Là phương pháp kết hợp lý luận về cơ chế "một cửa" với thực tế triển khai thực hiện, đem lý luận phân tích thực tế, từ phân tích thực tế lại rút ra lý luận cao hơn. Từ
việc xem xét lại những thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút ra những kết luận cho khoa học và thực tiễn về cơ chế "một cửa".
3.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tảđể thông qua các số liệu thống kê có thể phản ánh thực trạng, tình hình triển khai các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND cấp huyện. Để đạt được mục đích đề ra, kết quảđiều tra sẽđược phân tích thông qua phương pháp thống kê mô tả. Các tiêu chí thống kê mô tả thực trạng giải quyết thủ tục
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33
hành chính theo cơ chế “một cửa” trên địa bàn UBND cấp huyện, qua đó đánh giá cụ
thể kết quả thực hiện cơ chế “một cửa” trong cải cách thủ tục hành chính.
3.2.2.2 Phương pháp so sánh
Trên cơ sở số liệu điều tra, sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá động thái phát triển của công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” theo thời gian và không gian, so sánh mức độảnh hưởng của các yếu tốđến việc thực hiện cơ chế “một cửa” trong cải cách thủ tục hành chính. So sánh, đối chiếu các chỉ tiêu, số lượng hồ sơ giải quyết qua các năm từđó tổng hợp, đánh giá những nét chung, nét
riêng của chỉ tiêu được so sánh. Trên cơ sởđó có thểđánh giá được một cách khách
quan thực trạng việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, đưa ra các giải pháp cụ thể, tối ưu nhất.
3.2.2.3 Phương pháp quan sát
Là phương pháp tri giác có mục đích, có kế hoạch về cơ chế "một cửa" và quá trình triển khai cơ chế "một cửa" trong những điều kiện khác nhau, tại các địa bàn khác nhau nhằm thu thập những số liệu, sự kiện cụ thểđặc trưng cho quá trình diễn biến để từđó tìm ra phương pháp, giải pháp hoàn thiện cơ chế "một cửa".