PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.2.6. Phương pháp thu thập dữ liệu
Mỗi bệnh nhân đều được thăm khám, điều trị và theo dõi theo một bệnh án mẫu (phụ lục 2 và 3). Dữ liệu chứng sinh được thu thập trực tiếp từ mẹ của bé.
Nhóm chứng được thu thập theo bệnh án mẫu (phụ lục 4) là các trẻ đến khám bệnh, nằm viện hoặc là anh chị em của các trẻ mà không mắc phải bất cứ bệnh lý bẩm sinh nào.
Đánh giá mức độ nặng và kết quả sau mỗi lần bó bột theo phân loại Diméglio (phụ lục 5). Mặc dù lõm là một trong 4 biến dạng điển hình của chân khoèo, nhưng theo phân loại của Diméglio A. thì biến dạng lõm được cho điểm là biến dạng nặng – ngón tay người khám có thể lọt thỏm trong lòng bàn chân.
Đánh giá các biến chứng của bột: ban đỏ (hình 2.11), tuột bột (hình 2.12), chèn ép bột, bàn chân lồi bằng cách khám lâm sàng và thông tin từ người nhà.
Miếng xương hộp hình nêm được lấy ra
Miếng xương hộp hình nêm được chèn vào xương chêm 1
Hình 2.10: Cắt ngắn xương hộp (A), và kéo dài xương chêm 1 (B).
“Nguồn: Tachdjian, 1994” [108] A
Đánh giá các trường hợp thất bại bằng cách tìm nguyên nhân (mức độ nặng, kỹ thuật bột).
Đánh giá sự tuân thủ về thời gian mang nẹp.
Đánh giá hiệu quả của nẹp sau chỉnh sửa ban đầu với nắn chỉnh bằng tay và bó bột bằng cách theo dõi định kỳ, phát hiện những trường hợp mang nẹp sai tư thế.
Đánh giá biến dạng ngửa động (hình 2.13) và các di chứng của BCK, đặc biệt là khép nửa trước bàn chân. Đối với 1 số trẻ từ 5 tuổi trở đi, x quang bàn chân thẳng nghiêng tư thế đứng để đánh giá chính xác hơn các di chứng và xử trí (hình 2.14). Đánh giá các BCK được theo
dõi ít nhất 24 tháng.
Hình 2.13: Biến dạng ngửa động: bàn chân trái ngửa khi gập lưng.
“Nguồn: BN nghiên cứu”
Hình 2.11: Ban đỏ.
“Nguồn: BN nghiên cứu”
Hình 2.12: Tuột bột bàn chân phải.