Giải pháp nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro trong công tác cho vay

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp Song Phú (Trang 77 - 80)

12. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, )

5.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro trong công tác cho vay

Thực hiện tốt qui trình tín dụng: Khách hàng vay vốn của ngân hàng phải thực hiện theo quy trình sau: Ngân hàng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, tiến hành phân tích và thẩm định, ra quyết định giải ngân, kết thúc hợp đồng tín dụng. Qui trình tín dụng do Ban lãnh đạo chi nhánh ngân hàng thiết lập. Qui trình tín dụng được thiết kế như sau:

Sơđồ 2: Qui trình tín dụng của ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT chi nhánh Song Phú

Qui trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Về mặt hiệu quả, qui trình tín dụng hợp lý góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Về mặt quản trị, qui trình tín dụng có các tác dụng: phân định được trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận liên quan trong hoạt

động tín dụng; thiết lập nên hồ sơ và thủ tục vay vốn về mặt hành chánh; chỉ rõ các mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng.

Phân tích khách hàng: Đây là biện pháp tích cực nhất nhằm tạo ra các tuyến phòng thủđối với rủi ro của ngân hang. Bởi khi đánh giá khách hang một cách chính xác thì mới biết được khả năng hoàn trả nợ của họ và từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn cho vay hay không cho vay. Khi đánh giá khách hang thì cán bộ ngân hang cần phân tích những khía cạnh sau đây:

+ Năng lực tài chính của khách hang;

+ Năng lực pháp lý của doanh nghiệp khách hang vay vốn;

+ Năng lực quản lý và trình độ chuyên môn hiểu biết của người đứng đầu doanh nghiệp;

+ Phân tích khả thi của phương án vay vốn.

Phân tích hoạt động tín dụng:

+ Chất lượng và hiệu quả tín dụng cần được phân tích thường xuyên; Lập hồ sơđề nghị cấp TD Phân tích tín dụng Quyết định tín dụng Giải ngân Giám sát và thanh lý hồ sơ

+ Khả năng mở rộng qui mô tín dụng của ngân hang được đánh giá đúng mức;

+ Đánh giá về việc thực hiện đảm bảo tín dụng;

+ Đánh giá về năng lực và trình độ của cán bộ tín dụng.

Phân tán rủi ro tín dụng

- Điều chỉnh lại cơ cấu cho vay, đầu tư cho vay đa ngành nghề, chia nhỏ

khoản vay cho nhiều đối tượng khác nhau.

- Mua bảo hiểm tín dụng cho một số ngành nghề chứa nhiều rủi ro.

- Ngân hàng phải tôn trọng giới hạn an toàn do ngân hàng Nhà nước qui định “Dư nợđối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng; Thực hiện đồng tài trợ; Bảo hiểm tín dụng; Trích lập dự phòng rủi ro.”

Điều tra tín dung: Là việc thu thập thông tin về khách hàng để xác định thiện chí trả nợ và khả năng trả nợ của người vay, phù hợp với các điều khoản của hợp

đồng tín dụng, nhằm đánh giá tín dụng, phân loại khách hàng, và lưu trữ thông tin để

sử dụng khi cần thiết ra quyết định. Cán bộ tín dụng có thểđiều tra dựa trên nhóm yếu tố “6C” như sau: + Uy tín trong quan hệ tín dụng; + Năng lực vay nợ của khác hàng; + Nguồn tiền để trả nợ; + Thế chấp và cầm cố; + Các điều kiện kinh tế xã hội; + Sự kiểm soát của ngân hàng. b). Công tác thu nợ

Đối với nợ đến hạn: chủđộng gửi giấy báo nợ đến hộ thông qua tổ trưởng tổ

vay vốn để đôn đốc nhắc nhở thường xuyên đối với họ trong việc trả nợ vay, hạn chế tối đa với việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ.

c). Tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo phải thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý, sử dụng của khách hàng. Vậy để chứng minh được điều này phải có giấy chứng nhận sở hữu quyền quản lý, sử dụng tài sản.

- Xác định giá trị tài sản bảo đảm.

- Khả năng có thể thu hồi tài sản bảo đảm nợ vay là bao nhiêu trong trường hợp phải xử lý tài sản bảo đảm.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp Song Phú (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)