Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện cơ chế “một cửa” trong cải cách thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế một cửa trong cải cách thủ tục hành chính tại ubnd cấp huyện tỉnh hải dương (Trang 29 - 31)

cách thủ tục hành chính

Có nhiều yếu tốảnh hưởng đếnviệc thực hiện các thủ tục hành chính theo cơ

chế “một cửa”, trong nghiên cứu này, tôi chỉ nêu ra một số yếu tố chủ yếu sau:

2.1.5.1 Chính sách về cắt giảm thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính là do yêu cầu của cuộc sống. Song từ trước tới nay TTHC lại thường do các cấp, các ngành tự ban hành, quy định để phục vụ cho nhiệm vụ quản lý của mình. Đành rằng thủ tục đó là cần thiết, phải có để quản lý xã

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20 hội, song các cơ quan tự mình đặt ra "quy tắc" để mình quản lý xã hội, bao giờ cũng

giành phần dễ cho mình mà đẩy phần khó cho "đối tác" bị mình quản lý. Chính vì

thế mà tất cả các biểu mẫu về TTHC do các cấp, các ngành tạo ra thường kèm theo

những TTHC đòi hỏi người dân lại phải làm đơn đi xin, chứng thực, chứng nhận...

của các cơ quan. TTHC rườm rà làm cho người dân tốn nhiều thời gian cho nên mới

sinh ra "dịch vụ" TTHC, phát sinh nhũng nhiễu, tiêu cực. Thủ tục hành có đơn giản, các quy định về hồ sơ của TTHC có dễ hiểu đối với các trình độ văn hóa khác nhau

của người dân đến sử dụng dịch vụ hành chính hay không. Nếu như một TTHC đơn

giản, công khai minh bạch, tạo ra được sự thuận tiện trong thực hiện quy trình giải

quyết TTHC sẽ khiến cho người dân cảm thấy yên tâm, thoải mái hơn.

2.1.5.2 Trình độ, năng lực và chế độ đãi ngộ của cán bộ, công chức

Công cuộc đổi mới và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do

dân, vì dân đang đặt ra những yêu cầu cấp bách về nâng cao chất lượng đội ngũ cán

bộ công chức, đặc biệt là cán bộ, công chức thực hiện công tác cải cách hành chính

nói chung và cán bộ, công chức công tác tại bộ phận “một cửa” nói riêng. Trong bất

cứ hoạt động nào thì yếu tố con người luôn là yếu tố trung tâm, trọng tâm và trong

cải cách hành chính cũng vậy. Con người là một nhân tố quyết định thành công

trong hoạt động quản lý HCNN.

Trình độ, năng lực của cán bộ tiếp nhận, thủ lý, giải quyết hồ sơ có ảnh

hưởng không nhỏ đến việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính thông qua cơ chế

“một cửa”. Cán bộ có năng lực, trình độ sẽ hướng dẫn đầy đủ, tiếp nhận hồ sơ

nhanh, giải quyết công việc nhanh, đúng quy định. Chế độ đãi ngộ tốt sẽ làm cán

bộ, công chức hăng say, có trách nhiệm hơn trong công việc.

2.1.5.3 Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn

Cơ chế “một cửa” trong cải cách thủ tục hành chính có liên quan đến nhiều

đơn vị, cơ quan trên địa bàn huyện, thành phố, thị xã từ các đơn vị trong UBND cấp huyện đến các đơn vị giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố, đến các

UBND xã, phường. Chính vì vậy sự phối kết hợp giữa các cơ quan chuyên môn với

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21

chẽ, hợp lý hay không có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình triển khai các hoạt

động cải cách thủ tục hành chính.

2.1.5.4 Trang thiết bị, cơ sở vật chất

Với tiến độ thông tin như hiện nay, trang thiết bị và ứng dụng công nghệ

thông tin để thực hiện các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” là những phương tiện cần thiết để trợ giúp cho công việc giải quyết các thủ tục hành chính

được nhanh chóng, đầy đủ, chính xác và hiệu quả hơn. Nếu như thủ tục hành chính

cần đơn giản, nhanh gọn mà cơ sở vật chất trang thiết bị và ứng dụng công nghệ

thông tin không đáp ứng được thì sẽ làm việc thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính bị chậm, mất nhiều thời gian, không đạt kết quả cao và ngược lại.

2.1.5.5 Cơ chế thanh tra, kiểm tra

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát có vị trí, vai trò quan trọng trong hoạt

động quản lý của các cơ quan HCNN. Trong điều kiện hiện nay, do sự tác động của

kinh tế - xã hội đã làm cho công tác giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, công chức

gặp nhiều khó khăn. Sự khó khăn đó thể hiện ở những tiêu cực, suy thoái trong cán bộ, công chức và ở những khó khăn, nan giải trong việc xác định ranh giới giữa tích cực và tiêu cực trong những biểu hiện về phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, có những trường hợp, ranh giới giữa cái tốt và cái xấu, giữa đúng và sai trở nên mờ nhạt, khó phân biệt rạch ròi. Nên cơ chế thanh tra, kiểm tra sẽ hạn chế

tiêu cực, sai sót trong việc thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế một cửa trong cải cách thủ tục hành chính tại ubnd cấp huyện tỉnh hải dương (Trang 29 - 31)