12. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, )
3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG
Tam Bình là một huyện của tỉnh Vĩnh Long, huyện có vị trí tự nhiên thuận lợi, có đường Quốc lộ 1A và hệ thống sông ngòi chằng chịt là điều kiện thuận lợi để
phát triển kinh tế, thương mại dịch vụ.
Đất đai màu mở phì nhiêu, có diện tích đất tự nhiên, có nguồn nước ngọt quanh năm thuận lợi cho phát triển trồng trọt toàn diện, đa canh, luân canh hợp lý đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Huyện Tam Bình là huyện có nền kinh tế dựa trên sản xuất nông nghiệp là chính. Tổng diện tích của toàn huyện là 278,88 km2, bên cạnh đó diện tích mặt nước ao hồ cũng mang lại nguồn kinh tế đáng kể. Ngoài ra, hoạt động chăn nuôi cũng phát triển, sản lượng đàn gia súc, gia cầm ngày càng nhiều. Hiện huyện Tam Bình có khoảng 80% dân sốở khu vực nông thôn hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tổng sản lượng lương thực 294.289 tấn, thu nhập bình quân đầu người 7,9 triệu/ người/ năm, giá trị bình quân/ha canh tác 40,3 triệu đồng. Việc chuyển đổi cây trồng vật nuôi theo hướng tích cực, giá trị sản xuất các ngành công nghiệp, nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, xây dựng thương mại dịch vụđều tăng. Kết quả sản xuất nông nghiệp vào năm 2008 như sau:
+ Giá trị sản xuất nông nghiệp khoảng 4673,9 triệu đồng. + Giá trị sản xuất thủy sản khoảng 350,7 triệu đồng.
Tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn như vào năm 2008 giá cả thị trường hàng hóa và vật tư nông nghiệp tăng cao, thời tiết không thuận lợi cho sản xuất, rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá xuất hiện trên cây lúa ở diện rộng, đầu ra tiêu thụ snả
phẩm không ổn định, bệnh lở mồm long móng ở đàn heo, đàn bò, dịch cúm gi cầm tái phát trở lại gây thiệt hại cho nhà nông.
Huyện Tam bình được chia thành một thị trấn và 16 xã, trên địa bàn huyện gồm có 1 ngân hàng chi nhánh và 3 phòng giao dịch chi phối ở 3 địa bàn: Phòng giao dịch xã Song Phú, Phòng giao dịch xã Cái Ngang, Phòng giao dịch xã Hòa Hiệp. Phòng giao dịch xã Song Phú phụ trách cấp tín dụng cho xã Long Phú, Song Phú, Tân Phú, Phú Thịnh.
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT chi nhánh Song Phú
Cùng với yêu cầu đổi mới kinh tế, đồng thời nhằm mở rộng mạng lưới kinh doanh thì Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Tam Bình đã đặt chi nhánh ở xã Song Phú để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của huyện.
Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Song Phú là một ngân hàng phụ thuộc
được thành lập theo quyết định số 134/DNNN ngày 19/05/1995 của Giám Đốc Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long, hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng, cho vay và thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng đối với các thành phần kinh tế và dân cư.
Trãi qua 11 năm hoạt động, chi nhánh đã từng bước khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế huyện Tam Bình nói riêng và tỉnh Vĩnh Long nói chung, với quyết tâm góp phần thúc đẩy nền kinh tế huyện nhà phát triển,
đặt biệt ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Vì lẽđó, Ngân hàng đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, triển khai các chương trình tín dụng trọng điểm, tạo được sự
tín nhiệm của đông đảo khách hàng.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Song Phú hiện nay bao gồm Ban Giám
Đốc ngân hàng và các phòng ban như: Phòng ngân quỹ, phòng kế toán, phòng tín dụng. Bộ máy tổ chức của ngân hàng được biểu diễn theo sơ đồ 1- Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Song Phú.
Sơđồ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT chi nhánh Song Phú.
Qua sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức tại chi nhánh cho thấy hoạt động của chi nhánh có tính chặt chẽ, liên tục, nhanh gọn, giải quyết tốt công việc, đảm bảo thời lượng làm việc, khách hàng đến liên hệ cũng dễ dàng thuận tiện. Nhưng xét về tổ tín dụng cho thấy số lượng cán bộ tín dụng còn hạn chế, các nhân viên đang nặng nề về
khối lượng công việc: một cán bộ tín dụng phụ trách nhiều xã số lượng công việc quá nhiều do đối tượng vay vốn là hộ sản xuất, cá nhân, vốn vay không nhiều nhưng số người vay là rất lớn, gây quá tải đối với cán bộ tín dụng (vào việc giải quyết hồ
sơ cho vay, nhận hợp đồng tín dụng vào hệ thống để quản lý, theo dõi những hợp
đồng đã đến hạn và những hợp đồng vừa mới giải ngân, kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng). Do đó, cán bộ tín dụng không còn đủ thời gian để khai thác thêm khách hàng vay mới, đảm bảo món vay và có hiệu quả cao. Chi nhánh nên tăng cường thêm nhân sự nhằm chia sẽ bớt khối lượng công việc hiện có tại chi nhánh,
đồng thời thực hiện chiến lược kinh doanh tìm kiếm nhu cầu vay vốn khách hàng tiềm năng (các tổ chức kinh tế). PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC TỔ TÍN DỤNG CÁN BỘ TÍN DỤNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ CÁN BỘ TÍN DỤNG
3.1.4. Trách nhiệm của từng phòng ban
* Đối với giám đốc ngân hàng:
- Xem xét nội dung thẩm định: do phòng tín dụng trình lên để giải quyết cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Nếu cho vay thì tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay và các hồ sơ khác; sau đó chuyển sang bộ phận kế toán giải ngân.
- Nếu không cho vay, ký thông báo từ chối cho vay, chuyển bộ phận tín dụng gửi đến khách hàng.
- Xem xét nội dung thẩm định do phòng tín dụng trình lên để giải quyết cho
điều chỉnh gia hạn nợ.
- Quyết định các biện pháp xử lý đối với khách hàng.
* Đối với trưởng phòng tín dụng:
- Phân công cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn.
- Chủđộng xây dựng phương án cho vay phù hợp các chương trình phát triển kinh tế của địa phương; tập hợp hồ sơ kinh tế các địa bàn, xác định nhu cầu vốn vay và thị phần đầu tư; xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp với mục tiêu kinh doanh từng thời kỳ.
- Kiểm tra tín hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn và kiểm soát nội dung thẩm
định của cán bộ tín dụng.
* Đối với cán bộ tín dụng:
- Thực hiện lập hồ sơ kinh tế theo địa bàn và hồ sơ khách hàng được phân công; chủđộng tìm kiếm các dự án, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng thông qua việc tiếp xúc với chính quyền địa phương và khách hàng.
- Việc lập hồ sơ kinh tế cần phải bám theo các chủ trương quy hoạch phát triển kinh tế của cấp ủy, chính quyền địa phương; hồ sơ kinh tế phải được cập nhật; bổ sung về kinh tế xã hội của địa phương từđó xác định số hộ cần vay vốn, nhu cầu vay, đối tượng vay để tiến hành sàng lọc, phân loại khách hàng.
- Thẩm định các điều kiện vay vốn và lập báo cáo thẩm định, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.
- Nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng và ghi ý kiến trình lên cấp trên phê duyệt.
- Thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay theo quy định của ngân hàng Nông nghiệp; đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn theo cam kết.
- Thẩm định việc xin điều chỉnh gia hạn nợ của khách hàng.
- Đề xuất biện pháp xử lý, thực hiện biện pháp xử lý vi phạm tín dụng theo quyết định của giám đốc.
Đối với kế toán cho vay:
- Kiểm tra danh mục hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn. - Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi, tiền vay. - Làm thủ tục phát tiền vay theo quy định của Giám đốc. - Hạch toán nghiệp vụ cho vay.
- Lưu giữ hồ sơ vay vốn của khách hàng theo quy định của giám đốc.
Đối với kế toán ngân quỹ:
- Quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy định về nghiệp vụ thu phát, bảo quản tiền.
- Thực hiện công tác thu chi tiền mặt, ngân phiếu, thanh toán, bảo quản các loại giấy tờ có giá. Tổng hợp các loại báo cáo thu chi tiền mặt.
3.1.5. Các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng
Với chức năng của một ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng nông nghiệp và PTNT Song Phú thực hiện các nghiệp vụ sau:
- Cho vay đến các thành phần kinh tế. - Huy động vốn và thực hiện các dịch vụ.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn.
- Phát hành kỳ phiếu ngân hàng có mục đích và phát hành trái phiếu ngân hàng nông nghiệp Việt Nam.
- Nhận thực hiện dịch vụ ủy thác, chi trả kiều hối cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
- Nhận phục vụ mở tài khoản của doanh nghiệp tư nhân. - Dịch vụ chuyển tiền nhanh.
- Dịch vụ thu hộ. - Kinh doanh ngoại tệ.
3.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
Trong thời gian qua tình hình kinh tế có những chuyển biến phức tạp, giá cả
các mặt hàng leo thang đã ảnh hưởng không nhỏđến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các tổ chức tín dụng trên
địa bàn cũng là mối quan tâm của ban lãnh đạo ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của chi nhánh vẫn tiếp tục duy trì ổn định. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua ba năm: 2006, 2007, 2008 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1. Tổng thu nhập 7.111 100,00 8.402 100,00 9.005 100,00 1.291 18,15 603 7,18 + Thu nhập lãi 7.078 99,54 8.353 99,42 8.942 99,30 1.275 18,01 589 7,05 +Thu ngoài lãi 33 0,46 49 0,58 63 0,70 16 48,48 14 28,57 2. Tổng chi phí 2.377 100,00 2.626 100,00 1.520 100,00 249 10,47 894 34,04 + Chi phí lãi 2.375 99,92 2.624 99,92 1.516 99,89 249 10,48 892 33,99
+ Chi ngoài lãi 2 0,08 2 0,08 4 0,11 - 0,0 2 100,0
3. Lợi nhuận 4.734 - 5.776 - 7.485 - 1.042 15,47 (291) (5,04)
(Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT chi nhánh Song Phú)
3.2.1. Doanh thu:
Trong ba năm qua doanh thu của ngân hàng liên tục tăng. Năm 2007 doanh thu đạt được 8.402 triệu đồng tăng 18,15% so với năm 2006, đến năm 2008 doanh thu đạt 9.005 triệu đồng, tăng 7,18% so với năm 2007. Cho thấy, tốc độ tăng doanh thu năm 2008 có giảm (khoảng 10%) so với năm 2007, nguyên nhân giảm là do sự
biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn, hàng hóa tiêu thụ chậm, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu. Do đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng trong năm 2008 là thấp nhất, làm cho dư nợ trên địa bàn có xu hướng giảm nhưng nợ xấu lại có dấu hiệu gia tăng.
Hình 1: Tổng thu nhập của ngân hàng qua ba năm
7,111 8,402 9,005 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 10,000 2006 2007 2008 Năm - Tổng thu nhập
Thu nhập của ngân hàng chủ yếu là thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trên 99% trong tổng thu nhập của ngân hàng, các khoản thu hoạt động ngoài lãi: thu kinh doanh ngoại tệ, thu phí dịch vị ngân quỹ và thanh toán, thu khác (thu phí từ
mở rộng dịch vụ, thanh lý, các khoản hoa hồng trong quá trình kinh doanh…) chiếm tỷ lệ nhỏ và không đáng kể.
3.2.2. Chi phí:
Hình 2: Tổng chi phí của ngân hàng qua ba năm
2,377 2,626 3,520 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng - Tổng chi phí
Chi phí của ngân hàng trong ba năm cũng có sự tăng lên đáng kể. Cụ thể, năm 2006 tổng chi phí là 2.377 triệu đồng. Năm 2007 tổng chi phí tăng lên đến 2.626 triệu đồng, tăng 249 triệu đồng (tương ứng với mức tăng 10,47%) so với năm 2006. Đến năm 2008 tổng chi phí tiếp tục tăng lên 3.520 triệu đồng, so với năm 2007 tăng 894 triệu đồng (tương ứng tăng 34,04%).
Nguyên nhân tổng chi phí tăng là do các khoản chi phí về tiền gửi tăng cao. Xét về góc độ nghiệp vụ thì con số này cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng có nhiều tiến triển và đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn (99%) trong tổng các khoản chi của ngân hàng. Ngân hàng có nổ lực rất lớn trong khâu huy động vốn: vận
động đồng vốn nhàn rỗi trong dân cư, thực hiện công tác thanh toán vốn cho các tổ
chức kinh tế. Do hoạt động sản xuất trên địa bàn ngày càng phát triển, nhiều hộ
nông dân thoát nghèo vươn lên khá giàu, đời sống vật chất được nâng cao, người dân có nhu cầu tiết kiệm gửi tiền vào ngân hàng, nên đã góp phần tạo nguồn vốn cho ngân ngân hàng.
3.2.3. Lợi nhuận:
Hình 3: Tổng lợi nhuận của ngân hàng qua ba năm
4,734 5,776 5,485 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng Lợi nhuận
Lợi nhuận của ngân hàng qua ba năm có sự biến đổi mạnh, năm 2007 lợi nhuận đạt 5.776 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng là 22,01% so với năm 2006. Đến năm 2008 lợi nhuận đạt 5.485 triệu đồng, lợi nhuận giảm, và giảm với tốc độ 5,04% so với năm 2007.
Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng không đồng
đều trong ba năm qua là do chi phí của ngân hàng tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu nên lợi nhuận giảm tương đối. Nguyên nhân là do năm 2008 có sự biến đồng về lãi suất thị trường, ngân hàng huy động với lãi suất cao và cho vay với lãi suất cố định, sự biến động này trong năm qua không phải riêng ngân hàng Nông nghiệp và PTNT chi nhánh Song Phú mà nhiều ngân hàng thương mại khác cũng vướng phải. Qua đây cho thấy ngân hàng nên có sự quản lý về lãi suất một cách linh hoạt hơn, việc làm này sẽ có ý nghĩa góp phần hạn chế rủi ro cho ngân hàng, đồng thời tăng thế cạnh tranh của ngân hàng.
Tóm lại:
Do các loại hình kinh doanh dịch vụ khác của ngân hàng chưa phát triển nên thu nhập lãi của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn. Tuy chiếm tỷ trọng cao nhưng tốc độ tăng của năm 2008 so với 2007 là giảm 1% giảm hơn nhiều so với tốc độ tăng
của năm 2007 là 18,01%. Nguyên nhân giảm là do sự biến động của nền kinh tế
trong và ngoài nước đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh trên
địa bàn.
Khoản chi phí trả lãi tiền gửi cũng tăng cao, đặc biệt vào năm 2008 là do ảnh hưởng của lạm phát. Ngoài ra, số vốn huy động được ngân hàng phải sử dụng phần lớn vào việc dự trữ bắt buộc của ngân hàng Nhà nước, mua trái phiếu Chính Phủ với lãi suất cao, làm cho việc sử dụng đồng vốn huy động trong năm 2008 không đạt hiệu quả.
Mặt khác sự tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng không đồng đều trong ba năm qua, tuy rằng chi phí của ngân hàng tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí chậm hơn tốc độ tăng doanh thu nên lợi nhuận vẫn tăng tương đối ổn định. Điều này cho thấy ngân hàng hoạt động khá hiệu quả. Có được sự thành công này là do sự chỉ đạo
đúng đắn và kịp thời của ban lãnh đạo ngân hàng và sự tận tâm, nhiệt tình trong