Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Lạng Sơn (Trang 79)

2. Ngoài quốc doanh 37,82 40,95 40,66 46,03 46,93 3 Đầu tư trực tiếp của nước

3.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn

hoá nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2001 – 2010

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XIII đã xác định:

3.1.1.1. Về mục tiêu tổng quát: “Tập trung sức thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội với nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của 5 năm trước; khắc phục cho được những tồn tại, yếu kém của nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nâng cao năng lực khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo, coi trọng phát huy nhân tố con người. Tập trung giải quyết các vấn đề về việc làm, xoá đói giảm nghèo, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân. Giữ vững an ninh, đảm bảo an toàn xã hội, chính trị ổn định, củng cố quốc phòng, an ninh vững mạnh, chủ động đối phó với mọi “tình huống” [17, tr.39 40].

3.1.1.2. Về mục tiêu cụ thể: “Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm từ 10 - 10,5%. Đến năm 2005, cơ cấu kinh tế của Lạng Sơn là: Ngành nông lâm nghiệp 42%; Ngành công nghiệp - xây dựng: 16,2%; các ngành dịch vụ: 41,8%. Đến năm 2005, GDP bình quân đầu người đạt 4,9 triệu đồng (theo giá hiện hành năm 2000) tương đương 350USD, gấp 1,63 lần so với năm 2000. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 5 năm là 7.110 tỷ đồng”.

Văn kiện tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII và Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Lạng Sơn, đã đề ra mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội và cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 2001 - 2010 cụ thể như sau:

Một là, về cơ cấu kinh tế ngành:

Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông lâm ngư nghiệp, nông thôn, từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Phát triển mạnh cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây thực phẩm có

giá trị kinh tế cao theo hướng tập trung, chuyên canh, tạo nguồn hàng cho xuất khẩu và nguồn nguyên liệu ổn định lâu dài đặc biệt là nguồn nguyên liệu giấy. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm nhất là chăn nuôi trâu, bò. Phát triển mạnh kinh tế rừng, tạo mọi điều kiện để có bước đột phá về trồng rừng, kinh doanh nghề rừng và phát triển kinh tế trang trại. Nâng độ che phủ của rừng lên 45% năm 2005 và 50 - 55% vào năm 2010. Phấn đấu bình quân hàng năm thời kỳ 2001 - 2005, giá trị ngành nông lâm ngư nghiệp tăng 5,6%, thời kỳ 2006 - 2010 tăng 4,8%.

Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chuẩn bị điều kiện cho đầu tư xây dưng nhà máy xi măng 1,4 triệu tấn/năm; chế biến hàng xuất khẩu, công nghiệp lắp ráp máy nông nghiệp, khai khoáng nhỏ nhằm khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản. Chú ý các loại hình công nghiệp vừa và nhỏ; sớm quy hoạch để hình thành một số khu công nghiệp tập trung dọc tuyến quốc lộ 1A mới, để thu hút các nhà đầu tư trong nước và ngoài, tạo điều kiện để chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế. Mục tiêu bình quân hàng năm thời kỳ 2001 - 2005 giá trị ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng 18,2%; thời kỳ 2006 - 2010 tăng 12%.

Phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động thương mại, dịch vụ nhất là ở khu vực các cửa khẩu và thành phố Lạng Sơn. Tiếp tục mở rộng mạng lưới thương nghiệp quốc doanh, hợp tác xã mua bán. Xây dựng các chợ trung tâm cụm xã, trung tâm xã để tạo điều kiện cho việc cung ứng vật tư phục vụ sản xuất, cung ứng hàng tiêu dùng thiết yếu và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của nhân dân. Đa dạng hoá các loại hình du lịch để khai thác có hiệu qủa các tiềm năng du lịch trên địa bàn… Phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hàng hoá,

dịch vụ kỹ thuật, công nghệ thông tin. Huy động mọi khả năng để phát triển các ngành dịch vụ, đưa giá trị ngành dịch vụ chiếm 49,87% trong GDP vào năm 2010; bình quân hàng năm thời kỳ 2001 - 2005 giá trị ngành dịch vụ tăng 13,5%, thời kỳ 2006 - 2010 tăng 13%.

Dự báo cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Lạng Sơn năm 2010 đạt trình độ sau: - Nông - lâm ngư nghiệp: 37%

- Công nghiệp và xây dựng cơ bản: 18,1%

Đồ thị 3.1. Cơ cấu ngành kinh tế Lạng Sơn thời điểm 2005 và 2010

Ghi chú:

Nông lâm nghiệp Công nghiệp và XD Dịch vụ

Năm 2005 Năm 2010

Hai là, về cơ cấu thành phần kinh tế:

Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, trong đó quan tâm xây dựng kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Tiếp tục củng cố, sắp xếp, tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước. Quan tâm chỉ đạo phát triển các loại hình hợp tác và hợp tác xã. Quan tâm giúp đỡ kinh tế cá thể, tiểu chủ. Tạo điều kiện để các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài phát triển hướng vào các sản phẩm xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.

Ba là về cơ cấu vùng kinh tế:

Phát triển các vùng, trước hết tập trung các vùng kinh tế động lực, thành phố, khu vực kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, tạo điều kiện cho khu vực này tăng trưởng nhanh để có điều kiện hỗ trợ các vùng khác cùng phát triển. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chương trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng. Có cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật vào khu vực

này để khai thác tiềm năng, thế mạnh, giảm bớt khó khăn, cải thiện đời sống nhân dân.

Bốn là về lao động xã hội:

- Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Tập trung vào việc nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… phấn đấu đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo 20 - 22%.

- Giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc về xã hội, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động; phát triển các hoạt động văn hoá nghệ thuật; chăm lo bảo vệ sức khoẻ nhân dân; tiếp tục chỉ đạo chương trình xoá đói, giảm nghèo, đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội. Giảm tỷ lệ sinh hàng năm 0,5 - 0,6 ‰; đến năm 2005 xoá xong hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 7% (theo tiêu chí cũ).

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Lạng Sơn (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)