Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, các vùng kinh tế của tỉnh Lạng Sơn cũng được hình thành một cách rõ nét.
* Thời kỳ 1986-1995:
Trong tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất tỉnh Lạng Sơn năm 1986 đã từng bước hình thành các vùng sau:
(1) Vùng cây công nghiệp ngắn ngày: thuôc lá sợi vàng ở Lộc Bình, Cao Lộc, Chi Lăng, Hữu Lũng và Bắc Sơn.
(2) Vùng lạc - đậu tương: tập trung ở một số thung lũng của huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Hữu Lũng, Chi Lăng.
(3) Vùng mía: tập trung ở Hữu Lũng, Bắc Sơn. (4) Vùng cây công nghiệp dài ngày và cây đặc sản: Cây hồi (Văn Quan, Cao Lộc).
Cây sở: Cao Lộc
Cây trẩu Poocdia (Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn, Tràng Định). Cây trẩu Montala (Văn Quan, Văn Lãng, Cao Lộc, Chi Lăng).
(5) Vùng chăn nuôi đại gia súc: gồm tiểu vùng 1 (Bình Gia, Văn Lãng, Tràng Định) Tiểu vùng 2 (Lộc Bình, Đình Lập).
(6) Các vùng kinh tế lâm nghiệp: vùng gỗ lớn (Bình Gia, Bắc Sơn, Văn Lãng, Tràng Định); vùng nguyên liệu giấy như: vầu, tre, nứa (Văn Lãng, Tràng Định, Bình Gia, Bắc Sơn); vùng gỗ trụ mỏ (Lộc Bình, Đình Lập).
(7) Hình thành các cụm công nghiệp gồm:
- Cụm thị xã Lạng Sơn: chưng cất và ép dầu thực vật, hoá dược, giấy, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản, vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ.
- Cụm Đồng Mỏ - Đồng Bành: khai thác đá, cơ khí, may, sản xuất thuốc lá điếu, khai khoáng.
- Cụm Mẹt huyện Hữu Lũng: khai thác quặng phốt pho rít, sản xuất phân lân, bột nhẹ, đường, cồn, chế biến hoa quả, chế biến màu, sản xuất vật liệu xây dựng.
- Cụm Na Dương huyện Lộc Bình: khai thác than nâu, sản xuất vật liệu xây dựng, gốm xứ, chế biến màu, lương thực.
- Cụm Văn Mịch huyện Bình Gia: thuỷ điện nhỏ, sản xuất bột giấy, ép dầu, trẩu.
* Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Lạng Sơn giai đoạn 1996 - 2010 (được phê duyệt năm 1996) và Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh khoá XIII (nhiệm kỳ 2001 - 2005), đến nay quy hoạch phân vùng kinh tế như sau:
(1) Vùng kinh tế động lực thành phố Lạng Sơn - Đồng Đăng:
Đây là vùng động lực của tỉnh, bao gồm thành phố Lạng Sơn, một phần của xã Thụy Hùng, thị trấn Đồng Đăng, khu vực cửa khẩu hữu nghị của huyện Cao Lộc, có trung tâm là thành phố Lạng Sơn và thị trấn Đồng Đăng. Diện tích
tự nhiên của vùng này là 8.437 ha, dân số năm 2003 là 90,6 nghìn người. Đây là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng cả về kinh tế - chính trị - văn hoá- quốc phòng an ninh, là nơi tập trung các cơ sở công nghiệp lớn: chế biến thực phẩm, hàng cơ khí, tiêu dùng, lắp ráp điện tử, vật liệu xây dựng, tái chế hàng xuất khẩu, các trung tâm thương mại, dịch vụ và du lịch.
Đây cũng là nơi xuất phát của các tuyến đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, tuyến đường sắt Đồng Đăng - Lạng Sơn - Hà Nội. Và Đồng Đăng - Bằng Tường (Trung Quốc), tạo ra sự liên kết với các tỉnh khác trong cả nước với Trung Quốc và các nước Đông Âu, thuận lợi cho việc thông thương, giao lưu, mua bán hàng hoá.
Vùng động lực này tập trung lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ chiếm khoảng 80% tổng số trong toàn tỉnh, ở đây cũng còn tập trung các trường cao đẳng và THCN của tỉnh, các bệnh viện lớn, các trung tâm nghiên cứu khoa học, dạy nghề.
Đối với cả tỉnh, vùng kinh tế Lạng Sơn - Đồng Đăng có một vị trí, vai trò hết sức quan trọng, là trung tâm kinh tế chính trị - văn hoá của tỉnh, là động lực thúc đẩy sự phát triển của các vùng khác, hàng năm đóng góp khoảng 30 - 35% GDP của toàn tỉnh. Trong tương lai khi kết hợp với vùng kinh tế cửa khẩu, trung tâm là khu vực các cửa khẩu Tân Thanh, Đồng Đăng, Hữu Nghị, Chi Ma, Bình Nghi, và các cặp chợ biên giới, đây sẽ là khu vực có ưu thế phát triển mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ, du lịch, công nghiệp chế biến, tái chế hàng xuất khẩu, phát triển nông, lâm nghiệp gắn với an ninh quốc phòng. Hướng phát triển vùng này là hình thành các trung tâm thương mại, văn phòng đại diện, giao dịch quốc tế, các cơ sở dịch vụ có chất lượng cao.
- Vùng kinh tế Hữu Lũng - Chi Lăng và một số xã dọc theo tuyến quốc lộ 1A, trung tâm là thị trấn Mẹt của huyện Hữu Lũng, thị trấn Chi Lăng và Đồng Mỏ của huyện Chi Lăng, xác định đây là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. Diện tích tự nhiên là 150.756 ha, dân số 2003 là 192,6 nghìn người. Có tuyến đường 1A và đường sắt đi qua nên rất thuận lợi về giao thông đường bộ và đường sắt để giao lưu, vận chuyển hàng hoá với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh khác trong khu vực. Vùng này có tiềm năng lớn về sản xuất vật liệu xây dựng, hiện nay đã có nhà máy xi măng quốc phòng P78, nhà máy hóa chất Vĩnh Thịnh, các mỏ khai thác sản xuất đá phục vụ cho xây dựng, mỏ đất sét, đang chuẩn bị xây dựng nhà máy xi măng công suất 1,4 triệu tấn/năm. Trong tương lai sẽ hình thành khu công nghiệp lớn và một số khu dân cư dọc tuyến quốc lộ 1A sẽ làm thay đổi cơ bản bộ mặt của khu vực cả về kinh tế và xã hội.
Về phát triển nông nghiệp, vùng này không có thế mạnh do địa hình phức tạp, đất đai bị chia cắt manh mún bởi dãy núi Kai Kinh, không có cánh đồng tập trung, hệ thống thuỷ lợi không phát huy được hiệu quả cao. Tuy nhiên vùng này có lợi thế về trồng các loại cây ăn qủa nhiệt đới như: na, vải thiều, nhãn và có thể tập trung chuyên canh cây ăn quả để thành hàng hoá. Hàng năm đóng góp khoảng 10-15% GDP của toàn tỉnh.
- Vùng kinh tế Lộc Bình - Đình Lập: với trung tâm là các thị trấn Lộc Bình, Na Dương của huyện Lộc Bình, xác định đây là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. Diện tích tự nhiên là 218.134 ha, dân số 2003 là 107,2 nghìn người. Ở đây đang và sẽ hình thành khu công nghiệp tập trung gồm tổ hợp điện Na Dương công suất 100MW, khai thác và chế biến gỗ, chè, nhựa thông, sản xuất gốm xứ, gạch ngói, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động .
Đây là một trong những vùng có diện tích rừng thông khá lớn của tỉnh, khoảng 50- 60 nghìn ha, có diện tích đồng cỏ khá lớn để phát triển đàn gia súc. Sản phẩm chính của vùng này là điện, than, gỗ, chè và vật liệu xây dựng, với thế mạnh đó hàng năm đóng góp khoảng 13-18% GDP của toàn tỉnh. Đây là trung tâm kinh tế công - nông nghiệp và thương mại.
- Vùng kinh tế Văn Lãng - Tràng Định: với hai trung tâm là thị trấn Na Sầm và thị trấn Thất Khê. Trong tương lai sẽ có cơ cấu kinh tế: nông - công - thương mại - du lịch. Diện tích khoảng 155,6ha, dân số 112,3 nghìn người. Về giao thông có tuyến quốc lộ 4A đi Cao Bằng, quốc lộ 3B nối từ mốc 17 tây (mốc 972 mới) với tỉnh Bắc Kạn. Đặc điểm của vùng này là có đồi núi bao bọc tạo thành những thung lũng khá rộng, có nhiều suối và hồ đập tương đối thuận lợi cung cấp nước cho tưới tiêu, tiềm năng của vùng này là lúa và một số sản phẩm phục vụ cho sản xuất công nghiệp như: nguyên liệu giấy, Antimon, ngoài ra còn có mỏ nước khoáng.
- Vùng kinh tế Văn Quan - Bình Gia - Bắc Sơn: Trục trung tâm là các thị trấn Tu Đồn, Bình Gia và Bắc Sơn, diện tích 233.800 ha, dân số 178,4 nghìn người. Vùng này có đặc điểm là núi đá vôi và núi đất xen kẽ, tạo thành những thung lũng, vùng đồi thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả như: hồi, thuốc lá, quýt, mơ, mận… tuyến quốc lộ 1B đi xuyên suốt 3 trung tâm thị trấn nối liền khu kinh tế động lực Lạng Sơn - Đồng Đăng với tỉnh Thái Nguyên, tạo điều kiện thuận lợi giao lưu hàng hoá với các tỉnh phía Tây của tỉnh Lạng Sơn. Tương lai vùng kinh tế này có cơ cấu kinh tế nông - lâm - công nghiệp và du lịch.
- Vùng kinh tế cửa khẩu: trung tâm là khu vực các cửa khẩu Tân Thanh, Đồng Đăng, Hữu Nghị, Chi Ma, Bình Nghi, các cặp chợ biên giới. Đây là khu
vực có ưu thế phát triển mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ, du lịch, công nghiệp chế biến, tái chế hàng xuất khẩu, phát triển nông lâm nghiệp gắn với an ninh quốc phòng. Hướng phát triển vùng này là hình thành các trung tâm thương mại, văn phòng đại diện, giao dịch quốc tế, các cơ sở dịch vụ.
Trên cơ sở xác định và quy hoạch các vùng động lực và trọng điểm, tỉnh đã căn cứ đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh của từng vùng để có kế hoạch phát triển, cân đối đầu tư, có sự lựa chọn, ưu tiên trong từng thời kỳ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cụ thể.
Đối với các vùng động lực, vùng trọng điểm: Đã tạo ra được sự phân công lao động và bố trí dân cư giữa các vùng trong tỉnh, phát triển công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển và ngược lại, nông nghiệp phát triển góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy các vùng khác trong tỉnh cùng phát triển với nhịp độ cao hơn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng động lực, vùng kinh tế trọng điểm của Lạng Sơn cao gấp 1,3 lần so với tốc độ tăng trưởng trung bình, thời kỳ 1991 - 1995 tăng trưởng bình quân của tỉnh là 9,91%, thì các vùng động lực, vùng trọng điểm có tốc độ tăng bình quân là 13,2%, thời kỳ 1996 - 2000 tốc độ tăng trưởng bình quân cả tỉnh là 9,25% thì các vùng động lực, vùng trọng điểm có tốc độ tăng trưởng bình quân là 11,1%, đóng góp trên 68% trị giá hàng hoá xuất khẩu và 70% thu ngân sách Nhà nước, có tác động tích cực, thu hút thêm lao động và kéo theo sự phát triển của các vùng khác.
Trong công nghiệp, vùng động lực và vùng trọng điểm là nơi sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp chủ yếu và cung cấp tư liệu sản xuất, thiết bị cho nông nghiệp, cho các vùng đặc biệt khó khăn, thu hút lao động nông nghiệp, nông thôn, làm thay đổi tư duy kinh tế, lối sống, tập quán của nông dân là thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Ngược lại, nông nghiệp nông thôn
phát triển là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, cung cấp nhiều nguyên vật liệu cho công nghiệp chế biến, cung cấp nguồn lao động dồi dào cho công nghiệp (chủ yếu vẫn là lao động thủ công).
Các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, tài chính - tiền tệ, vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch cũng từ các vùng này lan toả ra nhiều nơi và đã góp phần tích cực trong việc phát triển chung của cả tỉnh.
(3) Vùng đặc biệt khó khăn.
Khái niệm vùng đặc biệt khó khăn được sử dụng từ khi có quyết định số 135/1998/QĐ - TTg ngày 31/7/1998 của thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu vùng xa.
Khởi đầu chương trình 135, tỉnh Lạng Sơn có 17 xã của hai huyện Bình Gia và Đình Lập được hưởng chính sách ưu đãi theo chương trình này. Hiện nay, toàn tỉnh có 106 xã đặc biệt khó khăn thuộc 10 huyện. Từ khi triển khai thực hiện đến hết năm 2003 đã có 743 công trình được đầu tư, nhìn chung các công trình đã được đầu tư đúng mục tiêu, đúng đối tượng và có hiệu quả. Chương trình đã thúc đẩy kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn có bước chuyển biến mới, tỷ lệ đói nghèo giảm mạnh, bình quân hàng năm giảm được từ 2,8 - 3% (tỷ lên đói nghèo các xã vùng III năm 1999 là 28,06%, năm 2001 là 24,18%, năm 2003 là 17,89%) đạt được mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, các xã trong tỉnh, góp phần thực hiện công bằng xã hội, củng cố niềm tin của đồng bào các dân tộc vào đường lối chủ trương chính sách của đảng và nhà nước, việc triển khai thực hiện chương trình cũng góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh thời gian qua.
2.2.3. Tình hình chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
Qua gần 20 năm, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, cơ cấu thành phần kinh tế tỉnh Lạng Sơn đã có những chuyển biến tích cực, từng bước khai thác được tiềm năng thế mạnh của địa phương, tốc độ tăng trưởng khá (xem bảng 2.6).
Bảng 2.6. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế ở Lạng Sơn (1986 – 2003)
Tỷ trọng (%) trong GDP Mức tăng +/giảm (%)
1986 1990 1995 2000 2003 90-86 95-90 00-95 03-00 03-86 KTNN 12,30 24,71 23,67 30,40 31,79 +12,4 - 1,04 +6,73 +1,39 +19,49 KTNN 12,30 24,71 23,67 30,40 31,79 +12,4 - 1,04 +6,73 +1,39 +19,49 KTNQD 87,70 75,29 76,33 69,56 68,02 - 12,4 +1,04 -6,77 -1,54 - 19,68 KT có vốn ĐTNN 0,04 0,19 +0,04 +0,15 + 0,19
Nguồn: Niên giám thống kê Lạng Sơn [5,6,7]
Cơ cấu thành phần kinh tế của Lạng Sơn thời kỳ 1986 - 2003 có sự chuyển dịch đáng kể cả về số lượng lẫn chất lượng.
Kinh tế nhà nước từng bước được sắp xếp lại phù hợp với yêu cầu mới. Nhiều doanh nghiệp đã thích úng với cơ chế mới và vươn lên sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tiến độ thực hiện, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước còn chậm do một số doanh nghiệp trong diện chuyển đổi còn gặp khó khăn về xác định giá trị tài sản doanh nghiệp để cổ phần hoá còn có sự chênh lệch lớn; với giá trị trên sổ sách thủ tục phê duyệt giá trị tài sản còn kéo dài, việc xử lý các khoản nợ gặp nhiều khó khăn. Trong năm 2004 đã cổ phần hoá được 6 doanh nghiệp, đạt 66,7% kế hoạch; hoàn thành chuyển đổi hình thức hoạt động một doanh nghiệp đạt 100% kế hoạch; đang hoàn thành Đề án sắp xếp, đổi mới các
nông, lâm trường quốc doanh để trình Chính phủ phê duyệt đầu năm 2005. Như vậy sau 3 năm tỉnh đã sắp xếp được 33 doanh nghiệp nhà nước trong đó: cổ phần hoá 16; chuyển công ty TNHH một thành viên 01; sát nhập 14 doanh nghiệp vào 4 doanh nghiệp khác; chuyển hình thức quản lý 01 và giải thể một doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sau khi chuyển đổi đã từng bước thích nghi với mô hình mới, ổn định sản xuất và bước đầu kinh doanh có lãi: số doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả chiếm 60%; kinh doanh kém hiệu quả chiếm 28%, còn lại mức lãi thấp và không có lãi chiếm 12%.
Kinh tế tập thể tiếp tục được củng cố và phát triển, thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và kiểm tra hoạt động sau đăng ký kinh doanh, giải thể, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đúng quy định. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 388 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký 731,2 tỷ đồng, trong đó có 42% doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, giải quyết việc làm cho trên 5000 lao động; có 238 hợp tác xã, tổng vốn điều lệ 23,2 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho 4037 lao động; có 46,7% hoạt động có hiệu quả, 35% trung bình, 18,3% kém hiệu quả.
Đặc điểm đáng chú ý trong chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế ở Lạng Sơn là tỷ trọng khu vực kinh tế nhà nước đã không ngừng tăng lên tư 12,3% năm 1986 lên 31,79% năm 2003, ngược lại khu vực ngoài quốc doanh giảm từ 87,72% năm 1986 xuống còn 68,62% năm 2003. Tỷ trọng khu vực kinh