12. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, )
5.2. CĂN CỨ ĐỀ RA GIẢI PHÁP
Bảng 23: KẾT QUẢ NHẬN ĐỊNH VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Kết quả nhận định Giải pháp khắc phục
Về huy động vốn
-Nguồn vốn hoạt động của NH chủ yếu từ hai nguồn: Vốn điều chuyển và vốn huy động tại chổ.
- Vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao 79% - 81%. - NH huy động được vốn có nghĩa là NH tận dụng được nguồn vốn giá rẽđể cho vay.
- Nâng cao hiệu quả trong công tác huy động vốn
+ Đối với đối tượng là các tầng lớp dân cư
+ Đối với đối tượng là các doanh nghiệp
Về công tác cho vay
- Thế mạnh của vùng là sản xuất nông nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh của NH là kinh doanh đa thành phàn kinh tế.
- NH tập trung cho vay ngắn hạn
- Khách hàng cho vay của NH chủ yếu là hộ sản xuất, cá nhân.
- Nợ xấu ngắn hạn, trung và dài hạn tăng cao.
- Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn nhanh (1,7 vòng).
- Nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro trong công tác cho vay:
+ Hoàn thiện công tác thẩm
định
+ Công tác thu hồi nợ
+ Tài sản đảm bảo
Về công tác thu nợ và xử lý nợ quá hạn - Việc thu nợ kịp thời sẽ giúp cho doanh số cho vay tăng
nhiều hơn, tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ cho xã hội - Doanh số thu nợ phản ánh mức độ rủi ro trong hoạt
động tín dụng của NH.
- Doanh số thu tập trung đối với hộ sản xuất, cá nhân.
Đặc biệt là lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông nghiệp. - Hoạt động tín dụng NH phụ thuộc nhiều vào tính chất thời vụ, chu kỳ sản xuất kinh doanh.
+ Ngăn ngừa các khoản vay có dấu hiệu dẫn đến nợ quá hạn.
+ Giải pháp xử lý nợ có rủi ro.
Kết quả nhận định Giải pháp khắc phục Về nhân sự
- Chưa quản lý chặt chẽ các khoản cho vay.
- Cơ cấu cho vay chưa được cân đối, chưa nắm bắt được cơ hội kinh doanh mới.
- Công tác thu hồi nợ chưa được phản ánh kịp thời.
- Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ NH.
Một số biện pháp phòng ngừa rủi ro khác
- Vềđiều kiện tự nhiên. - Về chính sách.
- Về môi trường pháp lý.
+ Nguyên nhân khách quan + Nguyên nhân chủ quan
5.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
Mặt dù hoạt động tín dụng của chi nhánh trong ba năm qua phát triển khá tốt, nhưng chi nhánh còn gặp phải những khó khăn trong công tác huy động vốn, cho vay, thu nợ và xử lý các khoản nợ đã đến hạn và quá hạn. Để giải quyết những khó khăn trên, tôi xin đề xuất một vài giải pháp sau đây:
5.3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác huy động vốn a). Đối với đối tượng là các tầng lớp dân cư:
Tiến hành chương trình thu hút vốn trong các tầng lớp dân cư thông qua các hình thức hấp dẫn, đa dạng hơn như: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm trúng vàng. Tăng cường tiếp thị phù hợp và hiệu quả đối với từng đối tượng khách hàng khác nhau như gặp gỡ khách hàng theo khu vực, theo nhóm theo ngành nghề… Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng như: ti vi, báo đài, tạp chí… Trong đó giới thiệu cụ thể các thủ tục, điều kiện và nêu bật lên được các tiện ích khi khách hàng tìm đến giao dịch với ngân hàng.
Tăng cường phát hành thẻ để huy động vốn thông qua tiện ích của việc sử
dụng thẻ.
Xây dụng biểu lãi xuất hấp dẫn mang tính cạnh tranh để thu hút khách hàng tăng tiền gửi vừa đảm bảo có lợi cho khách hàng vừa tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Lãi suất là yếu tố nhạy cảm, nhất là trong điều kiện có sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn. Do vậy việc vận dụng yếu tố lãi suất một cách phù hợp, linh động sẽ thu hút được nguồn vốn huy động (đặc biệt là đối với khách hàng truyền thống và các nguồn tiền gửi lớn), áp dụng lãi suất bậc thang, theo đó khách hàng gửi tiền sẽ được hưởng theo mức lãi suất tương ứng với từng mức tiền gửi theo quy tắc mức tiền gửi càng lớn lãi suất càng cao.
b). Đối với đối tượng là các doanh nghiệp
Ngoài các loại tiền gửi truyền thống đã và đang thực hiện, cần khuyến khích mở rộng một số hình thức khác như: thanh toán tiền lương qua ngân hàng, sử dụng dịch vụ ATM… Đối với các doanh nghiệp chưa sử dụng dịch vụ của chi nhánh, chi nhánh huy động lãi suất cao để thu hút đồng thời phát triển các loại tiền gửi với nhiều mức độ thời gian (1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng…), lãi suất ưu đãi, hấp dẫn. Song song đó, cán bộ tín dụng tăng cường tìm kiếm khách hàng (như dịch vụ cho vay qua đêm, cho các ngân hàng thương mại khác vay trong thời điểm cần vốn), có nhu cầu, khoản vay lớn, thời hạn vay ngắn để thu lợi nhuận.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh các sản phẩm hiện có trên cơ sở nâng cao thêm tiện ích và chất lượng như: thực hiện dịch vụ Homebanking theo dõi tiền gửi và tiền vay tại cơ quan, sử dụng dịch vụ Phonebanking để biết số tiền được chi ra hoặc được thanh toán thông qua điện thoại di động.
5.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro trong công tác cho vay a). Hoàn thiện công tác thẩm định a). Hoàn thiện công tác thẩm định
Thực hiện tốt qui trình tín dụng: Khách hàng vay vốn của ngân hàng phải thực hiện theo quy trình sau: Ngân hàng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, tiến hành phân tích và thẩm định, ra quyết định giải ngân, kết thúc hợp đồng tín dụng. Qui trình tín dụng do Ban lãnh đạo chi nhánh ngân hàng thiết lập. Qui trình tín dụng được thiết kế như sau:
Sơđồ 2: Qui trình tín dụng của ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT chi nhánh Song Phú
Qui trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Về mặt hiệu quả, qui trình tín dụng hợp lý góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Về mặt quản trị, qui trình tín dụng có các tác dụng: phân định được trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận liên quan trong hoạt
động tín dụng; thiết lập nên hồ sơ và thủ tục vay vốn về mặt hành chánh; chỉ rõ các mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng.
Phân tích khách hàng: Đây là biện pháp tích cực nhất nhằm tạo ra các tuyến phòng thủđối với rủi ro của ngân hang. Bởi khi đánh giá khách hang một cách chính xác thì mới biết được khả năng hoàn trả nợ của họ và từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn cho vay hay không cho vay. Khi đánh giá khách hang thì cán bộ ngân hang cần phân tích những khía cạnh sau đây:
+ Năng lực tài chính của khách hang;
+ Năng lực pháp lý của doanh nghiệp khách hang vay vốn;
+ Năng lực quản lý và trình độ chuyên môn hiểu biết của người đứng đầu doanh nghiệp;
+ Phân tích khả thi của phương án vay vốn.
Phân tích hoạt động tín dụng:
+ Chất lượng và hiệu quả tín dụng cần được phân tích thường xuyên; Lập hồ sơđề nghị cấp TD Phân tích tín dụng Quyết định tín dụng Giải ngân Giám sát và thanh lý hồ sơ
+ Khả năng mở rộng qui mô tín dụng của ngân hang được đánh giá đúng mức;
+ Đánh giá về việc thực hiện đảm bảo tín dụng;
+ Đánh giá về năng lực và trình độ của cán bộ tín dụng.
Phân tán rủi ro tín dụng
- Điều chỉnh lại cơ cấu cho vay, đầu tư cho vay đa ngành nghề, chia nhỏ
khoản vay cho nhiều đối tượng khác nhau.
- Mua bảo hiểm tín dụng cho một số ngành nghề chứa nhiều rủi ro.
- Ngân hàng phải tôn trọng giới hạn an toàn do ngân hàng Nhà nước qui định “Dư nợđối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng; Thực hiện đồng tài trợ; Bảo hiểm tín dụng; Trích lập dự phòng rủi ro.”
Điều tra tín dung: Là việc thu thập thông tin về khách hàng để xác định thiện chí trả nợ và khả năng trả nợ của người vay, phù hợp với các điều khoản của hợp
đồng tín dụng, nhằm đánh giá tín dụng, phân loại khách hàng, và lưu trữ thông tin để
sử dụng khi cần thiết ra quyết định. Cán bộ tín dụng có thểđiều tra dựa trên nhóm yếu tố “6C” như sau: + Uy tín trong quan hệ tín dụng; + Năng lực vay nợ của khác hàng; + Nguồn tiền để trả nợ; + Thế chấp và cầm cố; + Các điều kiện kinh tế xã hội; + Sự kiểm soát của ngân hàng. b). Công tác thu nợ
Đối với nợ đến hạn: chủđộng gửi giấy báo nợ đến hộ thông qua tổ trưởng tổ
vay vốn để đôn đốc nhắc nhở thường xuyên đối với họ trong việc trả nợ vay, hạn chế tối đa với việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ.
c). Tài sản đảm bảo
Tài sản đảm bảo phải thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý, sử dụng của khách hàng. Vậy để chứng minh được điều này phải có giấy chứng nhận sở hữu quyền quản lý, sử dụng tài sản.
- Xác định giá trị tài sản bảo đảm.
- Khả năng có thể thu hồi tài sản bảo đảm nợ vay là bao nhiêu trong trường hợp phải xử lý tài sản bảo đảm.
5.3.3. Giải pháp đối với công tác thu nợ và xử lý nợ quá hạn
a). Ngăn ngừa các khoản vay có dấu hiệu dẫn đến nợ quá hạn
Thực hiện công tác phân loại khách hàng, phân loại các khoản nợ.
Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng từ khi vay cho đến khi thu được nợ.
Khi phát hiện khoản vay có vấn đề, ngân hàng đến nơi xem xét để có quyết định thu hồi lại nợ cho vay hoặc hỗ trợ thêm vốn kịp thời cho khách hàng trong quá trình khách hàng gặp khó khăn… để có thể đảm bảo được nguồn vốn cho vay của ngân hàng.
Thường xuyên kiểm tra các khoản nợ đến hạn và quá hạn để thông báo đôn
đốc khách hàng.
b). Trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng
- Ngân hàng sẽ xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro nội bộ theo quy định của Ngân hang Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
+ Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể gây ra do khách hàng của các chi nhánh ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hoạch toán vào chi phí hoạt động của các ngân hàng (theo qui định tại quyết định số
493/2005/QĐ NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của thống đốc NHNNVN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của ngân hàng.
Dự phòng cụ thể: Là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ quy định sau đây để dự phòng cho tổn thất có thể xảy ra.
+ Nhóm 1 (nợđủ tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ trong hạn mà ngân hàng cho vay đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. Với tỷ lệ
+ Nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày, hay là các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại. Với tỷ lệ trích lập 5%.
+ Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày
đến 180 ngày hày các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. Với tỷ lệ trích lập 20%.
+ Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày hay các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. Với tỷ lệ trích lập 50%.
+ Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày hay các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. Với tỷ lệ trích lập 100%.
5.3.4. Biện pháp về nhân sự
- Ban lãnh đạo ngân hàng cần đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo cán bộ tín dụng theo lĩnh vực, chuyên ngành, nâng cao năng lực chuyên môn, tạo điều kiện để
nắm chắc hơn nữa tình hình tài chính cũng như quan hệ làm ăn của khách hàng, hiểu
được nguyên nhân vay vốn và việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không. - Cán bộ tín dụng phải là người chịu trách nhiệm rõ ràng trong quá trình quản lý nợ địa bàn. Phải linh hoạt, nhạy bén, nắm bắt và xử lý thông tin kịp thời để quyết
định đầu tư, là người trực tiếp tham mưu đưa ra các giải pháp thực hiện nhằm đạt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
-Tăng cường tính kỷ cương, kỷ luật trong điều hành hoạt động kinh doanh, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc.
- Tăng cường công tác đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về tiêu chuẩn cán bộ tín dụng, đồng thời phải có chính sách thu hút những người có năng lực vào làm việc, bố trí sử dụng cán bộ hợp lý, riêng đối với cán bộ tín dụng cần xây dựng quy chế thưởng phạt rõ ràng nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm.
- Nhằm đảm bảo chất lượng an toàn tín dụng, đủ khả năng tài chính cho vay các khoản vay có cơ hội kinh doanh mới, việc tăng cường lực lượng cả về số lượng lẫn chất lượng của đội ngủ cán bộ tín dụng là nhân tố quan trọng nhất trong hệ thống kiểm soát nợ của ngân hàng.
- Tăng cường kiểm tra giám sát trong nội bộ ngân hàng.
- Kiểm tra việc thực hiện quy trình cho vay và quy trình phê duyệt tín dụng. - Kiểm tra các khoản vay đến hạn, thông báo thời hạn thu lãi theo định kỳ. Kiểm tra đơn xin gia hạn nợ của khách hàng như: tính hợp lý trong đơn của khách hàng xin gia hạn, số tiền, thời gian, nguyên nhân chủ quan, khách quan.
- Kiểm tra hợp đồng vay vốn.
- Kiểm tra việc phân lọai tài sản có trích lập dự phòng rủi ro và an toàn vốn tối thiểu.
5.3.5. Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro khác a). Đối với nguyên nhân khách quan.
Ngân hàng xem xét và trợ giúp cho khách hàng để họ có điều kiện tiếp tục sản xuất và kinh doanh, tạo ra năng suất trả nợ ngân hàng được tốt hơn như:
+ Cho gia hạn nợ (đối với nợ ngắn hạn) và điều chỉnh kỳ hạn nợ (đối với nợ
trung hạn);
+ Tư vấn cho khách hàng (về kế hoạch sản xuất kinh doanh, về quá trình quản lý doanh nghiệp, hộ sản xuất nhận biết được các yếu kém của mình trong sản xuất kinh doanh từđó đưa ra các biện pháp hợp lý nhằm khắc phục tình trạng lỗ, có nguồn tài chính trả nợ cho ngân hàng);
+ Trợ giúp tài chính cho các khách hàng vay vốn: tức là có thể cho khách hàng vay vốn một khoản tiền mới nhằm khắc phục lỗ (nếu khách hàng có một phương án sản xuất kinh doanh cho món vay mới khả thi).
b). Đối với nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng.
- Giám đốc ngân hàng quyết định chuyển sang nợ quá hạn và thông báo cho khách hàng biết áp dụng lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất trần cho vay cùng loại.
- Áp dụng các biện pháp chế tài: xử lý tài sản đảm bảo, khởi kiện ra tòa. - Nhờ sự can thiệp của chính quyền địa phương nơi khách hàng cư trú, đây là