Nhóm giải pháp gắn với sự phát triển lực lượng sản xuất: Đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ; xây dựng kết cấu hạ tầng; nâng cao

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Lạng Sơn (Trang 87 - 94)

2. Ngoài quốc doanh 37,82 40,95 40,66 46,03 46,93 3 Đầu tư trực tiếp của nước

3.2.1. Nhóm giải pháp gắn với sự phát triển lực lượng sản xuất: Đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ; xây dựng kết cấu hạ tầng; nâng cao

chất lượng nguồn nhân lực và chuyển dịch cơ cấu lao động phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế

3.2.1.1. Đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật - công nghệ

Khoa học và công nghệ là yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường, được coi là động lực, là giải pháp quan trọng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Lạng Sơn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Khoa học và công nghệ có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản phẩm trong từng vùng, từng ngành và trong toàn bộ nền kinh tế. Trong thời gian tới, Lạng Sơn phải thực hiện chủ trương: bên cạnh tính đa dạng về trình độ trang bị kỹ thuật, đồng thời phải chọn ngành, lĩnh vực mũi nhọn để “đi tắt, đón đầu” về khoa học công nghệ, làm chủ công nghệ nhập, sáng tạo công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt, hình thức đẹp, giá cả có sức cạnh tranh; ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là công nghệ sinh học trong nông nghiệp. Cần học hỏi và áp dụng công nghệ quản lý tiên tiến của thế giới để có thể tham gia hội nhập quốc tế và khu vực.

Trong những năm tới Lạng Sơn cần:

Thứ nhất: Nhanh chóng vận dụng chính sách để xây dựng cơ chế thu hút ứng dụng và quản lý khoa học công nghệ; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học, các viện nghiên cứu trong việc nghiên cứu đề tài trực tiếp với các ngành, các cơ sở sản xuất của địa phương. Sắp xếp lại các tổ chức khoa học và công nghệ, hướng hoạt động vào phục vụ sản xuất kinh doanh; sử dụng hợp lý nguồn cán bộ khoa học và công nghệ hiện có, có chính sách ưu đãi để thu hút và

khuyến khích cán bộ kỹ thuật ở các tỉnh khác đến công tác tại tỉnh, đào tạo theo địa chỉ để tăng cường đội ngũ cán bộ và cơ cấu các ngành nghề nghiên cứu.

Thứ hai:Tăng cường nghiên cứu và đầu tư ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất và đời sống, nhất là các giống cây trồng vật nuôi; kỹ thuật bảo quản và công nghệ chế biến, nhập công nghệ mới để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao để xuất khẩu. Ưu tiên nhập công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất là lò tuynen để sản xuất gạch, công nghệ mới sản xuất xi măng, công nghệ khai thác quặng quy mô nhỏ, công nghệ làm hàng xuất khẩu, công nghệ bảo quản và chế biến… của nước ngoài để có được sản phẩm cạnh tranh trên thị trường.

Thứ ba:Từng bước đưa công nghệ thông tin vào công tác quản lý trên các lĩnh vực. Đặc biệt trong lĩnh vực: thương mại, du lịch và công nghiệp thông qua học tập, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý điều hành của các nước trong khu vực và các địa phương trong nước.

Thứ tư: Tổ chức tốt mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm nhằm áp dụng nhanh chóng và hiệu quả các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, làm cho khoa học công nghệ từng bước phát huy được vai trò, vị trí then chốt và động lực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

3.2.1.2. Xây dựng kết cấu hạ tầng

Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, trước hết là giao thông, điện, thuỷ lợi… Kết cấu hạ tầng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở một tỉnh miền núi biên giới như Lạng Sơn. Nhưng do điều kiện địa hình và vị trí địa lý

lớn, do đó cần có sự hỗ trợ tập trung của nhà nước, kết hợp với huy động sức người, sức của của nhân dân địa phương. Cụ thể:

Nâng cấp, cải tạo và xây dựng các tuyến đường giao thông bao gồm cả quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và đường giao thông nông thôn. Hệ thống giao thông phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng; tạo thuận lợi cho việc thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn; tạo ra các vùng kinh tế động lực đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh, đồng thời tạo điều kiện cho các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn khai thác được tiềm năng thế mạnh của từng vùng để chuyển dịch cơ cấu vùng với tốc độ nhanh hơn; từng bước giảm dần sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn.

Ngoài nguồn điện cấp cho Lạng Sơn được lấy từ hệ thống đ iện miền Bắc qua hai trạm 110KV, trong thời tới cần coi trọng việc đầu tư nâng cấp mạng lưới điện cho 8.610 điểm thuỷ điện cực nhỏ cấp điện cho các hộ dân cư vùng sâu, vùng xa. Trên cơ sở các nguồn điện trên với việc đưa vào vận hành nhà máy điện Na Dương công suất 100 MW, phấn đấu đến năm 2010 có 98,6% số xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đời sống, số còn lại sẽ dùng thuỷ điện nhỏ hoặc điện điêzen.

Về thuỷ lợi: Tiếp tục đầu tư, sửa chữa, nâng cấp các công trình đã có và kiên cố hoá hệ thống kênh mương, nâng cao hiệu quả sử dụng của các công trình thuỷ lợi, mở rộng diện tích tưới cho cây công nghiệp, cây ăn quả và cấp nước sinh hoạt cho khu vực nông thôn, tiếp tục đầu tư xây dựng mới các công trình thuỷ lợi nhỏ ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn phục vụ sản xuất và cấp nước sinh hoạt cho nông dân.

Tiếp tục nâng cấp, cải tạo và mở rộng hệ thống cấp nước ở thành phố Lạng Sơn; nâng cấp cải tạo hệ thống giếng, máy bơm, bể lọc, bể chữa và đường ống cấp nước ở các thị trấn huyện, các cửa khẩu… Tiếp tục triển khai thực hiện tốt chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, tranh thủ các nguồn tài trợ vốn của nhà nước, nước ngoài và huy động đóng góp của nhân dân, để xây dựng được nhiều công trình nước sạch nông thôn.

Ngành bưu điện - viễn thông tiếp tục thực hiện chiến lược tăng tốc, đảm bảo đi trước một bước, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng các hoạt động thương mại, du lịch, dịch vụ… từng bước đầu tư hiện đại hóa mạng lưới bưu điện toàn tỉnh, phát triển mạng lưới thông tin liên lạc đến trung tâm các xã, năm 2010 đảm bảo 100% các xã đều có điện thoại, phủ sóng điện thoại di động toàn tỉnh, phát triển mới 59 tuyến vi ba số đến một số xã vùng cao biên giới…

3.2.1.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cơ cấu lao động phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Để đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngoài việc tăng nhanh nguồn vốn đầu tư phát triển khoa học công nghệ, trang bị công nghệ kỹ thuật mới và xây dựng kết cấu hạ tầng cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Thứ nhất: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Con người là nhân tố quan trọng hàng đầu trong công cuộc đổi mới, trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại

hoá đất nước. Nghị quyết Trung ương lần thứ 2 (khoá VIII) đã khẳng định: Giáo dục - đào tạo cùng với khoa học công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu.

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, trình độ dân trí còn thấp, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, do vậy việc đẩy mạnh công tác giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí có ý nghĩa hết sức quan trọng cần được ưu tiên quan tâm, đẩy mạnh hơn nữa. Trong những năm tới cần củng cố và duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, xoá mù chữ, đẩy mạnh phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đi đôi với nâng cao dân trí cần quan tâm đến bồi dưỡng thể lực cho con người nhằm phát triển toàn diện con người cả về văn hoá, trí tuệ, thể chất. Cùng với việc nâng cao dân trí, phải đặc biệt quan tâm đến nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trước hết cần tập trung vào các vấn đề như :

Cần gắn chiến lược phát triển lâu dài nguồn nhân lực của tỉnh Lạng Sơn với chiến lược phát triển nguồn nhân lực chung của cả nước theo hướng xã hội hoá giáo dục - đào tạo.

Tăng nguồn kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành cho người lao động, đặc biệt chú trọng đào tạo đội ngũ lao động làm chủ được những công nghệ mới để hỗ trợ đắc lực cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Mở rộng đào tạo nghề dưới nhiều hình thức, tăng nhanh về số lượng và đa dạng hóa các loại hình trường lớp theo hướng xã hội hoá công tác đào tạo nghề hướng vào mục tiêu phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tiếp tục củng cố hệ thống các trường Cao đẳng, THCN, dạy nghề… tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Mở rộng các hình thức đào tạo, dạy nghề, các trường THCN về: kỹ thuật nông - lâm nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, tài chính, thương mai, du lịch, tin học, ngoại ngữ và quản lý kinh tế, bằng

các hình thức: chính quy, tại chức, ngắn hạn, dài hạn, trình diễn mô hình để có thể thu hút được nhiều lao động trẻ tham gia học tập ở thành thị, ở nông thôn và đồng bào dân tộc vùng cao, vùng xa. Kết hợp đào tạo tại chỗ với đào tạo ngoài tỉnh và ở nước ngoài, kể cả hợp tác, thuê chuyên gia giỏi đến giúp tỉnh.

Ở nông thôn cần quan tâm đào tạo cán bộ kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm, đào tạo nghề gắn với chuyển giao công nghệ mới, chuyển giao quy trình sản xuất, canh tác, đào tạo bồi dưỡng các chủ nhiệm hợp tác xã.

Có chế độ ưu tiên đào tạo (các bậc học) theo địa chỉ đối với con em các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

Có chế độ ưu đãi, khuyến khích cán bộ đi học đại học, sau đại học để xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật giỏi, bảo đảm tạo được cơ cấu lao động hợp lý phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Cần có cơ chế khuyến khích hữu hiệu và khả thi để thu hút, bố trí và sử dụng tốt nguồn nhân lực đã được đào tạo, huy động lực lượng tri thức trẻ về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện thuận lợi để họ phát huy đầy đủ khả năng, sở trường và nhiệt tình của họ để tạo ra năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, tạo thế và lực mới cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Thứ hai: Chuyển dịch cơ cấu lao động

Cần ý thức sâu sắc rằng: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế với chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có mối liên hệ hữu cơ không tách rời nhau. Cơ cấu lao động hợp lý là điều kiện để hiện thực hoá chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý và bảo đảm tăng trưởng nhanh. Để có sự phân

công lao động xã hội và chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tỉnh Lạng Sơn cần:

Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành, theo vùng… phải bám sát mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo vùng của tỉnh. Theo đó, lao động trong nông nghiệp và nông thôn giảm cả về tương đối và tuyệt đối, lực lượng lao động cho công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng cả tương đối và tuyệt đối, nhất là dịch vụ.

Song song với chuyển dịch cơ cấu số lượng lao động là sự chuyển dịch cơ cấu về chất lượng và trình độ theo yêu cầu của ngành, nghề, đặc biệt là các ngành trọng điểm, mũi nhọn của tỉnh.

Chuyển dịch cơ cấu trình độ phải đi liền với phân công sử dụng hợp lý lao động chuyên môn kỹ thuật.

Chuyển dịch cơ cấu lao động thông qua cơ cấu nhiều thành phần kinh tế, phải gắn liền với việc giải quyết việc làm tại chỗ để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc ở các vùng trong tỉnh.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Lạng Sơn (Trang 87 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)