0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (186 trang)

Phương pháp Ponseti 1 Cơ sở khoa học [89]

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ BÀN CHÂN KHOÈO BẨM SINH Ở TRẺ EM THEO PHƯƠNG PHÁP PONSETI (Trang 45 -48 )

c. tính điểm xoay trong d tính điểm khép

1.5.5. Phương pháp Ponseti 1 Cơ sở khoa học [89]

1.5.5.1. Cơ sở khoa học [89]

Biến dạng cơ bản của BCK là biến dạng của xương sên và sự di lệch vào trong của xương ghe (hình 1.7). Phần trước của xương gót nằm ở bên dưới đầu xương sên. Vị trí này gây ra vẹo trong và thuổng nửa sau bàn chân nên nỗ lực để bẻ xương gót ra ngoài mà không giạng bàn chân sẽ ép xương gót vào xương sên và không chỉnh được biến dạng vẹo trong.

Ở cả bàn chân bình thường và BCK, khối xương cổ chân không phải là một trục xoay duy nhất và các khớp ở cổ chân phụ thuộc nhau bởi cấu trúc các dây chằng. Vì vậy, sự chỉnh sửa di lệch vào trong và vẹo trong quá mức của các xương cổ chân cần có sự dịch chuyển ra ngoài dần dần và đồng thời

Hình 1.7: Biến dạng của bàn chân khoèo.

của xương ghe, xương hộp và xương gót trước khi chúng có thể được vẹo ngoài đến vị trí trung tính bằng cách dang bàn chân ở tư thế ngửa trong khi đè lên cạnh ngoài của đầu xương sên để ngăn cản sự xoay của xương sên ở cổ chân (hình 1.8).

Một khuôn bột tốt sẽ duy trì bàn chân ở vị trí được nắn chỉnh sau khi các dây chằng được kéo giãn và sau 5 ngày các dây chằng có thể tiếp tục được kéo giãn để có thể cải thiện hơn nữa mức độ nắn chỉnh.

Các xương và khớp sẽ tự điều chỉnh sau mỗi lần thay bột do mô liên kết, sụn và xương còn mềm sẽ đáp ứng với những thay đổi về hướng kích thích cơ học. Điều này đã được minh họa rõ ràng bởi Pirani S. [86] khi so sánh những biểu hiện lâm sàng và cộng hưởng từ trước, trong và sau điều trị bột, đặc biệt là thay đổi ở khớp sên ghe và khớp gót hộp (hình 1.9).

Gân gót được hình thành từ những bó colagen cứng, dày, không thể kéo giãn nên trước khi bó bột lần cuối, gân gót có thể phải được cắt qua da để chỉnh sửa hoàn toàn biến dạng gập lòng bàn chân và gân gót tái sinh lại chiều dài sau 3 tuần trong bột.

Hình 1.8: Biến dạng vẹo trong xương gót (C) được chỉnh sửa (D) khi dang bàn chân trước với điểm tì đè ở cạnh ngoài đầu xương sên (A) đến vị trí trung tính (B).

Hình 1.9: Sự thay đổi của khớp sên-ghe (B) và gót-hộp (C) ở BCK (A) trước, trong và sau bó bột.

“Nguồn: Ponseti I., et al, 2005” [89] A

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ BÀN CHÂN KHOÈO BẨM SINH Ở TRẺ EM THEO PHƯƠNG PHÁP PONSETI (Trang 45 -48 )

×