Vai trò của cơ chế "một cửa" đối với giải quyết thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế một cửa trong cải cách thủ tục hành chính tại ubnd cấp huyện tỉnh hải dương (Trang 27 - 28)

Có thể đánh giá cơ chế "một cửa" là một sáng kiến, bước đột phá trong quá

trình cải cách hành chính ở nước ta. Nó đã tạo ra được chuyển biến đáng kể trong

hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, tạo sựđồng tình, ủng hộ cao của nhân

dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính, nâng cao trình độ

nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức, chấm dứt quan niệm "xin - cho" nơi bộ máy công quyền.

Cơ chế "một cửa" thực sự đã tạo ra một diện mạo mới, phát triển chất và lượng ở mức độ cao hơn so với thời kỳ trước. Thủ tục hành chính giờđây được thực hiện một cách đơn giản, nhanh chóng, thuận lợi làm giảm đi các phí tổn, phiền toái cho người dân một cách không cần thiết. Đây là điều có ý nghĩa hết sức to lớn

không chỉ mang ý nghĩa thúc đẩy các quan hệ xã hội phát triển thuận lợi mà còn

mang ý nghĩa chính trị sâu sắc. Nhân dân thông qua cơ chế này thấy rõ được nhà

nước là nhà nước phục vụ nhân dân. Những biểu hiện lạc hậu như hách dịch, cửa quyền, trì trệ... không còn chỗ tồn tại trong cơ chế mới, tiến bộ. Lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ngày càng được củng cố vững chắc.

Không chỉ vậy, cơ chế này cũng góp phần đẩy nhanh tiến trình cải cách hành

chính, xây dựng nền hành chính nhà nước lành mạnh, sử dụng đúng quyền lực và

hoạt động có hiệu quả. Việc thực hiện cơ chế và từng bước hoàn thiện cơ chếđã kéo

theo nhiều cải cách quan trọng các yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước như

thể chế, chế độ phân cấp mạnh mẽ cho các cấp chính quyền, chuyển giao sang khu

vực tư...

Xuất phát từ yêu cầu phối hợp công tác trong mô hình "một cửa", các cơ

quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân bắt buộc phải tự rà soát, hoàn thiện quy chế

hoạt động của mình, tổ chức sắp xếp lại bộ máy một cách khoa học, tinh giản biên chế, sử dụng đúng người, đúng việc. Phong cách làm việc, tiếp xúc với dân của đội

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18

ngũ cán bộ, công chức, viên chức có những nét chuyển biến tích cực, ngày càng gần

dân hơn, thông cảm với những khó khăn của nhân dân để hướng dẫn họ hoàn thành

thủ tục hành chính theo quy định một cách tiết kiệm, hiệu quả nhất.

Chính những tác động hiệu quả, cụ thể của việc thực hiện cơ chế "một cửa" thời gian qua nên cơ chế này vẫn được tiếp tục triển khai và hệ thống trong thời gian tới. Đồng thời sẽ được tiếp tục thu thập ý kiến, áp dụng rộng rãi ở các cấp kể

cả Trung ương và thực hiện thí điểm cơ chế "một cửa" liên thông ở một số địa

phương, một số ngành có liên quan.

Mô hình này cụ thể hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc cải

thiện mối quan hệ công việc giữa cơ quan hành chính nhà nước và cá nhân, tổ chức,

cải thiện một bước bộ mặt của nền hành chính quốc gia hướng đến mục tiêu một

nền hành chính phát triển, hành chính phục vụ.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế một cửa trong cải cách thủ tục hành chính tại ubnd cấp huyện tỉnh hải dương (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)