ cốt cổ chân ở bàn chân bình thường (A) và BCK (B) nhìn từ trên. l: mắt cá ngoài, m: mắt cá trong, ma: hướng gọng cổ chân, mt: trục mắt cá ngang, oa: trục xương gót, oc: xương gót, t: xương sên, tb: trục thân xương sên, tn: trục cổ xương sên.

“Nguồn: Carroll N., 1990” [29]

Hình 1.3: Các xương tụ cốt cổ chân ở bàn chân (T) bình thường (A) và BCK (B) nhìn từ trên. n: xương ghe, m: mắt cá trong, t: xương sên, c: xương hộp, l: mắt cá ngoài, mc: xương chêm trong, os: xương gót.

1.3. BỆNH SINH

Nhiều thuyết đã được đưa ra để giải thích bệnh sinh của BCK vô căn. Dưới đây là một số thuyết đang được chú ý nhiều nhất hiện nay.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị bàn chân khoèo bẩm sinh ở trẻ em theo phương pháp Ponseti (Trang 25 - 27)