Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế chính sách vĩ mô của nhà nước trung ương và địa phương theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho việc

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Lạng Sơn (Trang 99 - 106)

2. Ngoài quốc doanh 37,82 40,95 40,66 46,03 46,93 3 Đầu tư trực tiếp của nước

3.2.3. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế chính sách vĩ mô của nhà nước trung ương và địa phương theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho việc

nước trung ương và địa phương theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy nhanh nhịp độ và chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong quá trình đổi mới kinh tế, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách kinh tế vĩ mô để điều hành nền kinh tế của đất nước. Các chủ trương, chính sách đó chỉ trở thành hiện thực cuộc sống khi được các cấp chính quyền nhà nước thể chế hoá thành các chính sách, quy định, chế độ cụ thể và tổ chức chỉ đạo thực hiện nghiêm túc. Từ thực tiễn chỉ đạo, lãnh đạo tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước, qua mỗi thời kỳ, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Lạng Sơn cần có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo, từ đó có những chủ trương, giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh trong từng giai đoạn. Trong giai đoạn tới, tỉnh Lạng Sơn cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế chính sách vĩ mô của nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh nhịp độ và chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiêp hoá, hiện đại hoá của tỉnh trên một số chính sách quan trọng sau đây:

Thứ nhất:Về chính sách kinh tế nhiều thành phần

- Triển khai và thực hiện tốt nội dung Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về: Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân.

- Tăng cường hệ thống thể chế, tạo môi trường pháp lý và môi trường kinh doanh thông thoáng, chỉ đạo và tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, bình đẳng trước pháp luật.

- Tiếp tục củng cố, sắp xếp, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, các nông lâm trường quốc doanh.

Thứ hai: Chính sách giáo dục và đào tạọ nguồn nhân lực.

Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Củng cố kết quả thực hiện xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, đẩy mạnh phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Từng bước điều chỉnh quy mô và cơ cấu đào tạo theo ngành nghề, bậc học, khu vực phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực. Tiếp tục củng cố, nâng cấp hệ thống trung tâm Dịch vụ - Việc làm và dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Từng bước hoàn thiện đội ngũ quản lý, đội ngũ giáo viên dạy nghề nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra trong thời kỳ mới. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các hoạt động giáo dục đào tạo, thúc đẩy xã hội hoá giáo dục. Quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động, đào tạo (các bậc học) theo địa chỉ đối với con em các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Có chính sách thu hút, sử dụng nhân tài, nhân lực được đào tạo đáp ứng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.

Thứ ba:Về chính sách đất đai.

- Trong thời gian tới tỉnh cần thực hiện tốt Luật đất đai. Triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu mới. Giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ gia đình nông dân, khuyến khích các hộ nông dân, hộ công nhân viên chức phát triển kinh tế theo mô hình trang trại. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2006 - 2010. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các chính sách về ruộng đất trong nông nghiệp nông thôn.

- Có chính sách miễn giảm thuế đất đối với các dự án ở các huyện vùng cao. Có chính sách thuế để thúc đẩy sử dụng đất có hiệu quả.

Thứ tư:Tiếp tục đổi mới chính sách tín dụng và đầu tư.

Để thực hiện mục tiêu đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh cần: Vận dụng chính sách về tài chính, tín dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế theo định hướng ưu tiên, tập trung vốn vào chuyển dịch cơ cấu trọng tâm (các ngành, các vùng trọng điểm, mũi nhọn…). Đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ của hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng nhằm huy động tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, bổ sung vốn cho đầu tư phát triển, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế tiếp cận vốn tín dụng, được quyền vay vốn tại các ngân hàng, các tổ chức tài chính. Tạo thuận lợi về thủ tục cho vay đối với người sản xuất ở nông thôn vùng sâu, vùng xa. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân và sử dụng có hiệu quả các dự án ODA, NGO, thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tăng cường tập trung đầu tư dứt điểm nhanh, khắc phục tình trạng bố trí dàn trải, phân tán. Tiếp tục xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư tại các vùng, có cơ chế thực sự ưu đãi, thông thoáng để thu hút đầu tư ở vùng đặc biệt khó khăn. Chú trọng đầu tư nhiều hơn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống thất thoát lãng phí, tích cực đấu tranh chống tham nhũng.

Thứ năm: Thực hiện tốt chính sách xã hội đối với miền núi và đồng bào các dân tộc thiểu số.

Phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới nhằm xoá bỏ tận gốc sản xuất tự cung, tự cấp. Thực hiện tốt chương trình 134, 135 của Thủ tướng Chính phủ đối với các xã vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh: Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; hỗ trợ cho khai hoang lấy đất làm

ruộng và phát triển sản xuất; đào tạo bồi dưỡng cán bộ xã, thôn bản; cùng với việc thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu khác như: Chương trình dự án định canh, định cư; chương trình mục tiêu y tế quốc gia trạm xá xã; chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc; chương trình xoá đói giảm nghèo...nhằm tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc, từng bước rút ngắn được khoảng cách về trình độ phát triển và điều kiện sống giữa các khu vực, giữa các vùng, các xã trong tỉnh góp phần thực hiện công bằng xã hội, củng cố niềm tin của đồng bào các dân tộc vào đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

KẾT LUẬN

1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình làm biến đổi nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu là chủ yếu sang cơ cấu công - nông nghiệp - dịch vụ hiện đại. Đó là quá trình làm tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế gắn với đổi mới căn bản về công nghệ tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bền vững của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ đơn thuần là phát triển ngành công nghiệp mà còn làm thay đổi cơ cấu ngành dịch vụ, nông nghiệp và cơ cấu trong từng ngành; làm thay đổi cơ cấu vùng kinh tế và các thành phần kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cả nước và địa phương trong đó có Lạng Sơn.

2. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong những năm qua của tỉnh Lạng Sơn bước đầu đã đạt được một số thành quả nhất định: Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực, từng bước khai thác được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng tăng lên, tỷ trọng của ngành nông lâm nghiệp giảm tương ứng, phù hợp với quy luật chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cơ cấu nội bộ ngành cũng có sự chuyển dịch đáng khích lệ. Sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế về cơ bản phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước: Tỷ lệ khu vực kinh tế nhà nước có xu hướng tăng lên trong cơ cấu thành phần kinh tế của Lạng Sơn trong thời gian qua, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã có sự phát triển đáng kể, kinh tế tư nhân phát triển năng động. Qua quá trình đầu tư phát triển kinh tế, các vùng kinh

tế của Lạng Sơn được hình thành ngày một rõ nét, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và hướng vào việc thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa.

3. Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Lạng Sơn diễn ra còn chậm, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nền kinh tế vẫn đang ở trình độ phát triển thấp, năng suất và hiệu quả chưa cao, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế yếu, còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan, nội lực chưa được khai thác và phát huy một cách triệt để, có nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các tỉnh, các vùng trong cả nước. Giữa nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan thì nguyên nhân chủ quan là chính. Việc cụ thể hoá hoá của chương trình kinh tế ở từng vùng còn chậm, chủ yếu theo chính sách chung của trung ương, thiếu năng động sáng tạo nên chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn hạn chế. Tỉnh cần có những biện pháp, chính sách ưu tiên thu hút lực lượng trí tuệ vào những vấn đề trọng điểm của chính sách kinh tế, vì yếu tố con người trong lãnh đạo quản lý và tri thức chuyên môn sâu sẽ là những đột phá, mở đường cho phát triển kinh tế.

4. Để thực hiện tốt mục tiêu và phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ nay đến năm 2010, Lạng Sơn cần phải thực hiện tốt các giải pháp: Phát triển lực lượng sản xuất thông qua ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ; xây dựng kết cấu hạ tầng; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cơ cấu lao động phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phát triển và hoàn thiện quan hệ sản xuất bằng cách thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần; tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước; phát triển nhanh kinh tế trang trại và kinh tế có vốn đầu tư ngoài tỉnh và nước ngoài; sử dụng đòn bẩy lợi ích thông qua quan hệ phân phối kích thích chuyển

dịch cơ cấu kinh tế. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế chính sách vĩ mô của nhà nước Trung ương và địa phương để thúc đẩy nhịp độ và chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian tới ở Lạng Sơn.

5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một quá trình gian khổ, liên quan tới mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, không thể hoàn thành một sớm, một chiều, nhất là đối với một tỉnh miền núi biên giới như Lạng Sơn. Song với sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương bằng đường lối, chính sách của Đảng, các công cụ quản lý của Nhà nước, sự quan tâm giúp đỡ của Chính phủ, các Bộ, các ngành cùng với sự vận dụng năng động sáng tạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương và với những lợi thế và tiềm năng vốn có, là điều kiện thuận lợi để Lạng Sơn sớm chuyển dịch có hiệu quả cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sớm trở thành tỉnh giàu có của cả nước.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Lạng Sơn (Trang 99 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)