Tổng quan đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường thể chế ở Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Lạng Sơn (Trang 38)

trường thể chế ở Lạng Sơn

- Về đặc điểm tự nhiên

Lạng Sơn là một trong những tỉnh biên giới phía Bắc có đường biên giới khá dài với Trung Quốc (253 km). Dọc biên giới là các đồi núi thấp với hai cửa khẩu quốc gia (Chi Ma và Bình Nghi), hai cửa khẩu quốc tế (Hữu nghị và Đồng Đăng), 7 cặp chợ đường biên, là những điểm giao lưu theo đường bộ rất thuận lợi sang Trung Quốc và tới các nước Châu Á và Châu Âu khác. Vị trí giao thông thuận lợi, nằm trên các đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B… nối Lạng Sơn với Thủ đô Hà Nội, cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân, Quảng Ninh, các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Cao Bằng… Cho phép Lạng Sơn mở rộng giao lưu kinh tế không chỉ với các tỉnh Đồng Bằng và Trung du Bắc Bộ, đặc biệt là với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm, mà còn thông qua thủ đô Hà Nội và cảng Cái Lân tới khắp mọi miền của Tổ quốc và các châu lục trên thế giới.

Ở vĩ độ từ 21o

19' - 22o27' vĩ bắc, 106o06' - 107o21' kinh đông, Lạng Sơn có nền nhiệt không quá cao, trung bình tổng nhiệt từ 7600O

- 7800o, mùa Đông tương đối dài (5 tháng) và khá lạnh. Là vùng ít mưa, lượng mưa trung bình nhiều năm là 1200 - 1500 mm. Độ cao trung bình 251m. Khí hậu Lạng Sơn tuy nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, nhưng khí hậu Lạng Sơn có nét đặc thù của khí hậu á nhiệt đới:

- Vùng khí hậu núi cao Mẫu Sơn

- Vùng khí hậu núi thấp (Chi Lăng, Hữu Lũng) - Vùng khí hậu núi vừa, núi thấp phía Đông

Độ ẩm cao, trung bình 82% và phân bố tương đối đều trong năm. Do vậy, cho phép Lạng Sơn có thể phát triển đa dạng, phong phú các loại cây trồng, ôn đới, á nhiệt đới và nhiệt đới. Đặc biệt các loại: Hồi, Trám, Quýt, Hồng, Đào, Lê, Thông, Chè, Cà Phê và các cây lấy gỗ…

Hệ thống sông, suối của Lạng Sơn gồm: Sông Kỳ Cùng, Sông Thương, các sông ngắn Quảng Ninh, và các con sông, suối nhỏ khác cung cấp nước sinh hoạt, nước sản xuất và xây dựng các trạm thuỷ điện nhỏ phục vụ sinh hoạt.

Lạng Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 8305,21 km2

trong đó: diện tích đất nông nghiệp: 72.219 ha, chiếm 8,82% diện tích tự nhiên; diện tích đất lâm nghiệp có rừng: 323,072 ha, chiếm 38,9%; diện tích đất chưa sử dụng: 414344,6 ha, chiếm 49,97%; còn lại là các loại đất khác. Đất đai của Lạng Sơn thích hợp với nhiều loại cây trồng và vật nuôi.

Diện tích rừng của Lạng Sơn đến 31/12/2003 là 322,820 ha. Trong đó: rừng trồng: 137.363 ha; rừng tự nhiên: 185.457 ha. Rừng kinh tế có 176.950 ha; rừng phòng hộ 129.402 ha; rừng đặc dụng: 16.468 ha.

Lạng Sơn có nguồn tài nguyên tương đối đa dạng và phong phú. Một số loại có trữ lượng khá lớn như: Than nâu có ngọn lửa dài Na Dương (Lộc Bình) trữ lượng khoảng 100 triệu tấn, than bùn Bình Gia 100.000 tấn; Phốt phoríc ở Hữu Lũng còn khoảng 73.000 tấn, Bôxít khoảng 20.000 tấn; đá vôi xi măng và đá vôi vật liệu xây dựng rất phong phú, điều kiện khai thác thuận tiện; đá ốp lát Vũ Lễ (Bắc Sơn) với trữ lượng khoảng 21 triệu m3

ở huyện Lộc Bình khoảng 22,5 triệu tấn… ngoài ra còn nhiều loại khoáng sản khác với trữ lượng đáng kể.

Lạng Sơn là tỉnh có nhiều danh lam, thắng cảnh. Tiêu biểu là động Tam Thanh, Nhị Thanh, Chùa Tiên, Nàng Tô Thị, Ải Chi Lăng, Hang Gió, Núi Mẫu Sơn, cửa khẩu Hữu Nghị… góp phần khắc hoạ một cách đậm nét và phong phú về vẻ đẹp thiên nhiên, truyền thống lịch sử của đất nước.

- Về đặc điểm kinh tế - xã hội

Sau gần 20 năm đổi mới, nhất là từ năm 1996 trở lại đây, cùng với sự phát triển của cả nước, kinh tế - xã hội Lạng Sơn đã có bước phát triển đáng kể. Tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP) giai đoạn 1996 - 2000 bình quân hàng năm tăng 9,25%; năm 2002 tăng 9,13%; năm 2003 tăng 10,02%; giai đoạn 2001 - 2003 tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm đạt 9,96%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp trong GDP giảm dần. Thế mạnh về kinh tế cửa khẩu, du lịch, dịch vụ, xuất nhập khẩu từng bước được khai thác và phát huy hiệu quả. Công nghiệp địa phương đang từng bước phát triển, nhiều cơ sở sản xuất được đầu tư xây dựng và hoạt động tương đối hiệu quả. Kết cấu hạ tầng của tỉnh trong những năm gần đây đã được tăng cường đầu tư xây dựng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, điện, thông tin liên lạc, trường học, bệnh viện… Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân dầu người năm 2003 bằng 2,86 lần năm 1986 (đã loại trừ yếu tố tăng giá). Tình hình chính trị - xã hội, an ninh quốc phòng ngày một ổn định, vững chắc.

Dân số trung bình của Lạng Sơn là 727.081 người mật độ dân số trung bình tương đối thấp: 87,5 người/km2, gồm 1 thành phố và 10 huyện với 226 xã, phường. Lạng Sơn là một địa bàn quần cư, thống nhất của 35 dân tộc anh em [số

liệu tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/1999], trong đó chủ yếu là dân tộc Nùng 42,96%, dân tộc Tày 35,91%, dân tộc Kinh 16,49%, dân tộc Dao 3,46%, và các dân tộc khác 1,18%. Đến 1/7/2002, lực lượng lao động của tỉnh Lạng Sơn là 439.295 người trong độ tuổi lao động bằng 60% tổng dân số, trong đó đa số là lao động trẻ, là nguồn nhân lực lớn cùng cấp cho phát triển kinh tế - xã hội. Song đây cũng là một thách thức, một sức ép về việc làm và các vấn đề xã hội khác. Dân số Lạng Sơn sống chủ yếu ở nông thôn miền núi, chiếm 81% so với tổng số. Tính đến 1/7/2002 cả tỉnh Lạng Sơn có 286.238 người làm việc trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp, chiếm 77,64%, so với tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, trong khi đó lao động trong ngành công nghiệp xây dựng chỉ chiếm 3,67%, lao động trong nhóm ngành dịch vụ chiếm 16,68%… Điều này cho thấy trình độ phát triển công nghiệp và đô thị hoá còn thấp, cản trở việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Lạng Sơn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo (từ sơ cấp, học nghề trở lên) của Lạng Sơn đã không ngừng tăng lên, năm 1996 tỷ lệ này là 8,29%, năm 2002 là 15, 37%, năm 2004 là 19,6%. Tuy vậy, lao động không có chuyên môn kỹ thuật vẫn là chủ yếu (80,4%) và đặc biệt ở khu vực nông thôn lao động không có chuyên môn kỹ thuật vẫn chiếm đại bộ phận (92,05%).

Nền kinh tế Lạng Sơn đã có tốc độ tăng trưởng ngày một cao, tính ổn định, bền vững của tăng trưởng ngày càng được củng cố, đời sống nhân dân các dân tộc ngày càng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Đến hết năm 2004 toàn tỉnh có khoảng 79,6% số xã có đường ô tô đi lại được bốn mùa, tỷ lệ số xã có điện lưới quốc gia là 89%, với 77,8% số hộ được dùng điện; 11 huyện thị, thành phố thuộc tỉnh đều có hệ thống cung cấp nước sạch, với 50% số hộ ở nông thôn được dùng nước sạch; 226 xã phường, thị trấn có trạm y tế; 98% số hộ được nghe đài Tiếng nói Việt Nam, 70% số hộ được xem truyền hình Việt Nam;

các công trình giáo dục đào tạo được quan tâm đầu tư; các công trình phúc lợi công cộng khác được đầu tư thoả đáng; góp phần nâng cao dân trí, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Lạng Sơn (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)