Thực trạng rủi ro tín dụng theo mục đích kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp Song Phú (Trang 65 - 71)

12. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, )

4.2.3. Thực trạng rủi ro tín dụng theo mục đích kinh doanh

Năm 2007 nợ quá hạn kinh doanh nông nhiệp là 678 triệu đồng tăng gấp 5 lần so với năm 2006, nợ xấu diễn biến nhiều nhất đối với cho vay sản xuất theo mô

hình kinh tế tổng hợp. Đến năm 2008, tình hình nợ xấu có giảm, nhưng mức giảm không nhiều, nợ xấu kinh tế tổng hợp chiếm tỷ trọng lớn, chủ yếu ngân hàng cho vay ngắn hạn, được đảm bảo bằng tài sản thế chấp quyền sử dụng đất, và không cho vay vượt quá 15% vốn tự có của họ. Riêng với đối tượng vay để chăn nuôi thường vay để chăn nuôi bò chăn nuôi heo, nợ xấu diễn ra thấp và ổn định. Hiện nay đã có thị trường tiêu thụ lớn, kênh phân phối ổn định, giá cả tăng cao, với tình hình như

trên ngân hàng có thể khống chếđược nợ quá hạn trong những năm tới.

Đối với hình thức cho vay để kinh doanh thương mại dịch vụ, năm 2007 nợ

xấu tăng khá cao gấp 5 lần so với năm 2006, nguyên nhân là do sự biến động của giá cả thị trường theo hướng leo thang, đặc biệt là giá cả nhiên vật liệu đã làm cho các ngành nghề giảm hiệu quả kinh doanh thậm chí thua lỗ nên đã không đảm bảo chi trảđúng thời hạn dẫn đến nợ quá hạn của ngân hàng tăng mạnh, nhưng năm 2008 nợ

xấu đã có chiều hướng giảm rõ rệt, còn 31 triệu đồng, ngân hàng đang tiến hành theo dõi nợ và có kế hoạch xử lý thu hồi trong thời gian tới.

Bảng 19: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO MỤC ĐÍCH KINH DOANH

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Nợ xấu 500 1.624 912 1124 224,80 (712) (43,84) 1. TM - DV 102 658 31 556 545,10 (627) (95,29) 2. Nông Nghiệp 146 678 515 532 364,38 (163) (24,04) + Chăn nuôi 28 166 105 138 492,86 (61) (36,75) + KTTH 118 512 410 394 333,90 (102) (19,92) 3. Khác 252 288 366 36 14,29 78 27,08

(Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT chi nhánh Song Phú)

Đối với lĩnh vực cho vay khác, tuy doanh số cho vay thấp nhưng diễn biến nợ

xấu tương đối ở mức cao, cụ thể năm 2007 nợ xấu 288 triệu đồng so với năm 2006.

Đến năm 2008 nợ xấu tăng đến 366 triệu đồng so với năm 2007, ngân hàng nên thực hiện kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ đặc biệt là các khoản nợ trung và dài hạn với

mục đích sử dụng vốn vay cho tiêu dùng dư nợ không nhiều nhưng số lượng vay hồ

sơ vay vốn lớn, trong đó có xảy ra rủi ro đối với hợp đồng vay cho xuất khẩu lao

động. Cán bộ ngân hàng cần có biện pháp thích hợp để làm giảm nợ quá hạn đối với

đối tượng cho vay nay.

b). Phân tích tỷ số rủi ro tín dụng theo mục đích kinh doanh

Thực vậy qua phân tích cho thấy, tìm ẩn rủi ro tín dụng cao nhất là lĩnh vực cho vay khác, diễn biến theo hướng tăng qua từng năm năm 2007 tỷ số rủi ro tín dụng là 3,25%, sang năm 2008 là 3,2% cho thấy tỷ số này đang nằm ở mức cao, ngân hàng nên có biện pháp xử lý kịp thời các khoản đã quá hạn, đồng thời hạn chế

xảy ra những khoản vay mới có nhiều rủi ro.

Bảng 20: RỦI RO TÍN DỤNG THEO MỤC ĐÍCH KINH DOANH

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Rủi ro tín dụng 0,91 2,61 1,44 1. TM - DV 1,06 5,95 0,33 2. Nông Nghiệp 0,39 1,61 1,21 + Chăn nuôi 0,68 3,42 3,02 + KTTH 0,35 1,37 1,05 3. Khác 3,31 3,25 3,20

(Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT chi nhánh Song Phú)

Ngoài khoản cho vay khác có rủi ro cao, bên cạnh đó là cho vay lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, với mục đích vay vốn để chăn nuôi cũng chứa đựng rủi ro cao, mục đích vay để sản xuất mô hình kinh tế tổng hợp cũng có rủi ro theo chiều hướng xấu đi. Cụ thể, tỷ lệ rủi ro của hai nhân tố trên tương ứng qua hai năm 2007 và 2008 là là 3,42; 1,37; 3,02; 1,05. Nguyên nhân do cho vay đối tượng này phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện tự nhiên, giá cả thị trường bấp bênh, mặc dù được mùa nhưng lại rớt giá nên việc thẩm định cho vay khó khăn và do kinh nghiệm kỹ thuật còn hạn chế nên sản xuất bị thua lỗ, dẫn đến tình trạng nợ quá hạn tăng cao và không ổn định qua các năm.

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, nếu tỷ

lệ này cao thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp. Ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng vốn huy động không hiệu quả

Nhận xét thấy trong 3 năm tình hình vốn huy động của ngân hàng còn thấp

được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Năm 2006 bình quân là 9,27 đồng dư nợ mới có một đồng vốn huy động tham gia. Năm 2007 tình hình huy

động vốn của ngân hàng có cải thiện hơn so với năm 2006, bình quân 4,66 đồng dư

nợ chỉ có một đồng vốn huy động tham gia cùng. Sang năm 2008 công tác huy động vốn có tốt hơn, bình quân 2,61 đồng dư nợ thì có một đồng vốn huy động trong đó:

Bảng 21: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng dư nợ Triệu đồng 55.020 62.415 63.434 Vốn huy động Triệu đồng 5.934 13.327 24.309 Nợ quá hạn Triệu đồng 500 1.624 912 Dư nợ/VHĐ Lần 9,27 4,66 2,61 Nợ xấu/TDN % 0,91 2,61 1,44

(Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT chi nhánh Song Phú)

Hình 9: Tình hình nợ xấu của ngân hàng qua ba năm 500 1,624 912 0 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 1,800 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng - Nợ xấu

+ Nợ xấu trên tổng dư nợ: chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng một cách rỏ rệt. Dư nợ tăng dần qua các năm nhưng tỷ lệ nợ quá hạn này còn ở mức thấp, đặc biệt năm 2006 chỉ có 0,91%. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2007 tăng mạnh nhưng còn ở mức thấp và dưới mức cho phép của ngân hàng Nhà nước (5%), sang năm 2008 tỷ lệ này lại giảm xuống còn 1,44%. Có được kết quả này là do ngân hàng đã đề ra các giải pháp hữu hiệu và triệt để, thực hiện những giải pháp này nhằm hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn một cách tốt nhất.

Vòng quay vn tín dng

Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng trong những năm qua có sự biến động theo một chiều hướng tăng. Năm 2006 vòng quay vốn tín dụng là 1,32; năm 2007 là 1,45; năm 2008 là 1,55 lần. Vòng quay vốn tín dụng tăng, cho thấy khả năng quay vòng vốn nhanh, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế. Cụ thể:

Bảng 22: VÒNG QUAY VỐN TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 DS TN (Tr.đ) Dư nợ BQ (Tr.đ) TN/DN (vòng) DS TN (Tr.đ) Dư nợ BQ (Tr.đ) TN/DN (vòng) DS TN (Tr.đ) Dư nợ BQ (Tr.đ) TN/DN (vòng) Tổng 69.488 52.702 1,32 85.232 58.583 1,45 97.527 62.789 1,55 THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG Ngắn hạn 63.315 43.122 1,47 75.985 48.861 1,56 87.471 51.572 1,70 Tr và DH 6.173 9.580 0,64 9.247 9.722 0,95 10.056 11.226 0,90

THEO LOẠI HÌNH KINH DOANH

+ DNTN 3.010 595 5,06 2.450 645 3,80 4.944 681 7,26 + Hộ sx, cn 66.478 52.107 1,28 82.782 57.938 1,43 92.583 62.108 1,49

THEO MỤC ĐÍCH KINH DOANH

1. TM-DV 20.497 9.049 2,27 25.764 10.330 2,49 30.570 10.207 3,00 2. NN 42.958 35.679 1,20 51.403 40.012 1,28 58.324 42.431 1,37 + CN 3.535 3.836 0,92 6.611 4.495 1,47 10.189 4.163 2,45 + KTTH 39.423 31.843 1,24 44.792 35.517 1,26 48.135 38.268 1,26 3. Khác 6.033 7.973 0,76 8.065 8.241 0,98 8.633 10.151 0,85

Xét hình thức tín dụng theo thời hạn qua các năm, cho thấy vòng quay tín dụng ngắn hạn tương đối nhanh dao động ở mức 1,47 lần đến 1,70 lần. Tuy vòng quay trong ngắn hạn nhanh nhưng chi nhánh nên tìm kiếm nhu cầu cho vay trung và dài hạn vì lãi suất cho vay cao sẽ làm tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng. Mặt khác, sẽ làm giảm chi phí huy động vốn của ngân hàng.

Xét về hình thức tín dụng theo loại hình kinh doanh, ta thấy cho vay doanh nghiệp thời gian thu hồi nhanh do chi nhánh phê duyệt cho các doanh nghiệp theo hạn mức, chu kỳ sản xuất ngắn, và có tài sản làm đảm bảo cho các khoản vay, cho nên hiệu quả tín dụng tương đối cao. Chi nhánh nên tìm kiếm đầu tư cho vay loại doanh nghiệp nhằm tăng qui mô hoạt động, tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng, rủi ro ít, hiệu quả cao. Bên cạnh đó, cho vay hộ sản xuất, cá nhân cũng cần được duy trì, quan tâm, ưu đãi đối với khách hàng truyền thống, đồng thời vận động những hộ vay mới tham gia vay vốn ngân hàng, hỗ trợ, tư vấn họ nhiều hơn trong sản suất.

Xét hình thức tín dụng theo mục đích kinh doanh, cho thấy thương mại dịch vụ có nhu cầu vay vốn cao, ngân hàng cho vay vốn quay vòng nhanh 2,27 vòng đến 3 vòng trong năm. Tuy nhiên vòng quay vốn nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào theo tính chất thời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lĩnh vực nông nghiệp cũng cho kết quả cao, nhất là hoạt động sản xuất mô hình kinh tế tổng hợp, chăn nuôi cũng tăng nhanh đáng kể, bà con trong vùng chuyên tâm sản xuất, biết chú trọng đến những sản phẩm có giá trị kinh tế cao, nhu cầu tiêu thụ lớn nhằm

đạt hiệu quả cao. Điều này cũng góp phần làm tăng doanh số cho vay của ngân hàng cũng như việc hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiểu quả.

Tóm li: Chi nhánh đã khống chếđược nợ xấu, hạn chế việc phát sinh nợ quá hạn, dần thu hồi được các khoản nợ xấu của những năm trước, điều đáng nói là các khoản nợ quá hạn của các tổ chức kinh tế năm 2008 đã được thu hồi triệt để, nợ xấu của hộ sản xuất, cá nhân còn tồn đọng lại 912 triệu đồng. Điều này cho thấy chi nhánh đã có công tác thu hồi nợ tốt và chiến lược kinh doanh hiệu quả.

4.3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 4.3.1. Thuận lợi

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp Song Phú (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)