Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và nội bộ ngành

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Lạng Sơn (Trang 46)

2.2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã xác định: Phải dứt khoát sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý, trong đó các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế, các hoạt động sản xuất có quy mô và trình độ kỹ thuật khác nhau phải được bố trí cân đối, liên kết với nhau, phù hợp với điều kiện thực tế, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định. Để thực hiện sự sắp xếp đó, trước hết phải bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư [9, tr.47].

Thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước, Tỉnh uỷ Lạng Sơn đã đề ra nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng cho được cơ cấu kinh tế nông - lâm - công nghiệp trên địa bàn huyện, tạo thêm những nhân tố mới để hình thành cơ cấu kinh tế công - nông - lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo triển khai việc bố trí đúng cơ cấu sản xuất và đầu tư, phát triển mạnh công nghiệp toàn diện với tốc độ nhanh hơn trước, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đẩy mạnh xuất

nhập khẩu và liên kết kinh tế, đồng thời bổ sung thêm chương trình sản xuất vật liệu xây dựng khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất vật liệu xây dựng tại địa phương.

Kết quả của việc thực hiện nhiệm vụ chiến lược trên, trong giai đoạn 1986 - 1990, ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ bắt đầu có sự phát triển mới. Đến năm 1990, cơ cấu kinh tế ngành của Lạng Sơn là: nông - lâm - ngư nghiệp: 63,71%; công nghiệp - xây dựng: 9,24% và thương mại - dịch vụ: 27,06%.

Quán triệt tinh thần của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991), Đại hội đại biểu tỉnh đảng bộ lần thứ XI đã xác định: Giai đoạn 1991 - 2003: “Tích cực chuyển dịch nền kinh tế nông lâm nghiệp mang tính tự nhiên, tự cấp tự túc sang nền kinh tế nông lâm sản hàng hoá nhiều thành phần, phát huy thế mạnh của một tỉnh miền núi biên giới, gắn nông lâm nghiệp với công nghiệp khai thác và chế biến với quy mô vừa và nhỏ hiệu quả; khai thác tốt thương mại, du lịch và dịch vụ. Phấn đấu tăng thu nhập quốc dân từ 1,5 đến 2 lần so với hiện nay” [15, tr.24].

Theo phương hướng đó, nền kinh tế Lạng Sơn đã thực sự chuyển mình, cơ cấu các ngành kinh tế đã có sự thay đổi rõ rệt (Xem bảng sau):

Bảng 2.1: Cơ cấu ngành kinh tế thời kì 1986 - 2003

Đơn vị tính: %

Năm 1986 1990 1991 1995 2000 2003 2004*

Tổng số 100 100 100 100 100 100 100

Nông - Lâm nghiệp và thuỷ sản

63,17 63,71 59,45 62,10 51,07 45,19 43,83

Công nghiệp - xây dựng

8,32 9,24 9,87 9,01 12,53 16,82 17,81

Nguồn : Niên giám thống kê Lạng Sơn [ 7], [41] Qua số liệu của bảng 2.1. cho thấy:

Cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp và thuỷ sản đã có những bước phát triển khá, đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá. Các vùng tập trung cây ăn quả, cây công nghiệp, cây đặc sản có thế mạnh tiếp tục được phát triển. Các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao bắt đầu được đưa vào sản xuất. 2003, tỉnh đã hoàn thành cơ bản việc giao đất, giao rừng; thế mạnh của kinh tế đồi rừng đã được khai thác. Tỷ trọng nông - lâm nghiệp trong GDP giảm dần trong các năm. Năm 2004 tỷ trọng nông lâm nghiệp là 43,83% so với 63,17% năm 1986 giảm 19,34%.

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã vượt qua thời kỳ khó khăn của những năm đầu đổi mới, dần thích ứng với cơ chế thị trường. Tỉnh đã tiến hành mở rộng đầu tư và đưa vào sản xuất một số xí nghiệp, nhà máy như: nhà máy xi măng, gạch, điện, nước, phân xưởng ván sàn tre, một số cơ sở chế biến hoa quả… Xác định rõ phương hướng phát triển công nghiệp địa phương. Tiến hành sắp xếp, củng cố lại một số doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng năm 2004 là 17,81% so với 8,32% năm 1986 tăng 9,49%. Năm 2005 trở đi tốc độ dịch chuyển của ngành công nghiệp - xây dựng còn tăng hơn nữa do tổ hợp than điện Na Dương hoạt động.

Lĩnh vực thương mại - dịch vụ, kinh tế cửa khẩu là một thế mạnh của Lạng Sơn trong giai đoạn này đã được khai thác và phát huy hiệu quả. Du lịch - dịch vụ đã có bước phát triển khá, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến Lạng Sơn ngày một đông. Các cửa khẩu Lạng Sơn đã phát huy được vai trò là đầu mối, trung tâm trao đổi thương mại quan trọng trong phát triển quan hệ

với Trung Quốc và các nước trong khu vực. Tỷ trọng của ngành thương mại dịch vụ trong GDP của tỉnh được tăng nhanh trong các năm. Năm 2004, tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ đạt 38,36% so với 28,51% năm 1986 tăng 9,75%.

2.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

- Thứ nhất, Chuyển dịch cơ cấu ngành nông - lâm nghiệp, ngư nghiệp. Từ những năm 1990 lại đây, lĩnh vực nông - lâm nghiệp và phát triển nông thôn đã có bước phát triển, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng, phát triển kinh tế và giữ vững ổn định kinh tế - xã hội của tỉnh. Cụ thể:

Về giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

Bảng 2.2. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (theo nghĩa hẹp)

(Theo giá so sánh 1994) Đơn vị tính: triệu đồng 1995 2000 2001 2002 2003 Tổng số 793.376 865.784 934.049 993.797 1022.359 Trồng trọt 594.347 636.236 700.560 740.605 748.086 Chăn nuôi 198.345 220.717 224.468 243.657 264.130 Dịch vụ 684 8.831 9.021 9.535 10.143

Nguồn: Niên giám thống kê Lạng Sơn [7]

Về cơ cấu trong nội bộ ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá:

Bảng 2.3. Chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản thời kì 1990 - 2003

Đơn vị tính: %

Năm 1990 1995 2000 2003

Tổng số 100 100 100 100

+ Trồng trọt 57,81 55,95 49,63 49,52

+ Chăn nuôi 22,55 19,94 16,90 17,24

+ Dịch vụ 0,08 1,02 0,99

- Lâm nghiệp 19,43 24,02 32,26 32,10

- Thuỷ sản 0,21 0,09 0,19 0,39

Nguồn: Niên giám thống kê Lạng Sơn [7]

Từ số liệu của bảng 2.3, cơ cấu nông nghiệp giảm từ 80,36% năm 1990 xuống còn 67,75% năm 2003; lâm nghiệp tăng từ 19,43%. Năm 1990 lên 32,10% năm 2003; Thủy sản cũng đã có sự chuyển biến nhất định.

- Về cơ cấu nông nghiệp năm 2003, trồng trọt: 67,9%; chăn nuôi 31,1%. Tổng sản lượng lương thực có hạt toàn tỉnh đạt 252,426 tấn, vượt 10,3% so với Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra; bình quân đầu người 347,2kg/người. Cơ cấu nông lâm nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính, là mặt trận hàng đầu của nền kinh tế Lạng Sơn.

+ Phân tích sâu và cụ thể hơn cho thấy:

Trồng trọt là ngành chiếm tỷ trọng chủ yếu tuy có giảm ở các năm từ 2000 trở lại đây giá trị sản xuất ngành trồng trọt vẫn tăng từ 594,347 triệu đồng năm 1995 lên 748,086 triệu đồng năm 2003 tăng 1,26 lần. Có được kết quả như vậy là do có sự chuyển đổi cơ cấu cây lương thực, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất như đưa các giống lúa, ngô, có năng suất, chất lượng vào sản xuất ngày càng tăng (chiếm 85% - 90% diện tích đất gieo trồng), thủy lợi được quan tâm đầu tư các quy trình kỹ thuật thâm canh tiên tiến đã đưa năng suất, sản lượng các giống cây trồng vật nuôi tăng lên nhanh chóng.

Diện tích cây lương thực tăng từ 59,704 ha năm 1991 lên 63,516 ha năm 2003; năng suất lúa 17,7 tạ/ha năm 1991 tăng lên 39,3 tạ/ha năm 2003 (tăng 21,6

tạ/ha). Diện tích trồng ngô được tăng từ 10,670 ha năm 1996 lên 15,033 năm 2003; sản lượng từ 27029 tấn năm 1996 lên 61.748 năm 2003.

Cây thực phẩm chủ yếu là rau, đậu các loại, diện tích tăng từ 3839 ha năm 1996 lên 5301 ha năm 2003. Sản lượng rau tăng từ 13,356 tấn năm 1996 lên 35,371 tấn năm 2003. Đặc biệt diện tích, sản lượng khoai tây tăng khá nhanh do nhân dân mở mang diện tích và đưa các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất (khoai tây Hà Lan). Vùng trồng khoai tây tập trung ở Lộc Bình, Tràng Định, Văn Lãng. Một loại cây trồng khác cũng đem lại thu nhập cao cho bà con nông dân, đang được đầu tư trồng nhiều ở các xã ven sông Kì Cùng (Lộc Bình, Cao Lộc) là cây dưa hấu. Các loại rau đặc sản có giá trị kinh tế cao của tỉnh đã được phát huy thế mạnh, mạng lại thu nhập cao cho người lao động được đưa vào sản xuất ngày càng tăng như rau cải ngồng, cải làn…

Cây công nghiệp ngắn ngày của tỉnh chủ yếu phát triển ở một số cây có giá trị kinh tế cao, tạo sản phẩm hàng hoá như cây thuốc lá, lạc, đỗ tương. Đã đưa giống mới vào sản xuất góp phần tăng sản lượng hàng hoá. Diện tích các cây công nghiệp ngắn ngày ổn định khoảng 7000 - 8000 ha/năm. Do mức đầu tư thâm canh chưa cao, do vậy chưa tạo ra sự đột biến trong sự tăng trưởng của cây công nghiệp ngắn ngày. Cây thuốc lá tăng năng suất từ 11 tạ/ha năm 1993 lên 14,4 tạ/ha năm 2003; đỗ tương năng suất từ 9,7 tạ/ha lên 11 tạ/ha. Ngoài ra các loại cây như : Lạc, mía, gừng… năng suất cũng tăng lên hàng năm.

Cây công nghiệp lâu năm của Lạng Sơn chủ yếu là cây hồi, cây chè,cây ăn quả. Diện tích sản lượng một số cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản nhất là cây ăn quả tăng nhanh, bước đầu hình thành một số vùng chuyên canh tập trung có sản lượng hàng hoá khá lớn như: vùng hồi ở Văn Quan, Bình Gia, Cao Lộc, Văn Lãng, Tràng Định; vùng na Chi Lăng; vùng vải thiều Hữu Lũng, Chi Lăng;

vùng quýt Bắc Sơn; hồng Bảo Lâm; vùng chè Đình Lập; vùng thuốc lá ở Bắc Sơn; vùng thông ở Lộc Bình, Đình Lập. Cây hồi từ năm 1990 trở lại đây được phát triển mạnh từ 9000 ha năm 1990 lên 30000 ha năm 2003. Sản lượng hồi bình quân hàng năm từ 6000 - 7000 tấn hồi khô, góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đồi rừng, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân, làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi. Cây chè giá thành cao, do việc đầu tư chuyển đổi giống có năng suất, chất lượng cao còn chậm vì vậy diện tích giảm xuống còn 630 ha năm 2002, nhưng đến năm 2003 tăng lên 760,7 ha, sản lượng năm 2003 đạt 30,8 tạ/ha. Cây ăn quả có tổng diện tích tăng mạnh, đến năm 2003 là 19,266 ha, tăng 5,6 lần so với năm 1993, chủ yếu là cây quýt, cây hồng, na, nhãn, đào, vải…

+ Ngành chăn nuôi đã bước đầu chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, sử dụng các loại giống vật nuôi có năng suất cao như: Đàn bò được thay thế dần bằng giống bò lai sin; 80% giống gia cầm là giống mới: gà Tam hoàng, gà Lương phượng, vịt siêu trứng; trên 80% đàn lợn sử dụng giống lợn lai hướng nạc… đã hình thành một số mô hình chăn nuôi trang trại, chăn nuôi với qui mô tương đối lớn các loại gia súc, gia cầm. Theo niêm giám thống kê tỉnh Lạng Sơn 2003: Số lượng gia súc, gia cầm toàn tỉnh năm 1991 so với năm 2003 có sự thay đổi cụ thể như sau: trâu tăng từ 184.012 con lên 188.145 con; bò tăng từ 29.054 con lên 48.423; lợn từ 194.262 con lên 333.580; con gia cầm từ 1.611.100 con tăng lên 3.641.800 con.

- Về lâm nghiệp:

Đến năm 2003, tỉnh đã hoàn thành cơ bản việc giao đất, giao rừng. Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh, phục hồi rừng tự nhiên, phát huy, khai thác tiềm năng đất đai tài nguyên rừng, bảo vệ tốt số

diện tích rừng hiện có. Thông qua các chương trình, dự án như: Chương trình 327 (chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc), chương trình PAM, chương trình trồng rừng Việt - Đức, chương trình trồng rừng theo chương trình trồng rừng mới 5 triệu ha rừng… Đến hết năm 2004 độ che phủ rừng đạt 40,48% (năm 1997 độ che phủ của rừng là 25, 8%). Các khu rừng kinh tế, vùng cây nguyên liệu của tỉnh đã được hình thành như: Vùng cây công nghiệp ở Văn Quan, Văn Lãng, Bình Gia; vùng cây bạch đàn, keo Hữu Lũng, Chi Lăng; vùng thông Lộc Bình, Đình Lập. Kinh tế trang trại bước đầu hình thành và có sự phát triển. Hiện nay, toàn tỉnh có 158 trang trại, trong đó có 88 trang trại trồng cây lâu năm, trang trại lâm nghiệp bình quân 34 ha đất, trang trại trồng cây ăn quả bình quân 7 - 8 ha. Các trang trại đã được giao đất, ổn định, các chủ trang trại chủ động đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thu nhập tương đối ổn định. Kinh tế trang trại được quan tâm phát triển góp phần đa dạng hoá, chuyên môn hoá trong sản xuất nông lâm nghiệp, phát triển thị trường, khai thác, quản lí tốt hơn tiềm năng đất đai, tạo việc làm cho người lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.

- Về thủy sản đã bắt đầu được khôi phục và phát triển. Trong năm 2003 diện tích tăng 6,8% sản lượng tăng 6,4% so với năm 2002 (chủ yếu là cá nước ngọt).

Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

Về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành kinh tế gồm: Công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước.

Ngành khai thác mỏ năm 1995 chiếm đến 41,4% trong cơ cấu nội ngành, đến năm 2003 chỉ còn 13,5%. Nguyên nhân là do thời kỳ đó, khai thác than nâu

Na Dương đang phát triển. Sau khi nhà máy xi măng Bỉm Sơn cải tạo công nghệ, không sử dụng than Na Dương nữa thì sản lượng than giảm mạnh, thêm nữa là nhà máy hoá chất Vĩnh Thịnh bị thu hẹp sản xuất, nên giá trị chung của ngành đã giảm xuống. Năm 1997, Chính phủ quyết định đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Na Dương, cùng với việc xây dựng các công trình giao thông đã tạo điều kiện cho những đơn vị thuộc nhóm ngành khai thác phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng (như đá…) có sự phát triển. Các đơn vị khai thác tận thu khoáng sản (Bô xít, quặng, sắt…) cũng có bước tăng trưởng. Tương lai ngành sẽ có sự phát triển ổn định hơn khi nhà máy nhiệt điện Na Dương đi vào hoạt động chính thức năm 2005.

Bảng 2.4. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn (1995 - 2003)

(Tính theo giá so sánh 1994)

Năm Tổng số

Chia theo ngành công nghiệp Khai

thác mỏ

Chế biến SX, phân phối điện, nước 1. Giá trị sản xuất ( triệu đồng) 1995 2000 2001 2002 2003 94.451 227.011 244.666 287.467 325.511 39.088 35.830 33.467 36.875 43.992 40.680 168.570 186.035 221.653 248.759 14.683 22.611 25.164 28.939 32.760 Cơ cấu % 1995 2000 2001 2002 2003 100 100 100 100 100 41,4 15,8 13,7 12,8 13,5 43,1 74,3 76,0 77,1 76,4 15,5 10,0 10,3 10,1 10,1

Ngành công nghiệp chế biến tăng tỷ trọng từ 43,1% năm 1995 lên 76,4% năm 2003. Trong đó, nhóm ngành cơ khí điện tử và hàng tiêu dùng (lắp ráp điện tử, điện lạnh, máy bơm nước, sản xuất động cơ điện, linh kiện xe máy, đồ nhựa…) mặc dù là nhóm ngành mới hình thành nhưng có bước tăng trưởng khá, tạo ra bước chuyển dịch trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp. Do có sự đầu tư, đưa vào vận hành một số cơ sở sản xuất mới như hai dây chuyền gạch tuy nen

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Lạng Sơn (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)