2. Ngoài quốc doanh 37,82 40,95 40,66 46,03 46,93 3 Đầu tư trực tiếp của nước
2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế và những vấn đề bức xúc đặt ra
2.3.2.1. Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất, về khách quan: Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, biên giới, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp so với mức bình quân chung của cả nước, địa bàn rộng, phức tạp, đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn cho xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất kinh doanh… Hạn chế khả năng thực hiện những mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thứ hai, về chủ quan của địa phương:
- Quy hoạch tổng thể của tỉnh tuy đã xác định phương hướng, chủ trương cụ thể cho phát triển kinh tế, những việc cụ thể hoá của chương trình kinh tế ở từng vùng còn chậm, chủ yếu theo chính sách chung của trung ương, thiếu năng động sáng tạo nên quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá chưa rõ nét.
- Trình độ, năng lực cán bộ quản lý, của bộ phận cán bộ công chức của tỉnh còn hạn chế. Trình độ dân trí so với mặt bằng còn thấp. Tỷ lệ đội ngũ lao động được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật rất thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở địa phương.
- Hoạt động xuất nhập khẩu còn mang tính tự phát. Chậm tạo môi trường thông thoáng để thu hút vốn đầu tư. Thiếu cơ chế khuyến khích ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhất là trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp và nông thôn.
Thứ ba: Về môi trường thể chế vĩ mô của Nhà nước, Trung ương:
- Hệ thống luật pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành luật trong nền kinh tế thị trường đang ở giai đoạn hình thành, chưa đầy đủ và chưa đồng bộ…
- Sự quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế nhiều thành phần còn có mặt hạn chế. Các thành phần kinh tế chưa thực sự bình đẳng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Môi trường đầu tư chưa thật thông thoáng, hấp dẫn…
2.3.2.2. Những vấn đề bức xúc đặt ra:
Từ những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đã đưa ra ở trên, trong thời gian tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Lạng Sơn cần tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc sau đây:
ã Hoàn thiện quy mô tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, nhất là quy hoạch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010.
ã Đẩy nhanh và gắn việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong tất cả các ngành nông, lâm ngư nghiệp, công nghiệp xây dựng, thương mại du lịch, dịch vụ, quản lí.
ã Khai thác triệt để lợi thế về kinh tế cửa khẩu để phát triển thương mại, dịch vụ bằng cách đầu tư hơn nữa trong việc phát triển khu kinh tế cửa khẩu, tạo điều kiện phát triển nhanh một số ngành công nghiệp như chế biến, đóng gói… các loại hàng hoá xuất khẩu và đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phát triển nhanh các hoạt động thương mại - dịch vụ - du lịch… Từ đó phát huy lợi thế so sánh về vị trí địa lý, tạo động lực thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo, từng bước rút ngắn khoảng cách giữa các khu vực, các vùng của tỉnh.
ã Tạo điều kiện để nâng cao dân trí mở rộng các hình thức đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật cho người lao động quan tâm đào tạo các cán bộ kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm… nhằm nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo. Chăm lo
đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý. Có chính sách thu hút cán bộ, lao động có trình độ ở miền xuôi lên công tác ở miền núi.
ã Có chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, sử dụng đúng mục đích, tránh lãng phí, có hiệu quả để phát triển.
ã Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện việc vận dụng sáng tạo và phù hợp với địa phương cơ chế và chính sách kinh tế và chính sách xã hội của nhà nước, tạo điều kiện thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với việc củng cố và tăng cường an ninh quốc phòng trên địa bàn Lạng Sơn trong thời gian tới.
Chƣơng 3