2. Ngoài quốc doanh 37,82 40,95 40,66 46,03 46,93 3 Đầu tư trực tiếp của nước
3.2.2. Nhóm giải pháp về quan hệ sản xuất
3.2.2.1. Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, tăng cường vai trò của kinh tế nhà nước, kinh tế trang trại và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần là giải pháp nhằm phát huy tiềm năng, khai thác các nguồn lực và tinh thần trách nhiệm của tất cả các lực lượng kinh tế - xã hội tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trong thời gian tới để giữ vững và phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước cần:
- Tiếp tục thực hiện sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước theo Nghị quyết Trung ương 3 và Trung ương 9 - khóa IX: Sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước theo hướng thu gọn và có hiệu quả cao; đẩy mạnh việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; chuyển các doanh nghiệp nhà nước giữ 100% vốn sang hoạt động theo chế độ công ty dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; thực hiện tốt chủ trương giao, bán, khoán, cho thuê đối với các doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ, xây dựng một số doanh nghiệp chủ lực của tỉnh làm nòng cốt cho kinh tế nhà nước.
- Tiến hành sắp xếp nông lâm trường quốc doanh theo Nghị quyết số 28 của Bộ Chính trị.
- Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước, thực hiện một bước lành mạnh hoá tài chính và lao động của doanh nghiệp.
- Chỉ đạo xây dựng các mô hình liên kết liên doanh giữa kinh tế nhà nước với các thành phần kinh tế khác trong đó kinh tế nhà nước là trung tâm của sự liên kết nhằm phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
- Ứng dụng những thành tựu mới nhằm đổi mới công nghệ đi đôi với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm nâng sức cạnh tranh hàng hoá của các doanh nghiệp nhà nước về chất lượng và với chi phí thấp.
Hai là, đối với kinh tế tập thể và kinh tế trang trại: - Đối với kinh tế tập thể:
+ Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về phát triển kinh tế tập thể.
+ Tập trung củng cố phát triển và mở rộng các hình thức hợp tác, hợp tác xã hiện có nhất là các lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh để phát triển: nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ sản xuất, đời sống ở địa bàn nông thôn và đô thị.
+ Tích cực phát triển các hình thức hợp tác, hợp tác xã mới. Phát triển các hình thức hợp tác, liên kết công nghiệp, nông nghiệp và thương mại, doanh nghiệp và kinh tế hộ theo nguyên tắc tự nguyện. Liên kết liên doanh giữa kinh tế hợp tác và kinh tế nhà nước như: mô hình hợp tác, liên kết giữa xí nghiệp nông công nghiệp chè Thái Bình (huyện Đình Lập) với các hợp tác xã vùng chè và các hộ trồng chè.
+ Tiếp tục cụ thể hóa các cơ chế, chính sách phù hợp với từng ngành, từng vùng để khuyến khích và hỗ trợ kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã. (chính sách đất đai, chính sách tài chính tín dụng, chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng...).
+ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Liên minh hợp tác xã tỉnh, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đối với phát triển kinh tế tập thể.
- Đối với kinh tế trang trại:
+ Tiếp tục thực hiện tốt chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nông lâm nghiệp của Đảng và nhà nước, tạo điều kiện phát triển mạnh kinh tế trang trại, nhằm khai thác tiềm năng vốn có của tỉnh miền núi.
+ Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển sản xuất hàng hóa các hình thức hợp tác giữa hợp tác xã và chủ trang trại (hợp tác xã cung cấp vốn, vật tư, bao tiêu sản phẩm... tạo điều kiện cho các chủ trang trại phát triển sản xuất kinh doanh).
+ Ngoài các chính sách hiện hành của nhà nước cần nghiên cứu, xây dựng một số chính sách thực sự khuyến khích về cho thuê đất, thuế sử dụng đất đối với từng địa bàn, lĩnh vực và trong thời gian nhất định, hấp dẫn thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế trang trại.
Ba là, đối với các thành phần kinh tế khác:
- Tạo môi trường thuận lợi về thể chế và tâm lý xã hội cho các loại hình kinh tế tư nhân trong tỉnh phát triển mạnh để nó trở thành một bộ phận quan trọng trong cơ cấu thành phần kinh tế. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo hướng nhanh chóng, thuận tiện nhưng vẫn đảm bảo chặt chẽ, đúng luật. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về phát triển kinh tế tư nhân. Khuyến khích kinh tế tư nhân đầu tư vào sản xuất, kinh doanh làm dịch vụ các lĩnh vực nhà nước không cấm. Ưu tiên phát triển trong các lĩnh vực: nông lâm nghiệp, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông lâm sản, dịch vụ và những lĩnh vực thu hút nhiều lao động. Các cấp chính quyền, các ngành chức năng căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cần nêu cao vai trò trách nhiệm của mình thực hiện đầy đủ chức năng quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân.
- Tạo cơ chế và môi trường thông thoáng hấp dẫn để có thể thu hút kinh tế tư nhân ngoài tỉnh, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, nâng tỷ trọng của thành phần kinh tế này trong cơ cấu các thành phần kinh tế. Cần nhấn mạnh rằng sự có mặt của các thành phần kinh tế này là điều kiện có
tầm quan trọng để Lạng Sơn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh và trở thành tỉnh giàu có.
3.2.2.2. Sử dụng đòn bẩy lợi ích thông qua quan hệ phân phối, kích thích chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thực hiện chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là thừa nhận những hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất nhằm thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất và coi các thành phần kinh tế trong sản xuất - kinh doanh theo pháp luật đều là “bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. Để khai thác, sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh riêng về kỹ thuật, vốn, lực lượng lao động, kinh nghiệm quản lý của các thành phần kinh tế phải sử dụng đòn bẩy lợi ích thông qua quan hệ phân phối - đó chính là động lực bên trong thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đảm bảo lợi ích của người lao động trong các thành phần kinh tế theo các hình thức phân phối: phân phối theo lao động (được áp dụng đối với thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể); phân phối theo vốn, tài sản và các nguồn lực (thuộc các thành phần kinh tế ngoài kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể); phân phối thông qua phúc lợi tập thể và xã hội (được tiến hành trên toàn xã hội). Thực hiện nghiêm túc chế độ lương, hợp đồng lao động, bảo hiểm... cho người lao động trong các thành phần kinh tế. Đối với các doanh nghiệp nhà nước đã tiến hành cổ phần hóa, sắp xếp lại cần quan tâm thực hiện chính sách đối với số lao động dôi dư.