Đánh giá các mô hình thí điểm và kinh nghiệm triển khai thực tiễn

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế một cửa trong cải cách thủ tục hành chính tại ubnd cấp huyện tỉnh hải dương (Trang 35)

Để tiến hành cải cách hành chính, các địa phương đã tiến hành thí điểm, thực hiện theo cơ chế “một cửa”, áp dụng các mô hình "một cửa" khác nhau. Các mô hình áp dụng tại mỗi địa phương đã mang lại những kết quả nhất định, bên cạnh đó là những kinh nghiệm để việc áp dụng mô hình "một cửa" tại các địa phương khác

được hoàn thiện và đem lại những kết quả nhất định. Các mô hình đều mang tính

chất tìm tòi, thử nghiệm nhằm tìm ra giải pháp thích hợp để triển khai cụ thể trong

thời gian tới. Trong quá trình thí điểm, có những thành công và cũng có những hạn

chế nhất định.

Cải cách thủ tục hành chính nhằm phục vụ, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân. Đây là chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước ta mà cơ chế "một cửa" hay "một cửa, một dấu" đã đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, đồng thời khắc phục tình trạng nhũng nhiễu của cán bộ, viên chức nhà nước khi tiếp xúc với nhân dân. Người dân không còn phải chịu cảnh chờđợi để nhận sự "ban phát" trong việc yêu cầu

cơ quan nhà nước đáp ứng những quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Họ không còn

phải "làm thay" công việc của các cơ quan hành chính nhà nước như trước đây mà

chỉ thực hiện việc theo dõi cơ quan hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu hợp pháp

của mình có theo đúng quy định của pháp luật không. Những công việc của cán bộ,

công chức, viên chức, cơ quan nhà nước được trả vềđúng người có nghĩa vụ thực hiện. Thực hiện các cơ chế "một cửa", thử nghiệm trong cải cách thủ tục hành

chính, cơ quan hành chính nhà nước đã tiến hành rà soát lại thể chế, kiện toàn bộ

máy, tinh giản biên chế, tạo ra bước chuyển căn bản trong giải quyết các yêu cầu về

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26

nhà nước theo phân công và nhiệm vụ giải quyết yêu cầu của nhân dân. Từđó hồ sơ

được giải quyết một cách nhanh chóng, số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan

đến thủ tục hành chính giảm đáng kể.

Cơ chế mới cũng kéo theo việc tách các đơn vị sự nghiệp ra khỏi chức năng

quản lý nhà nước được tập trung hơn về trách nhiệm và thẩm quyền. Các phòng ban

nâng cao chất lượng tham mưu, giúp việc cho Uỷ ban nhân dân, tạo điều kiện thuận

lợi cho Uỷ ban nhân dân nâng cao chức năng quản lý chung đời sống xã hội ở địa

phương. Hợp lý hóa quy trình phối hợp công tác giữa các cơ quan, đơn vị có trách

nhiệm, giảm được các công việc trùng lắp như văn thư, lưu trữ, tài chính, kế toán, quản trị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân cấp mạnh mẽ giữa các cấp chính

quyền, giữa Uỷ ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn. Bộ máy được sắp xếp lại

theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quy trình giải quyết thủ tục hành chính tập trung

đơn giản nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả giúp tăng cường năng suất lao động, tinh giản biên chế, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức.

Quy trình giải quyết thủ tục hành chính quy định chặt chẽ các bước, công khai các loại giấy tờ, lệ phí... nên tránh được sự tuỳ tiện trong giải quyết công việc, cán bộ, công chức, viên chức được nâng lên rõ rệt về ý thức phục vụ nhân dân, đạo

đức công vụ và trình độ nghiệp vụ chuyên môn.

Tiếp tục phát huy những thành công của mô hình thí điểm sẽ tạo điều kiện để

tập trung hóa các khu hành chính vì hiện nay, ở các địa phương, các khu hành chính

vẫn còn nằm rải rác do yếu tố lịch sử để lại. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước sẽ có điều kiện thuận lợi hơn, chất lượng cung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cấp dịch vụ của cơ quan hành chính được nâng cao.

Quá trình triển khai mô hình "một cửa" đã mang lại thành công trong cải cách thủ tục hành chính nhưng cũng có những hạn chế nhất định cần phải được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện. Bản chất của vấn đề "một cửa, một dấu" hay chỉ "một cửa" cần phải được xác định rõ. "Một cửa" là vấn đề tập trung giải quyết công việc vào một đầu mối và dấu dùng để ghi nhận hoạt động quản lý, ra quyết định của một

pháp nhân công quyền. Pháp nhân công quyền sẽ chịu trách nhiệm về hành vi "đóng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 phố Hồ Chí Minh triển khai thí điểm thì thực hiện việc thu hồi con dấu của các

phòng ban chuyên môn. Tất cả công việc của phòng ban chuyên môn đều sử dụng

dấu Quốc huy của Uỷ ban nhân dân cùng cấp. Hệ quả kéo theo là vai trò của các cơ

quan chuyên môn không rõ ràng, có xu hướng gom tất cả giấy tờ liên quan đến thủ

tục giải quyết yêu cầu quyền, lợi ích hợp pháp của công dân về Văn phòng Uỷ ban nhân dân, dẫn đến tình trạng quá tải. Bởi vì chức năng đáp ứng các yêu cầu về

quyền, lợi ích hợp pháp của công dân khác với việc cơ quan chuyên môn tham mưu,

giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp và cơ quan chuyên môn cấp trên quản lý nhà nước

đối với ngành, lĩnh vực ở địa phương. Việc thu hồi dấu một cách thủ công không

giải quyết được cốt lõi của vấn đề cải cách thủ tục hành chính.

Tại Hà Nội mô hình "dịch vụ hành chính công" được đánh giá là không thu

được thành công nhưng cũng từ sự thất bại này công cuộc cải cách hành chính thu

được những bài học kinh nghiệm quý giá. Nguyên nhân thất bại của mô hình dịch

vụ hành chính công chủ yếu là khâu tổ chức thực hiện. Việc cung cấp dịch vụ hành chính công như cấp phép, chứng nhận, chứng thực các loại giấy tờ, giải quyết các yêu cầu khác của người dân là nhiệm vụ, trách nhiệm phải làm của các cơ quan

hành chính cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách. Khi tham gia cung cấp

dịch vụ hành chính công lại thu thêm của người dân một khoản lệ phí trong khi

người dân đã đóng thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác để nhà nước trả

lương cho cán bộ, viên chức. Đây là nguyên nhân chủ yếu, cơ bản dẫn đến sự bất hợp tác của người dân với mô hình này. Việc thực hiện cung cấp dịch vụ hành chính

công theo mô hình này tạo ra hiện tượng không tích cực như những người có tiền

thì được phục vụ chu đáo, người nghèo thì không được phục vụ chu đáo và chỉđược

cung cấp dịch vụ hành chính trong giờ làm việc của cơ quan hành chính, người có

tiền thì được phục vụ cả ngày nghỉ, lễ.

Việc tổ chức và bố trí cán bộ, viên chức làm việc tại bộ phận này gặp nhiều

khó khăn và cũng dẫn đến mô hình thí điểm không thành công. Hầu hết cán bộ, viên

chức làm việc tại bộ phận này đều cùng chung tâm lý là bịđưa ra khỏi bộ máy hành

chính, làm việc giống như một dạng "cò" dịch vụ hành chính công nên thường bất

mãn không tích cực làm việc. Một bộ phận khác lại lợi dụng mô hình thí điểm này

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 thông thoáng để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận dịch vụ hành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chính công không đạt được. Năng lực, phẩm chất cán bộ, viên chức công tác tại bộ

phận này cũng hết sức hạn chế, đa số chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cụ

thể mà chỉ đơn thuần là phục vụ công việc hành chính thông thường tại cơ quan.

Cho nên khi tiếp nhận và xử lý hồ sơđầu vào vẫn diễn ra tình trạng như trước kia, người dân không được hướng dẫn cụ thể vẫn chỉđến một cửa nhưng phải đến nhiều lần, chẳng khác nào đi nhiều cửa như trước đây.

Bài học kinh nghiệm quý giá rút ra từ việc thực hiện mô hình thí điểm "dịch vụ hành chính công" tại Hà Nội là cần phải xác định rõ chức năng quản lý nhà nước

và nhiệm vụ đáp ứng những yêu cầu về quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Nhiệm vụđáp ứng những yêu cầu của công dân là của nhà nước. Cán bộ, viên chức

nhà nước phải có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu này và người dân không phải trả thêm

bất kỳ chi phí nào để có được sự phục vụ này vì họđã thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình để nhà nước duy trì bộ máy của mình. Bản chất của vấn đề là phải tìm ra một cơ chếđể cung cấp những triển khai thuận lợi nhất cho người dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình khi cần thiết phải đến cơ quan hành chính.

Các tỉnh khác như Hải Phòng, Bắc Giang, Đà Nẵng cũng tiến hành thí điểm

việc giải quyết các thủ tục hành chính tập trung vào một đầu mối bằng cách thành

lập các tổ chức lâm thời, thành viên là các đại diện biệt phái của các phòng, ban tập trung tại một nơi để người dân dễ dàng liên hệ công việc. Bước đầu, cách thức tập trung cán bộ để tiếp nhận hồ sơ tạo được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân ở địa phương vì ít nhất xét về việc phải đi lại nhiều lần, nhiều nơi như trước đây người dân đã bớt phải mất thời gian và tiền của rất nhiều. Những địa phương này tập trung trước hết vào một số lĩnh vực liên quan trực tiếp và tác động hàng ngày đến cá nhân, tổ chức như: chuyển nhượng quyền sở hữu nhà, đất; cấp phép mới, sửa chữa nhà; cho người nước ngoài thuê nhà; thực hiện phân cấp một số lĩnh vực... tạo được tư duy mới trong việc giải quyết thủ tục hành chính là hình thành các khu hành

chính tập trung để giải quyết thủ tục hành chính cho công dân. Do là mô hình thí

điểm nên tính chất của các tổ đại diện, biệt phái như trên cũng không có đủ điều kiện vật chất và cơ sở pháp lý cụ thể để duy trì hoạt động lâu dài mà đòi hỏi phải

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29 dụng những nhân tố hợp lý một cách cụ thể và rộng rãi, tạo ra bước đột phá trong việc giải quyết thủ tục hành chính.

Mô hình một cửa, một cửa liên thông theo hướng hiện đại đã mang lại nhiều

tiện ích cho các tổ chức, cá nhân đến giao dịch với cơ quan hành chính. Nhưng bên

cạnh đó, các lĩnh vực giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến nhau như: giữa Uỷ

ban nhân dân cấp xã, các cơ quan chuyên môn cấp huyện và giữa các cơ quan thuộc

UBND cấp huyện và các sở, ban, ngành cấp tỉnh gần như chưa được liên kết giải quyết thủ tục thông qua các ứng dụng của công nghệ thông tin vẫn mang tính thủ công.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30

PHẦN III

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế một cửa trong cải cách thủ tục hành chính tại ubnd cấp huyện tỉnh hải dương (Trang 35)