Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế một cửa trong cải cách thủ tục hành chính tại ubnd cấp huyện tỉnh hải dương (Trang 79 - 80)

5. Lao độn g thương bin h xã hộ

4.3.5Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra

Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra chưa chặt chẽ, chế tài xử lý trách nhiệm vi phạm chưa nghiêm: dẫn đến tình trạng một số cán bộ còn nhũng nhiễu,

hách dịch, thiếu trách nhiệm, đùn đẩy trong công việc.Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban

hành kế hoạch, chương trình kiểm tra, giám sát việc giải quyết TTHC trên địa bàn

tỉnh. Mục đích việc kiểm tra nhằm nâng cao trách nhiệm, tinh thần, thái độ phục vụ

công dân, tổ chức của các cơ quan hành chính và của cán bộ, công chức nhằm đảm

bảo kỷ cương, đồng thời phát hiện những sai phạm của công chức, cơ quan, đơn vị đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm những trường họp công chức, cơ

quan vi phạm kỷ luật hành chính đã gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu với công

dân trong quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC. Nhìn chung, công tác kiểm tra

còn mang tính hình thức, xử lý chưa triệt để, còn nương nhẹ. Do vậy, cần phải có

giải pháp tích cực cho công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra quá trình thực hiện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70

4.3.6 Công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" "một cửa"

Công tác tuyên truyền về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” chưa được quan tâm, phổ biến rộng rãi: do vậy chưa tạo ra những bước chuyển biến căn bản trong nhận thức về trách nhiệm thực thi công vụđối với cán bộ, công chức. Một số cán bộ, công chức chưa tuân thủ các yêu cầu của việc giải quyết TTHC theo cơ chế mới, do vẫn còn tư duy suy nghĩ theo lối cũ. Vì vậy, những cán bộ, công chức này không tha thiết với chủ trương, đôi khi làm cản trở và giảm đi phần nào ý nghĩa chính trị, xã hội mà cơ chế này mang lại lợi ích cho mọi người, về phía công dân, tổ chức chưa được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về cơ chế “một cửa” nên

khi cần phải liên hệ công việc, họ vẫn trực tiếp đến phòng ban chuyên môn để

liên hệ. Bên cạnh dó, một bộ phận không nhỏ người dân sử dụng mối quan hệ

thân quen để giải quyết công việc, họ không quan tâm đến cơ chế “một cửa”, do

vậy không phát huy cao được tính công khai, dân chủ, minh bạch trong công tác

cải cách hành chính.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế một cửa trong cải cách thủ tục hành chính tại ubnd cấp huyện tỉnh hải dương (Trang 79 - 80)