Cơ chế, mô hình “một cửa” của một số địa phương ở nước ta

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế một cửa trong cải cách thủ tục hành chính tại ubnd cấp huyện tỉnh hải dương (Trang 31 - 35)

2.2.1.1 Cơ chế "một cửa" ở thành phố Hồ Chí Minh

Địa phương đầu tiên trên cả nước thực hiện thí điểm cơ chế này là thành phố

Hồ Chí Minh, năm 1996 với tên gọi mô hình (cơ chế, quy trình) hành chính "một

cửa, một dấu" được triển khai thí điểm ở các quận 5, quận 1, huyện Củ Chi.

Mô hình "một cửa, một dấu" chứa đựng hai hiện tượng pháp lý khác nhau cùng tồn tại trong một hệ thống. Hiện tượng pháp lý thứ nhất đó là cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước có thẩm quyền là chủ thể tiến hành thủ tục hành chính khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu. Chỉ với quyết định của người có thẩm quyền

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 thì các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức mới được đảm bảo như các yêu cầu về cấp phép, chứng nhận, giải quyết khiếu nại... Có hai loại cơ quan có

thẩm quyền giải quyết là Uỷ ban nhân dân - cơ quan có thẩm quyền chung và các cơ

quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân - cơ quan có thẩm quyền riêng. Hiện tượng

pháp lý thứ hai là dấu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Thủ tục hành chính thường phải qua nhiều công đoạn để giải quyết, mỗi công đoạn lại thuộc thẩm

quyền của các cơ quan chuyên môn khác nhau. Các cơ quan chuyên môn căn cứ vào

chức năng, nhiệm vụ của mình cho ý kiến về công việc, tức là phải có con dấu xác

nhận tư cách pháp nhân công quyền. Cuối cùng, Uỷ ban nhân dân trên cơ sở ý kiến

tham mưu, đóng góp của cơ quan chuyên môn, người có thẩm quyền quyết định đáp

ứng yêu cầu của người dân. Theo cách thức tiến hành trước đây, người dân phải đi qua "nhiều cửa" để có được "nhiều dấu". Kết thúc quá trình, người dân nhận được một quyết định được tổng hợp từ những quyết định của các cơ quan quản lý có liên quan. Quá trình này đòi hỏi người dân phải đảm nhận thêm vai trò "giao liên" mang, gửi, bổ sung hồ sơ, nhận hồ sơ, chuyển hồ sơđến các cơ quan liên quan.

Nhằm đơn giản quy trình giải quyết thủ tục hành chính thành phố Hồ Chí

Minh đã tiến hành thu hồi con dấu của các phòng ban thuộc quận, huyện và gom tất

cả về một đầu mối, thành lập tổ tiếp nhận và trả hồ sơ, thực hiện ba công khai: công

khai các quy định của từng loại thủ tục hành chính; công khai thời gian và quy trình

giải quyết đối với từng loại hồ sơ; công khai giải quyết lệ phí hồ sơ. Quy trình giải quyết hồ sơ được khép kín, người dân chỉ việc nộp đủ hồ sơ theo quy định, tất cả

các khâu còn lại của quá trình sẽ do cơ quan có chức năng giải quyết, không cần

thiết sự tham gia của nhân dân vào thủ tục hành chính. Qua hơn một năm thực hiện,

cơ chế này đã nhận được nhiều ý kiến đồng tình và Chính phủ cho phép Thành phố

Hồ Chí Minh được mở rộng áp dụng thí điểm mô hình này ở các quận, huyện còn

lại. Hiện nay, một số quận thành lập Tổ dịch vụ hành chính công để thực hiện vai trò của bộ phận tiếp nhận - trả kết quả. Vấn đề này cần phải có thời gian để tiếp tục

hoàn thiện thêm vì đây không chỉđơn thuần là thay đổi tên gọi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23 Hồ Chí Minh có những đặc điểm cơ bản:

Tổ tiếp nhận - trả hồ sơ được thành lập các đầu mối giải quyết công việc

hành chính được tập trung về Văn phòng Uỷ ban nhân dân, quy trình, nội dung công

việc, thời gian, lệ phí được công khai.

Các con dấu của các cơ quan chuyên môn được thu hồi, chỉ sử dụng duy nhất

con dấu quốc huy trên các văn bản hành chính.

Uỷ nhiệm một số công việc thuộc thẩm quyền của Chủ tịch, Phó chủ tịch, Uỷ

viên Uỷ ban nhân dân cho Trưởng phòng quyết định.

Một số quy trình thủ tục hành chính được đơn giản hóa, công khai tại trụ sở

cơ quan, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến liên hệ công việc với cơ quan hành chính.

Bên cạnh đó, việc áp dụng mô hình "một cửa, một dấu" cũng vướng mắc những vấn đề sau:

Chức năng của các cơ quan chức năng thuộc Uỷ ban nhân dân là tham mưu,

giúp Uỷ ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn cấp trên quản lý nhà nước đối với

ngành, lĩnh vực tại địa phương (cấp huyện). Cho nên, ngoài việc sử dụng dấu để giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, các cơ quan này còn phải thực hiện chức năng

quản lý được phân công và phối hợp với những cơ quan khác trong công tác. Khi tiến

hành thu dấu một cách "thủ công" sẽ gây khó khăn cho những cơ quan này khi thực hiện chức năng vì không thể hiện được tư cách của một pháp nhân công quyền.

Do là bước thí điểm nên nhiều địa phương đã tự ý rà soát và bỏ những quy

định không còn phù hợp không chỉ của riêng địa phương mà còn bãi bỏ những quy

định của Trung ương quy định đối với từng loại thủ tục cụ thể. Dưới góc độ lợi ích

của người dân thì đây là việc làm cần thiết. Nhưng xét theo nguyên tắc Pháp chế

XHCN trong tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước thì không đảm bảo.

Quy định về phân cấp chưa được cụ thể, rõ ràng nên chưa có cách hiểu và áp dụng thống nhất của các quận, huyện.

Việc điều động, phân công cán bộ gặp khó khăn do chưa quen với tư duy làm việc mới và chếđộ chính sách chưa phù hợp với tính chất công việc (Huy Hoàng, 2008).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24

2.2.1.2 Mô hình "dịch vụ hành chính công ở Hà Nội"

Mô hình dịch vụ hành chính công ở Hà Nội được thành lập thí điểm ở các

quận, huyện của thành phố Hà Nội như Hồ Tây, Từ Liêm vào năm 2002, cung cấp

nhiều bài học bổ ích cho lý luận và thực tiễn của quá trình cải cách thủ tục hành chính ở nước ta.

Trên cơ sở Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/02/2002 của Chính phủ,

các Trung tâm dịch vụ hành chính công nhìn chung được tổ chức thành một đơn vị

sự nghiệp có thu, hoạt động tài chính. Trung tâm là đơn vị sự nghiệp có thu tiền công dịch vụ hành chính đảm bảo tự trang trải chi phí hoạt động của Trung tâm, chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Uỷ ban nhân dân cấp huyện; có tư cách

pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước

và Ngân hàng thương mại theo quy định hiện hành.

Trung tâm nhận tư vấn cho công dân và tổ chức xã hội về các thủ tục hành

chính, giúp họ thực hiện những việc làm được pháp luật hiện hành cho phép; làm

dịch vụ; giúp công dân và tổ chức xã hội tự nguyện thuê dịch vụ trong việc hoàn

thiện các thủ tục hành chính, trình cấp có thẩm quyền giải quyết các nhu cầu hợp

pháp của họ; thực hiện các công việc khác do Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao.

Trung tâm còn nhận làm tư vấn và nhận làm dịch vụ trong việc chuẩn bị và

hoàn thiện các thủ tục hành chính, giúp công dân và tổ chức xã hội, trình cấp có

thẩm quyền giải quyết các công việc; cấp giấy phép xây dựng công trình nhà ở riêng

lẻ; cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; giao đất, thuê đất; chuyển mục đích sử

dụng đất; chuyển dịch nhà, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử

dụng đất theo Nghị định 60/NĐ-CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu

nhà và quyền sử dụng đất ở tại đô thị; giúp Chủđầu tư lập dự án đầu tư, lập hồ sơ

thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán, công chứng, chứng thực: lấy nhanh, trong ngày nghỉ; trả kết quả tại nhà theo yêu cầu của khách.

Qua thời gian hoạt động rất ngắn các Trung tâm đã gặp rất nhiều khó khăn và

cuối cùng giải tán. Mô hình thí điểm không thành công. Tuy nhiên, từ sự thất bại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 nghiệm hết sức quý giá để hoàn thiện mô hình giải quyết thủ tục hành chính sau

này. Nguyên nhân và bài học của mô hình thí điểm ở Hà Nội sẽ được trình bày cụ

thểở phần sau của luận văn (Nghĩa Nhân, 2003).

Một sốđịa phương đã áp dụng mô hình "một cửa", một cửa liên thông" hiện đại trên cơ sở ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ thông tin như: Đà Nẵng, Hải

Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, Bắc Giang.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế một cửa trong cải cách thủ tục hành chính tại ubnd cấp huyện tỉnh hải dương (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)