c. tính điểm xoay trong d tính điểm khép
1.5.2.1. Phương pháp vật lý trị liệu
Phương pháp vật lý trị liệu (VLTL) để nắn chỉnh BCK được triển khai vào những năm 1970 bởi Mass [122], Bensahel H. và cộng sự [21].
Bensahel H. và cộng sự [20],[22] cho rằng cơ chày sau co rút và cơ mác yếu là những yếu tố chính trong BCK. Sự liên kết này tạo ra 1 vùng mô sợi chắc ở cạnh trong của bàn chân, vẹo trong nửa sau bàn chân, lệch trong của xương ghe, và bán trật khớp sên ghe. Mục đích của phương pháp là kéo giãn cơ chày sau và vùng mô sợi bên trong bằng cách phối hợp của bóp nắn bị động liên tục, hoạt động cơ chủ động, băng dính và nẹp [20],[21],[120].
Phương pháp bao gồm nắn chỉnh hằng ngày, kích thích cơ quanh bàn chân (đặc biệt là các cơ mác), và bất động tạm thời bàn chân với băng dính đàn hồi. Điều trị hằng ngày liên tục khoảng 2 tháng và sau đó giảm còn 3 lần mỗi tuần trong 6 tháng nữa, rồi băng dính liên tục đến khi trẻ bắt đầu đứng. Sau đó, nẹp đêm được dùng thêm 2-3 năm nữa.
Phương pháp đòi hỏi nhiều thời gian, sự thành thạo, và thành công tùy thuộc nhiều vào kỹ năng của người VLTL [21],[123]. Phương pháp cũng đòi hỏi sự hợp tác và thời gian của gia đình. Thêm vào đó, điều kiện kinh tế đóng vai trò hết sức quan trọng vì việc chăm sóc chuyên sâu hằng ngày không thể được chi trả tất cả bởi hệ thống y tế [47].
Vào những năm đầu thập niên 90, máy tập vận động thụ động được giới thiệu tại Pháp để làm cử động bàn chân hơn nữa trong khi ngủ [47]. Việc sử dụng máy tập vận động thụ động đã làm giảm số trường hợp cần phẫu thuật và nếu phẫu thuật thì cũng ít tàn phá hơn.
Năm 1990, Bensahel H. và cộng sự [21] báo cáo kết quả tốt với phương pháp VLTL (không kèm máy vận động thụ động) ở 162/338 (48%) BCK và khi phẫu thuật thêm vào ở những BCK còn lại, kết quả tốt tăng lên 291/338 (86%) BCK; trong 1 báo cáo gần đây hơn, kết quả tốt với điều trị không phẫu
Hình 1.6: Bó bột kiểu dép.
“Nguồn: Kite J., 1972” [67]
thuật tăng lên 63% ở 350 BCK (theo dõi trung bình 10 năm) [95]. Seringe R. và Atia [123] cũng tường thuật kết quả dùng phương pháp VLTL không kèm máy vận động thụ động là 50% ở 269 BCK (theo dõi trung bình 6 năm 2 tháng). Khi sử dụng thêm máy vận động thụ động, tỉ lệ thành công của điều trị không phẫu thuật cải thiện hơn nữa [47]. Năm 2000, Diméglio A. báo cáo 74% của 201 BCK từ năm 1991 đến 1997 không cần phẫu thuật và tính riêng năm 1997, chỉ 12% cần can thiệp phẫu thuật. Van campenhout A. và cộng sự [112] đánh giá kết quả vật lý trị liệu và máy tập vận động thụ động liên tục ở 60 bệnh nhân dưới 3 tháng tuổi với 100 BCK; khi theo dõi tối thiểu 18 tháng, 75% BCK cần được phẫu thuật.