Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển kinh tế thị trường, thực hiện chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Lạng Sơn (Trang 85 - 86)

2. Ngoài quốc doanh 37,82 40,95 40,66 46,03 46,93 3 Đầu tư trực tiếp của nước

3.1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển kinh tế thị trường, thực hiện chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế

Kinh tế thị trường là hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hoá. Như đã phân tích trong chương 2, Lạng Sơn cũng như các địa phương khác chịu ảnh hưởng lâu dài của cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp và gắn liền với nó là một cơ cấu kinh tế “trì trệ”, “khép kín” đã cản trở và chậm tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự hình thành và phát triển kinh tế thị trường ở nước ta. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là yêu cầu cần thiết khách quan để đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thị trường và mở cửa là nhằm phát huy lợi thế so sánh và hiệu quả kinh tế của địa phương trong sản xuất và trao đổi, trong cả nước và trong quan hệ kinh tế quốc tế. Theo hướng đó, phải đảm bảo cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường thông suốt trong nước và thông thoáng với bên ngoài phù hợp với yêu cầu của các quy luật kinh tế vốn có của kinh tế thị trường, phân công lao động và hợp tác quốc tế. Do vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời phải gắn với phát triển kinh tế thị trường, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Có như vậy, Lạng Sơn mới có thể phát huy được nguồn lực nội sinh của nền kinh tế, tranh thủ vốn, công nghệ của nước ngoài, sử dụng lợi thế so sánh để khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, nhanh chóng thành một tỉnh giàu có.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Lạng Sơn (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)