Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp Song Phú (Trang 39 - 41)

12. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, )

4.1.2. Tình hình huy động vốn

Qua ba năm ta thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng không ngừng tăng lên, Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp Song Phú đã đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng nhiều hình thức đa dạng như: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế… sự tăng nhanh của nguồn vốn huy động chủ yếu tập trung vào tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Cụ thể, năm 2007 tiền gửi tiết kiệm của dân cư tăng 5.768 triệu đồng tương đương với mức tăng 10,31% so với năm 2006 và tăng mạnh vào năm 2008 với số tăng là 10,961 triệu đồng tương đương với mức tăng 17,77%.

Bảng 3: TÌNH HÌNH VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Số tiền % Số tiền % - Tiền gửi của TCKT 1.587 1.967 358 380 23,92 (1.609) (81,81) - Tiền gửi của dân cư 55.924 61.692 72.653 5.768 10,31 10.961 17,77 + Không kỳ hạn 5.015 1.273 2.570 (3.742) (74,61) 1.297 101,86 + Có kỳ hạn <12T 32.499 45.026 60.161 12.527 38,54 15.135 33,61 + Có kỳ hạn >12T 18.409 15.393 9.922 (3.017) (16,39) (5.471) (35,54) Tổng vốn huy động 42.216 47.704 55.872 5.489 13,00 8.168 17,12

(Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT chi nhánh Song Phú)

Nguyên nhân là do ngân hàng tích cực trong khâu huy động vốn: ngân hàng

đã vận động đồng vốn nhàn rỗi trong dân cư, loại tiền gửi này đã tạo nguồn vốn ổn

định cho ngân hàng. Mặt dù món tiền gửi từ các cá nhân thường là nhỏ nhưng do ngân hàng huy động từ số đông cá thể và hộ gia đình nên cũng đem lại cho ngân hàng nguồn vốn lớn để kinh doanh. Mặt khác, do người dân đã có sự thay đổi trong

nhận thức, trình độ văn hóa được nâng cao, sự hiểu biết và ý muốn tiếp cận nền kinh tế tiên tiến, mọi người hướng đến việc sử dụng càng nhiều các sản phẩm dịch vụ tiện ích do ngân hàng cung cấp. Việc ngân hàng phát hành thẻ và các dịch vụ tài chính khác cho cá nhân, ngoài việc ngân hàng chứng minh là mình có sản phẩm mới, hiện

đại, thu được phí và còn giúp bà con có điều kiện tiết kiệm lâu dài, ngân hàng huy

động được nguồn vốn rất lớn từ tiền gửi của dân cư, tiền gửi cá nhân trên tài khoản tiền gửi thanh toán của họ.

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong thời gian qua không ổn định. Đây là loại tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng gửi vào không có mục đích nhận lãi suất, chỉ

phục vụ cho việc kinh doanh và giao dịch của mình. Do đó cũng tạo vốn cho ngân hàng, nhưng nguồn vốn này thường không ổn định, vì khách hàng gửi vào và rút ra bất kỳ lúc nào mà không thông báo trước cho ngân hàng.

Hình 5: Cơ cấu huy động vốn của ngân hàng qua ba năm

76.98 94.39 107.68 3.76 4.12 0.46 11.88 2.67 4.60 17.76 32.27 43.61 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2006 2007 2008 Năm % TGTK CKH >12T TGTK CKH <12T TGTK KKH TG TCKT

Qua biểu đồ cho thấy, tiền gửi tiết kiệm của dân cư luôn tăng qua các năm, trong đó tiền gửi của dân cư kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao (từ 56% đến 82% tổng vốn huy động của ngân hàng). Cụ thểở bảng 3, năm 2007 đạt 61.692 triệu

đồng, tăng 5.768 triệu đồng (ứng với tốc độ tăng 10,31%) so với năm 2006. Đến năm 2008 tổng vốn huy động từ tiền gửi của dân cưđạt 72.653 triệu đồng, mức huy

động tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm 60.161 triệu đồng, tăng 12.527 triệu

đồng với tốc độ tăng 38,54% so với năm 2007. Ngân hàng có công tác huy động tốt,

tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng từ tiền gửi của dân cư (chiếm khoảng 23% tổng vốn huy động của ngân hàng). Đây là nguồn vốn ổn định vì thời hạn của tiền gửi dài và

ổn định, ngân hàng có điều kiện điều tiết nguồn vốn phù hợp với thời hạn gửi của khách hàng, và do đó ngân hàng có thể mở rộng cho vay trung và dài hạn nhằm làm tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng. Mặt khác, các khoản tiền gửi không kỳ hạn của dân cư và các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng không đáng kể (5%; 2%) nhưng cũng góp phần làm tăng thêm nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng, ngân hàng huy động

được vốn có nghĩa là ngân hàng có thể tận dụng được nguồn vốn giá rẻđể cho vay và đầu tư, vì thế để đạt được lợi nhuận ngày càng cao ngân hàng có thể mở rộng hoạt động tín dụng cả về số lượng và chất lượng.

Ngoài ra, nguồn thông tin từ tiền gửi của khách hàng còn giúp ngân hàng thấu hiểu được tình hình kinh tế của người dân, để từ đó ngân hàng có thể đưa ra chiến lược cho vay (có thể thực hiện được nhiều khoản cho vay tín chấp, tuy nhiều rủi ro nhưng đem lại lợi nhuận cao) và cung cấp các dịch vụ tài chính ngược trở lại cho công chúng một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp Song Phú (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)