5. Lao độn g thương bin h xã hộ
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
5.1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu và điều tra, khảo sát thực tế về việc hoàn thiện cơ
chế “một cửa” trong cải cách thủ tục hành chính tại các huyện tỉnh Hải Dương, tôi rút ra một số kết luận như sau:
Thứ nhất, về mặt lý luận, luận văn đã đưa ra các khái niệm về thủ tục hành
chính, cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính, cơ chế “một cửa”; ý nghĩa
của thủ tục hành chính, vai trò của cơ chế “một cửa” trong cải cách thủ tục hành chính. Đưa ra các yếu tốảnh hưởng đến tình hình thực hiện cơ chế “một cửa” trong cải cách thủ tục hành chính đó là: chính sách về cắt giảm thủ tục hành chính; trình
độ, năng lực và chếđộ đãi ngộ của cán bộ công chức; cơ chế phối hợp giữa các cơ
quan chuyên môn; trang thiết bị, cơ sở vật chất; cơ chế thanh tra, kiểm tra. Về cơ sở
thực tiễn đã đánh giá mô hình cơ chế “một cửa” thí điểm và kinh nghiệm triển khai thực hiện tại một sốđịa phương.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu việc tình hình thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” thì việc giải quyết thủ tục hành chính đã đạt được những kết quả tích cực, hiệu quả công việc ngày càng tăng, số lượng hồ sơ tiếp nhận nhiều, hồ sơ tiếp nhận, giải quyết chủ yếu tập trung ở lĩnh vực tài nguyên và môi trường: Tại thành phố Hải Dương là năm 2011 tiếp nhận 20.382 hồ sơ, năm 2012 là 17.587 hồ sơ, năm 2013 là 20.761 hồ sơ; tỷ lệ giải quyết công việc năm sau tăng hơn so với năm trước: năm 2011 đạt 95,65%, năm 2013 tỷ lệ giải quyết là
97,89%. Tại thị xã Chí Linh, năm 2011 tiếp nhận 7.494 hồ sơ, năm 2013 tiếp nhận
11.600 hồ sơ, tỷ lệ giải quyết năm 2011 là 96,25%, năm 2013 đã tăng lên 97,85%.
Tại huyện Tứ Kỳ, số lượng hồ sơ tiếp nhận năm 2012 là 7.341 hồ sơ, năm 2013 là
8.070 và huyện Ninh Giang, năm 2012 tiếp nhận 1.503 hồ sơ, năm 2013 là 2.360 hồ
sơ, tỷ lệ giải quyết hồ sơ năm trước tăng lên so với năm sau. Về số lượng giấy tờ, thời gian đi lại, thời gian lấy kết quả theo quy định giảm 50% so với việc giải quyết
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82 thủ tục hành chính trước kia không có cơ chế “một cửa”.
Từ kết quả điều tra, khảo sát người dân và cán bộ công chức cho thấy: khi người dân đến liên hệ, nộp hồ sơ vị trí làm việc của bộ phận “một cửa” thuận tiện, dễ tìm. Cơ sở vật chất đánh giá cơ bản đáp ứng được yêu cầu công việc, 65% ý kiến
đánh giá hiện đại, 35% đánh giá bình thường, lạc hậu là 0%. Việc niêm yết công
khai tại bộ phận có nhưng không đầy đủ, phù hợp, thiếu nội dung niêm yết, 18% ý
kiến đánh giá chưa đầy đủ và không phù hợp;. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công
chức đều làm việc với tình thần trách nhiệm tận tâm, tận tuỵ với công việc được giao. Trong việc xem xét hồ sơ của người dân cán bộ công chức hướng dẫn thủ tục, hồ sơđầy đủ, một lần, dễ hiểu, hiện tượng nhũng nhiễu, tiêu cực phần lớn là không có, thủ tục hồ sơ còn phức tạp, khó hiểu. Tuy nhiên một số cán bộ hướng dẫn còn
khó hiểu do trình đọ chuyên môn hạn chế, làm trái chuyên ngành đào tạo; tinh thần
trách nhiệm còn có 24% đánh giá làm cho xong nhiệm vụ, 3% đánh giá thiếu trách
nhiệm. còn có hiện tượng vòi vĩnh, nhũng nhiễu, tiêu cực. Thời gian giải quyết thủ tục hành chính còn một số không đúng ngày hẹn, quá ngày hẹn. Việc bàn giao hồ sơ từ bộ
phận “một cửa” tới cơ quan chuyên môn thực hiện đúng quy trình, quy định. Do chưa xây dựng được quy chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn, nên việc phối hợp còn chưa tốt: 18/29 phiếu, 62% ý kiến đánh giá trung bình, 14% đánh giá chưa tốt. Thiết bị, cơ sở vật chất, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa được quan tâm.
Thứ ba, một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện cơ chế “một cửa” trong cải cách thủ tục hành chính, cụ thể như: việc niêm yết công khai thủ tục hành chính
còn chưa đầy đủ, nội dung niêm yết còn không phù hợp; thủ tục hành chính vẫn còn
rườm rà, chưa thống nhất; cán bộ, công chức trình độ chuyên môn một số còn chưa
đáp ứng, còn thiếu trách nhiệm; sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn chưa tốt; chưa quan tâm đến cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin; Công tác kiểm tra,
giám sát, thanh tra chưa chặt chẽ, chế tài xử lý trách nhiệm vi phạm chưa nghiêm.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công tác tuyên truyền về chưa được quan tâm.
Thứ tư, từ việc nghiên cứu thực trạng khi thực hiện cơ chế “một cửa” trong cải cách thủ tục hành chính tại UBND cấp huyện tỉnh Hải Dương, đề tài đề xuất một
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83 số giải pháp để hoàn thiện cơ chế “một cửa”, gồm: tăng cường rà soát, đơn giản hóa
thủ tục hành chính; Nâng cao trình độ, năng lực và quan tâm chếđộđãi ngộ cho đội
ngũ cán bộ, công chức; tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn;
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường cơ chế thanh tra, kiểm tra,
giám sát; quan tâm công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách thủ tục hành chính
thông qua cơ chế “một cửa”.
5.2. Kiến nghị
Qua phân tích, đánh giá số liệu, nghiên cứu đề tài ta thấy được vai trò quan trọng của công tác cải cách thủ tục hành chính thông qua cơ chế "một cửa" tại UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Việc triển khai công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" tại các huyện tỉnh Hải Dương cần thực hiện các giải pháp với phương châm vận dụng sáng tạo với tinh thần dân chủ, trách nhiệm và tổ chức thực hiện có hiệu quả sẽ góp phần quan trọng trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:
1. Đối với UBND tỉnh Hải Dương:
- Phát huy mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa vai trò chỉ đạo, điều hành của người
đứng đầu các ngành, các cấp trong việc triển khai cơ chế "một cửa".
- Ban hành các văn bản chỉ đao các đơn vị nhanh chóng chấn chỉnh lại hoạt
động của bộ phận "một cửa" cửa nhằm đảm bảo tính thống nhất trong tổ chức thực hiện ở tất cả các đơn vị.
- Xây dựng, ban hành các đề án mới quy định cơ chế liên thông trên nhiều
lĩnh vực.
- Ban hành bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng về dịch vụ Một cửa, quy định
rõ các tiêu chí như: thời gian làm việc, thái độ tiếp công dân/tổ chức, đồng phục,
biển tên, quy trình xử lý từng loại hồ sơ giấy tờ, trang bị cơ sở vật chất, trình độ
năng lực cán bộ công chức.
Xây dựng Kế hoạch giám sát, thanh, kiểm tra việc triển khai thực hiện cơ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84
2. Đối với UBND cấp huyện:
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, tính
chuyên nghiệp, trách nhiệm, sự năng động, trung thực, kỷ cương, gương mẫu, tận
tâm phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội trong giải quyết công việc của cán bộ, công
chức, nhất là cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận một cửa.
- Thường xuyên rà soát, đánh giá các quy định hành chính, TTHC để
kiến nghị đơn giản hóa hoặc loại bỏ những TTHC rườm rà, không cần thiết; giảm
chi phí, rút ngắn thời gian giải quyết, bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao
trách nhiệm của cơ quan nhà nước.
- Định kỳ tổ chức thực hiện khảo sát đểđánh giá nghiêm túc mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước để có giải pháp chấn chỉnh kịp thời.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85