Tình hình cho vay và thu hồi nợ theo loại hình kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp Song Phú (Trang 49 - 55)

12. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, )

4.1.3.2. Tình hình cho vay và thu hồi nợ theo loại hình kinh doanh

Tình hình cho vay theo loi hình kinh doanh

Qua phân tích ở bảng 9 cho thấy, ngân hàng cho vay tập trung chủ yếu là hộ

sản xuất, cá nhân chiếm (từ 94% đến 98%) trong tổng doanh số cho vay. Hộ sản xuất, cá nhân đi vay với mục đích trồng trọt, chăn nuôi bò, chăn nuôi heo, cải tạo vườn tạp thành vùng chuyên canh cây đặc sản, vay để mua máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cá nhân vay với mục đích là xuất khẩu lao động, cho con đi du học, vay để tiêu dùng.

Bảng 9: TÌNH HÌNH CHO VAY THEO LOẠI HÌNH KINH DOANH

(Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT chi nhánh Song Phú)

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 74.124 100.00 92.627 100.00 98.816 100.00 18.503 24,96 6.189 6,68 DNTN 3.920 5.29 1.640 1.77 5.827 5.90 (2.280) (58,16) 4.187 255,30 Hộ SX, cá nhân 70.204 94.71 90.987 98.23 92.989 94.10 20.783 29,60 2.002 2,20

Những khoản vay này tùy theo tính chất thời vụ, loại hình kinh doanh đến khi nào có lãi, cán bộ tín dụng thẩm định và tiến hành cho vay theo thời hạn ngắn hạn hay trung và dài hạn phù hợp với từng món vay để việc cho vay đạt được hiệu quả

hơn. Cụ thể, năm 2007 doanh số cho vay hộ sản xuất, cá nhân tăng mạnh đạt 90.987 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng 29,60%. Đến năm 2008 doanh số cho vay đạt 92.989 triệu đồng, mức tăng doanh số chậm lại tương ứng với mức tăng 2,2% so với năm 2008, nguyên nhân là do sản xuất kinh doanh của hộ bị ảnh hưởng mạnh của nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước, giá cả mặt hàng lúa gạo tăng

đột biến, thiên tai lũ lụt xảy ra liên tục, dịch bệnh heo tai xanh, rầy nâu tấn công cây lúa nước ngày càng tăng và xảy ra trên diện rộng, đã làm cho nhiều hộ phải trắng tay, thất mùa, nợ nầng chòng chất. Để khắc phục, thiên tai, dịch bệnh, nhiều phong trào nuôi cá, trồng cây đặc sản nỗi lên, góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân và đa dạng hóa danh mục cho vay của ngân hàng.

Đối với doanh nghiệp tư nhân, trong quá trình hoạt động doanh nghiệp cần

đầu tư vốn vào tài sản lưu động và tài sản cốđịnh. Về nguyên tắc, doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn ngắn hạn hoặc dài hạn để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động. Tuy nhiên, doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn tài trợ ngắn hạn của ngân hàng trong trường hợp doanh nghiệp đã tận dụng và huy động tất cả các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có được nhưng vẫn còn thiếu hụt nguồn vốn ngắn hạn. Do vậy nhu cầu tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp có thể chia thành: Nhu cầu tài trợ

ngắn hạn thường xuyên và nhu cầu tài trợ ngắn hạn thời vụ. Tuy nhiên, trên địa bàn xã, việc đầu tư kinh doanh không nhiều, do đó nhu cầu vốn vay cũng tương đối ít, các doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu là kinh doanh mua bán lúa gạo, mua bán vật tư nông nghiệp, vật tư xây dựng, có một số trường hợp khách hàng vay vốn để đầu tư kinh doanh vàng, kinh doanh xăng dầu, kinh doanh khách sạn, xây dựng nhà xưởng. Đây là loại hình kinh doanh nhỏ lẽ nên lượng vốn không nhiều, chiếm tỷ

trọng thấp khoảng 5% trong tổng nhu cầu vay của khách hàng trên địa bàn, có lúc việc vay vốn của doanh nghiệp giảm chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trên 1% trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Cụ thể:

Năm 2007 doanh số cho vay doanh nghiệp giảm mạnh, giảm 58,16% so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh số cho vay doanh nghiệp tăng đột biến, tăng gấp 4 lần so với doanh số cho vay năm 2007. Do thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước, xã Song Phú đã tiến hành thực hiện đổi mới thông qua hệ thống dịch vụ và hệ thống chợ ngày càng phát triển, các vùng nông thôn không ngừng đổi mới, hệ

thống đường xá, giao thông nông thôn ngày càng hoàn thiện.

Tóm li:

Doanh số cho vay đối với hộ sản xuất, cá nhân và doanh nghiệp trong năm 2008 đều tăng, mức tăng không nhiều nhưng đã góp phần không nhỏ làm cho tổng doanh số cho vay của ngân hàng ngày càng tăng. Đối với loại hình doanh nghiệp vẫn còn chiếm một tỷ trọng nhỏ không đáng kể trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng, do đó trong thời gian tới thì ngân hàng cần phải có những chiến lược thích hợp để nâng cao doanh số cho vay đối với đối tượng này cao hơn nữa nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Tình hình thu n theo loi hình kinh doanh

Doanh số thu nợ cũng là vấn đề quan trọng được chi nhánh quan tâm, nó

đánh giá khả năng tình hình tài chính của khách hàng. Hiệu quả hoạt động tín dụng là làm tăng nguồn vốn tái đầu tư tín dụng để đảm bảo nguồn vốn hiện có và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong lưu thông.

Bảng 10: TÌNH HÌNH THU NỢ THEO LOẠI HÌNH KINH DOANH

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Doanh số thu nợ 69.488 85.232 97.527 15.744 22,66 12.295 14,43 + DNTN 3.010 2.450 4.944 (560) (18,60) 2.494 101,80 + Hộ SX, cá nhân 66.478 82.782 92.583 16.304 24,53 9.801 11,84

(Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT chi nhánh Song Phú)

Qua bảng 10 cho thấy, doanh số thu nợ tăng qua ba năm, doanh số thu tập trung đối với hộ sản xuất, cá nhân. Cụ thể, năm 2007 doanh số thu đạt 82.782 triệu

đồng, tăng 24,53% so với năm 2006, nguyên nhân tăng là do các bộ tín dụng có kinh nghiệm trong khâu thẩm định cho vay và đã tích cực trong công tác thu nợ, các khoản nợ cũđã quá hạn năm trước chuyển sang năm sau nay đã được thu hồi . Sang năm 2008 doanh số thu nợ tăng cao đạt 92.583 triệu đồng, tăng 11,84% so với năm 2007. Điều này cho thấy tốc độ tăng doanh số cho vay tăng chậm hơn tốc độ tăng doanh số thu nợ, các khoản vay quá hạn có xu hướng giảm, hoạt động kinh doanh ngân hàng đạt hiệu quả cao. Có được điều nay là do ngân hàng đã có công tác thu hồi nợ hiệu quả, cán bộ tín dụng đã tích cực nhiều hơn trong quản lý các khoản nợ đến hạn, thông báo thường xuyên kịp thời và đúng lúc các khoản vay đến hạn, không ngừng đôn đốc hộ vay hoàn trả nợ vay. Đồng thời ngân hàng đã có chiến lược tốt trong công tác vận động những hộ vay sản xuất có hiệu quả đến vay vốn để tái

đầu tư sản xuất cho vụ tiếp theo, những hộ mới đầu tư sản xuất ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định và lưu trữ vào hồ sơ khách hàng cho vay có đảm bảo trên cơ sở thế

chấp quyền sử dụng đất là chủ yếu. Do đó, ngân hàng đã quản lý tốt các khoản vay và thu hồi nợ có hiệu quả, ngân hàng cần phải duy trì công tác này và phát huy hơn nữa để mở rộng qui mô hoạt động tín dụng trong dân trên địa bàn xã.

Đối với tín dụng doanh nghiệp, một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và trả

nợ, lãi đúng hạn cho ngân hàng, không chỉ thể hiện rằng ngân hàng đã cho vay đúng mục đích, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay đồng thời giúp cho doanh nghiệp đảm bảo khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng. Từ đó nâng cao uy tín của khách hàng đối với ngân hàng và củng cố quan hệ vay vốn giữa khách hàng và ngân hàng sau này. Cụ thể, tình hình thu nợ qua các năm tăng tương đối ổn định, việc thu nợ của các doanh nghiệp tương đối cao, điều này cho thấy tình trạng xảy ra các khoản nợ quá hạn là rất thấp.

Mặt khác, đa số khách hàng vay có vị trí kinh doanh tốt nằm trên quốc lộ 1A và những doanh nghiệp kinh doanh mua bán nhỏ nằm trong khu vực chợ thuộc địa bàn xã, do đó việc theo dõi và quản lý các khoản cho doanh nghiệp vay cũng dễ

dàng thuận lợi, việc thu nợ cũng tương đối nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, khoản tín dụng này luôn chiếm tỷ trọng nhỏ và không đáng kể trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng, nhưng đánh giá về mức độ hiệu quả trong kinh doanh, thì đây cũng

là khách hàng tiềm năng, loại hình doanh nghiệp này ngày càng phát triển là do Luật doanh nghiệp ra đời tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và thông thoáng nên đã thúc đẩy mạnh mẽ việc hình thành mới doanh nghiệp và chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể sang doanh nghiệp, trước tình hình đó khả năng mở rộng tín dụng của các doanh nghiệp là rất hứa hẹn.

Tình hình dư n theo loi hình kinh doanh

Bảng 11: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO LOẠI HÌNH KINH DOANH

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Số tiền % Số tiền % - Tổng dư nợ 55.020 62.415 63.434 7.125 12,95 1.289 2,07 + DNTN 1.050 240 1.123 (810) (77,14) 883 367,92 + Hộ SX, cá nhân 53.970 61.905 62.311 7.935 14,70 406 0,66

(Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT chi nhánh Song Phú)

Tình hình dư nợ theo loại hình kinh doanh của ngân hàng qua ba năm tăng tương đối ổn định. Trong đó, dư nợ hộ sản xuất, cá thể tăng cao, còn dư nợ ngành kinh doanh tăng giảm không ổn định, cụ thể qua phân tích ở bảng 11 như sau:

Năm 2007 hộ sản xuất, cá nhân có tổng dư nợ tăng đạt 61.905 triệu đồng với tốc độ tăng 14,70% so với năm 2006. Đến năm 2008 hộ sản xuất, cá nhân có tổng dư

nợ tiếp tục tăng đạt 62.311 triệu đồng với tốc độ tăng 0,66% so với năm 2008, mức dư nợ tăng tuy thấp so với năm 2007 nhưng do đã đi vào thế ổn định, nguyên nhân năm 2007 dư nợ tăng đột biến là do ngân hàng khuyến khích cho bà con nông dân vay vốn, hỗ trợ bà con nông dân tăng sản xuất. Bên cạnh đó, đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân tổng dư nợ tăng cộng thêm vào đó công tác thu nợ tốt và có hiệu quả, ngân hàng nên có chính sách ưu đãi về lãi suất để thu hút khách hàng vay vốn của ngân hàng nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp Song Phú (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)