c. tính điểm xoay trong d tính điểm khép
1.5.5.2. Những bước nắn chỉnh của phương pháp [89]
Nắn chỉnh biến dạng:
Bước đầu tiên trong điều trị là nắn nửa trước bàn chân thẳng trục theo nửa sau bàn chân để chỉnh sửa biến dạng lõm (hình 1.10).
Bước tiếp theo là giạng nửa trước bàn chân càng nhiều càng tốt trong tư thế ngửa mà không gây ra khó chịu cho đứa bé. Giữ tư thế nắn chỉnh với áp lực nhẹ nhàng trong khoảng 60 giây (hình 1.11).
Hình 1.11: Kỹ thuật nắn chỉnh bằng tay trên bộ xương (A) và lâm sàng (B).
“Nguồn: Ponseti I., et al, 2005” [89]
Hình 1.10: Nắn chỉnh biến dạng lõm (A) với ngửa nửa trước bàn chân (B) để đạt cung dọc bình
thường (C).
“Nguồn: Ponseti I., et al, 2005” [89]
Phải Trái
A
B
Các bước bó bột (hình 1.12):
Phần lớn BCK được chỉnh sửa bằng nắn chỉnh vài phút, bó bột trong tư thế nắn chỉnh tối đa và nắn chỉnh – bó bột lại cách tuần.
Biến dạng khép và vẹo trong: khuôn bột đầu tiên (hình 1.12 A) cho thấy sự chỉnh sửa biến dạng lõm và vẹo trong. Khuôn bột lần 2 đến 4 (hình 1.12 B,C,D) cho thấy sự nắn chỉnh của biến dạng khép và vẹo trong. Biến dạng thuổng: biến dạng thuổng dần dần
được cải thiện cùng với sự nắn chỉnh của biến dạng khép và vẹo trong. Đây là một phần của quá trình nắn chỉnh bởi vì xương gót gập lưng khi giạng dưới xương sên. Không nên cố gắng nắn chỉnh trực tiếp biến dạng thuổng cho đến khi vẹo trong được nắn chỉnh.
Sau khoảng 4-5 lần bó bột, biến dạng khép và vẹo trong được chỉnh sửa. Cắt gân gót qua da áp dụng gần như ở tất cả các BCK để chỉnh sửa hoàn toàn biến dạng thuổng và bàn chân được giữ trong lần bột cuối cùng 3 tuần. Chỉnh sửa được duy trì bằng nẹp giạng (hình 1.13) đến 2-4 tuổi.
Hình 1.12: Hình ảnh khuôn bột theo biến dạng BCK qua các lần bó bó bột thứ 1 (A), thứ 2 (B), thứ 3 (C),
thứ 4 (D).
“Nguồn: Ponseti I., et al, 2005” [89]