Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Lạng Sơn (Trang 70 - 77)

2. Ngoài quốc doanh 37,82 40,95 40,66 46,03 46,93 3 Đầu tư trực tiếp của nước

2.3.1.Đánh giá chung

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá chính là nội dung cốt yếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Từ thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1986 nhất là từ 1991 đến nay của tỉnh Lạng Sơn có thể đưa ra một số đánh giá như sau:

2.3.1.1. Thành tựu đạt được:

Thứ nhất, cơ cấu kinh tế ngành có bước chuyển dịch tích cực và đúng hướng tạo được khả năng để từng bước khai thác và phát huy được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

Bảng 2.8: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Lạng Sơn (1986 - 2003)

Tỷ lệ % So sánh các mốc 1986 1990 1995 2000 2003 90-86 95-90 00-95 03-00 03-86 Cả tỉnh 100 100 100 100 100 NLNTS 63,17 63,71 62,10 51,07 45,19 0,54 -1,61 -11,03 -5,88 -17,98 CN-XD 8,32 9,24 9,01 12,53 16,82 0,92 -0,23 3,52 4,29 8,50 TM-DV 28,51 27,06 28,89 36,40 37,99 -1,45 1,83 7,51 1,59 9,48

Nguồn: Niên giám thống kê Lạng Sơn [7]

Từ bảng trên, chúng ta thấy: Tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng tăng lên, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp giảm tương ứng, phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Cơ cấu kinh tế ngành của Lạng Sơn so với cả nước, năm 2003 tương ứng là: Nông lâm nghiệp thuỷ sản: 45,19% và 21,8%; Công nghiệp - xây dựng 16,82% và 39,97%; thương mại dịch vụ 37,99% và 38,23%. Như vậy, sự khác biệt của cơ cấu kinh tế ngành của Lạng Sơn so với cả nước nói chung chủ yếu nằm trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và nông lâm nghiệp. Sự khác biệt đó là do các nguyên nhân: điều kiện địa lý tự nhiên, do trình độ dân trí và do lịch sử để lại. Trên thực tế, cơ cấu kinh tế ngành của Lạng Sơn hiện nay chủ yếu là: Nông - lâm nghiệp - Thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng cơ bản. Nếu như thương mại - dịch vụ vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng như thời gian qua, thì trong tương lai, cơ cấu kinh tế ngành của Lạng Sơn có thể là: Thương mại - dịch vụ - Nông lâm nghiệp - Công nghiệp xây dựng cơ bản.

Thứ hai: Cơ cấu nội bộ ngành có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phù hợp với thực tế địa phương Lạng Sơn.

Cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp, nông thôn có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm, chăn nuôi tăng, ngành nghề từng bước được khôi phục và phát triển, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng tập trung phát triển cây lương thực nhằm đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn; phát triển mạnh một số cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá. Nhờ các chính sách trợ giá, trợ cước giống cây lương thực đã góp phần đưa

nhanh tỷ lệ giống mới vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay thế giống địa phương có năng suất chất lượng kém.

Phát triển lâm nghiệp và kinh tế đồi rừng đã thể hiện rõ hơn là thế mạnh của một tỉnh miền núi. Mô hình kinh tế trang trại trong những năm gần đây đang trên đà phát triển phong phú về chủng loại, đa dạng về hình thức. Các trang trại đã thu hút lực lượng lao động dư thừa đáng kể ở nông thôn nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động, nhiều trang trại là những hình mẫu về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn một cách có hiệu quả.

Thương mại - dịch vụ và nhất là kinh tế cửa khẩu đã có bước phát triển vượt bậc, đóng góp to lớn vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu du lịch và dịch vụ tại các khu vực kinh tế cửa khẩu đã góp phần tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, tăng nguồn lực đầu tư phát triển tại các khu vực cửa khẩu, kích thích phát triển kinh tế xã hội ở các khu vực phụ cận, kích thích sản xuất nông công nghiệp, xây dựng phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, kinh tế vùng, tạo thêm nhiều công ăn, việc làm cho người lao động. Thông qua các hoạt động này, góp phần mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo bầu không khí hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau, xây dựng vùng biên giới Việt - Trung vững mạnh toàn diện, đảm bảo an ninh quốc gia.

Thứ ba:Sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế tương đối toàn diện về cơ bản phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước (Xem bảng sau).

Bảng 2.9: Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

Tỷ lệ (%) So sánh các mốc 1986 1990 1995 2000 2003 1990 - 1986 1995 - 1990 2000 - 1995 2003 - 2000 2003 - 1986

Cả tỉnh 100 100 100 100 100

NN 12,30 24,71 23,67 30,40 31,79 12,41 -1,04 673 1,39 19,49

NQD 87,70 75,29 76,33 69,56 68,02 -12,41 1,04 -6,77 -1,54 -19,68

ĐTNN 0,04 0,19 0,15 0,19

Nguồn: Niên giám thống kê Lạng Sơn [7]

Thứ tư: Chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế có bước tiến bộ mới, bước đầu đã hình thành các vùng kinh tế và các trọng điểm kinh tế theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như đã phân tích ở mục 2.2.2, chương 2.

Thứ năm: Thành tựu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Lạng Sơn trong thời gian qua đã đem lại hệ quả:

Tăng trưởng kinh tế đạt mức khá cao: GDP tăng 3,82 lần, từ 604,8 tỷ đồng năm 1985 lên 2313,6 tỷ đồng năm 2003. GDP bình quân đầu người từ 1,09 triệu đồng lên 4,15 triệu đồng (từ 80 USD năm 1986 lên 276 USD năm 2003) và năm 2004 đạt 5,111 triệu đồng.

Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được tăng lên rõ rệt, bộ mặt của cả nông thôn lẫn thành thị của tỉnh được đổi mới. Đến nay, Lạng Sơn về cơ bản không còn hộ đói; tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 24,07% năm 1993 xuống còn 11% năm 2000 (theo tiêu chí cũ) và từ 19,60% năm 2000 (theo tiêu chí mới) xuống 12,51% năm 2003. Năm 2004 có 15.042 hộ thoát nghèo, giảm tỷ lệ nghèo còn 9,98% theo tiêu chí mới, giảm được 2,52% so với năm 2003.

Thu ngân sách trên địa bàn kể cả thu thuế xuất nhập khẩu qua biên giới và thu nội địa tăng liên tục qua các năm, năm sau cao hơn năm trước.

An ninh chính trị xã hội được củng cố và tăng cường.

Một là, Cơ cấu kinh tế nông thôn vẫn mang nặng tính thuần nông, tự cấp, tự túc, sản xuất hàng hoá chậm phát triển, nhất là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, chưa gắn vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến, chủ yếu vẫn phát triển tự phát, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Trình độ lao động thấp, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ rất hạn chế. Hiện nay, giá trị bình quân sản xuất trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp (năm 2003) khoảng 15 - 17 triệu đồng/ha, (trong khi mục tiêu cần đạt từ 30 - 40 triệu đồng/ha vào năm 2010 bình quân toàn tỉnh). Trong nhiều năm, nông nghiệp vẫn chiếm 70% lực lượng lao động xã hội, 80% dân số sống ở nông thôn. Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn hiện nay thấp hơn 6 lần so với thu nhập bình quân đầu người ở đô thị. Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn như: giao thông, thuỷ lợi, điện, các cơ sở bảo quản và chế biến nông, lâm sản… còn thiếu và lạc hậu.

Hai là: Thương mại dịch vụ tuy có bước tăng trưởng nhanh, nhưng xét trong nội bộ ngành dịch vụ thì sự chuyển dịch cơ cấu của một số phân ngành dịch vụ vẫn rất chậm và thiếu tính tích cực; trên 50% giá trị của ngành dịch vụ vẫn thuộc các ngành sử dụng ngân sách nhà nước (khối quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, giáo dục đào tạo, y tế, hoạt động văn hoá, khoa học, Đảng, Đoàn thể). Các ngành: thương nghiệp, tài chính, tín dụng, vận tải, bưu chính viễn thông có sự chuyển dịch nhưng không đáng kể.

Hoạt động thương mại - dịch vụ, kinh tế cửa khẩu còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có của tỉnh. Kinh tế cửa khẩu mới chỉ tập trung vào hoạt động xuất nhập khẩu; các loại hình dịch vụ; tài chính, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, vận tải, kho bãi, kho ngoại quan… chưa phát triển được, việc thanh toán biên mậu còn gặp nhiều khó khăn, chưa đảm bảo an toàn,

gây trở ngại cho việc mở rộng và nâng cao hiệu quả trong hoạt động thương nghiệp, xuất nhập khẩu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lạng Sơn chưa có chiến lược về mặt hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp địa phương chưa chủ động nắm bắt thị trường nên khi thị trường trong nước, ngoài nước có biến động thì thường là bị động, số lượng, chủng loại hàng hoá, kim ngạch xuất khẩu trực tiếp của địa phương đạt thấp.

Lĩnh vực du lịch tuy có phát triển nhưng do thiếu quy hoạch và đầu tư tập trung nên cơ sở vật chất phục vụ du lịch còn hạn chế, chất lượng thấp, chưa thực sự hấp dẫn du khách. Khách du lịch đến Lạng Sơn chủ yếu vẫn là khách tham quan kết hợp với mua sắm hàng hoá trong ngày.

Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng cấm, hàng giả diễn biến phức tạp, nhất là tại các khu vực nhạy cảm, gây không ít khó khăn cho lực lượng chống buôn lậu. Mặt khác, do mặt trái của cơ chế thị trường tác động, lại thiếu sự kiểm tra thường xuyên nên đã xảy ra một số vụ việc vi phạm pháp luật, gây dư luận xấu trong nhân dân.

Ba là: Ngành công nghiệp - xây dựng có tốc độ phát triển cao, tương đối ổn định. Nhưng nhìn chung công nghiệp của tỉnh còn nhỏ bé, trình độ quản lý thấp, công nghệ lạc hậu, năng lực cạnh tranh của từng sản phẩm còn hạn chế, một số cơ sở có vốn đầu tư khá lớn thì gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, trong tiêu thụ sản phẩm (như sản xuất bột giấy, giấy, khung cửa nhựa, ván sàn tre). Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp - xây dựng được duy trì chủ yếu do sự phát triển của xây dựng và công nghiệp vật liệu xây dựng do nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng và nhà ở trong thời gian qua.

Bốn là: Cơ cấu thành phần kinh tế chuyển dịch tuy có tiến bộ song còn chậm chưa tương xứng với thế mạnh của tỉnh có vùng kinh tế cửa khẩu.

Tỷ lệ khu vực kinh tế nhà nước, hiệu quả hoạt động của phần lớn các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn không cao; tình hình tài chính của một số doanh nghiệp thiếu lành mạnh như: vốn bị chiếm dụng, nợ khó đòi chiếm tỷ lệ cao, mất khả năng thanh toán, sức cạnh tranh yếu kém tồn tại được là nhờ chính sách bao cấp, hạn chế hoạt động của thị trường của các cấp, các ngành chủ quản. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh quy mô còn nhỏ bé, trình độ phát triển chưa cao, thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, năng lực quản lý còn hạn chế.

Năm là: Chuyển dịch cơ cấu lao động và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn yếu, cơ cấu lao động chưa hợp lý. Tuy số lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật của Lạng Sơn năm 2002 đã tăng gấp 2,44 lần so với năm 1989, lao động không có chuyên môn kĩ thuật vẫn là chủ yếu (84,63%) và đặc biệt ở khu vực nông thôn, lao động không có chuyên môn kĩ thuật vẫn chiếm đại bộ phận 92,05%. Sự thiếu hụt về lao động có chuyên môn kĩ thuật đã, đang và sẽ là trở ngại mang tính nội sinh làm cản trở tiến trình phát triển của tỉnh khi chuyển sang giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Sáu là, việc huy động các nguồn lực cho đầu tư và phát triển còn nhiều mặt hạn chế, chưa tạo được môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Hiệu quả đầu tư một số chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội đạt thấp, nhất là đầu tư từ nguồn ngân sách, tín dụng nhà nước. Cơ cấu vốn đầu tư đã có sự điều chỉnh nhưng mới chỉ giới hạn trong nguồn vốn ngân sách và chủ yếu tập trung cho kết cấu hạ tầng, đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh nhất là khu vực ngoài quốc doanh chủ yếu vẫn là tự phát, chưa có định hướng rõ ràng.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Lạng Sơn (Trang 70 - 77)