12. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, )
4.1. PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN
Trong hoạt động ngân hàng vốn được xem là có vai trò đặc biệt quan trọng mà còn mang tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, muốn hoạt động có hiệu quả thì ngân hàng phải biết chăm lo về nguồn vốn. Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng chủ yếu từ hai nguồn: Vốn điều chuyển từ ngân hàng chi nhánh huyện và vốn huy động tại chổ của ngân hàng.
Đối với vốn điều chuyển, do hoạt động của ngân hàng chủ yếu là huy động vốn và cho vay. Đểđảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng, chi nhánh sẽ có kế hoạch điều chuyển đi khi thừa vốn để tránh tình trạng ứ động vốn không sinh lời hoặc xin điều chuyển đến trong trường hợp thiếu vốn để đáp ứng nhu cầu đi vay của khách hàng. Vì thế, chi nhánh được điều vốn từ nguồn hỗ trợ của ngân hàng huyện để góp phần giúp cho hoạt động của chi nhánh ngày càng ổn định và phát triển. Bảng 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Số tiền % Số tiền % - Vốn huy động 42.216 47.704 55.872 5.489 13,00 8.168 17,12 - Vốn điều chuyển 15.295 15.955 17.139 659 4,31 1.184 7,42 Tổng nguồn vốn 57.511 63.659 73.011 6.148 10,69 9.352 14,69
(Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT chi nhánh Song Phú)
Qua bảng số liệu cho thấy, tổng nguồn vốn hoạt động của chi nhánh tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 10,69% tương đương với mức
tăng 6.148 triệu đồng, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 14,69% ứng với mức tăng 9.352 triệu đồng. Điều này cho thấy tình hình hoạt động của chi nhánh ngày càng tăng trưởng, khách hàng tìm đến chi nhánh ngày càng nhiều, cũng vì thế mà hoạt
động tín dụng của ngân hàng ngày càng tăng cao, đòi hỏi ngân hàng phải gia tăng nguồn vốn đểđáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Nguồn vốn huy động của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao (từ 73% đến 76%). Do trong thời gian qua trên địa bàn huyện có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhiều loại nông sản mới được đưa ra sản xuất, đời sống vật chất của người dân được nâng cao.
Hình 4: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng qua ba năm
27 25 23 73 75 77 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2006 2007 2008 Năm % Vốn điều chuyển/Tổng NV Vốn HĐ/Tổng NV
Bên cạnh đó, xu hướng kinh tếđịa phương là phát triển mô hình kinh tế tổng hợp – VAC, trồng những cây đặc sản, chăn nuôi những con giống có giá trị kinh tế
cao, chuyên canh sản xuất theo hướng tập trung đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho mô hình sản xuất hộ. Có được kết quả này một phần là nhờ vào sự tích cực của cán bộ tín dụng ngân hàng trong việc tuyên truyền, vận động người dân gửi tiết kiệm, tận dụng tối đa nguồn vốn của mình trong thời gian nhàn rỗi gửi vào ngân hàng để
sinh lời.
Bên cạnh đó, lượng vốn điều chuyển từ chi nhánh huyện xuống ngân hàng tương đối ổn định dao động ở mức từ 19% đến 21% trong tổng nguồn vốn, ngân hàng sử dụng vốn điều chuyển trong trường hợp chi nhánh thiếu vốn không huy
động được, và vượt quá khả năng cân đối của chi nhánh và nhằm mục đích đảm bảo khả năng chi trả cho người gửi tiền và đáp ứng nhu cầu cho vay của khách hàng.
4.1.2. Tình hình huy động vốn
Qua ba năm ta thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng không ngừng tăng lên, Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp Song Phú đã đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng nhiều hình thức đa dạng như: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế… sự tăng nhanh của nguồn vốn huy động chủ yếu tập trung vào tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Cụ thể, năm 2007 tiền gửi tiết kiệm của dân cư tăng 5.768 triệu đồng tương đương với mức tăng 10,31% so với năm 2006 và tăng mạnh vào năm 2008 với số tăng là 10,961 triệu đồng tương đương với mức tăng 17,77%.
Bảng 3: TÌNH HÌNH VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Số tiền % Số tiền % - Tiền gửi của TCKT 1.587 1.967 358 380 23,92 (1.609) (81,81) - Tiền gửi của dân cư 55.924 61.692 72.653 5.768 10,31 10.961 17,77 + Không kỳ hạn 5.015 1.273 2.570 (3.742) (74,61) 1.297 101,86 + Có kỳ hạn <12T 32.499 45.026 60.161 12.527 38,54 15.135 33,61 + Có kỳ hạn >12T 18.409 15.393 9.922 (3.017) (16,39) (5.471) (35,54) Tổng vốn huy động 42.216 47.704 55.872 5.489 13,00 8.168 17,12
(Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT chi nhánh Song Phú)
Nguyên nhân là do ngân hàng tích cực trong khâu huy động vốn: ngân hàng
đã vận động đồng vốn nhàn rỗi trong dân cư, loại tiền gửi này đã tạo nguồn vốn ổn
định cho ngân hàng. Mặt dù món tiền gửi từ các cá nhân thường là nhỏ nhưng do ngân hàng huy động từ số đông cá thể và hộ gia đình nên cũng đem lại cho ngân hàng nguồn vốn lớn để kinh doanh. Mặt khác, do người dân đã có sự thay đổi trong
nhận thức, trình độ văn hóa được nâng cao, sự hiểu biết và ý muốn tiếp cận nền kinh tế tiên tiến, mọi người hướng đến việc sử dụng càng nhiều các sản phẩm dịch vụ tiện ích do ngân hàng cung cấp. Việc ngân hàng phát hành thẻ và các dịch vụ tài chính khác cho cá nhân, ngoài việc ngân hàng chứng minh là mình có sản phẩm mới, hiện
đại, thu được phí và còn giúp bà con có điều kiện tiết kiệm lâu dài, ngân hàng huy
động được nguồn vốn rất lớn từ tiền gửi của dân cư, tiền gửi cá nhân trên tài khoản tiền gửi thanh toán của họ.
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong thời gian qua không ổn định. Đây là loại tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng gửi vào không có mục đích nhận lãi suất, chỉ
phục vụ cho việc kinh doanh và giao dịch của mình. Do đó cũng tạo vốn cho ngân hàng, nhưng nguồn vốn này thường không ổn định, vì khách hàng gửi vào và rút ra bất kỳ lúc nào mà không thông báo trước cho ngân hàng.
Hình 5: Cơ cấu huy động vốn của ngân hàng qua ba năm
76.98 94.39 107.68 3.76 4.12 0.46 11.88 2.67 4.60 17.76 32.27 43.61 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2006 2007 2008 Năm % TGTK CKH >12T TGTK CKH <12T TGTK KKH TG TCKT
Qua biểu đồ cho thấy, tiền gửi tiết kiệm của dân cư luôn tăng qua các năm, trong đó tiền gửi của dân cư kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao (từ 56% đến 82% tổng vốn huy động của ngân hàng). Cụ thểở bảng 3, năm 2007 đạt 61.692 triệu
đồng, tăng 5.768 triệu đồng (ứng với tốc độ tăng 10,31%) so với năm 2006. Đến năm 2008 tổng vốn huy động từ tiền gửi của dân cưđạt 72.653 triệu đồng, mức huy
động tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm 60.161 triệu đồng, tăng 12.527 triệu
đồng với tốc độ tăng 38,54% so với năm 2007. Ngân hàng có công tác huy động tốt,
tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng từ tiền gửi của dân cư (chiếm khoảng 23% tổng vốn huy động của ngân hàng). Đây là nguồn vốn ổn định vì thời hạn của tiền gửi dài và
ổn định, ngân hàng có điều kiện điều tiết nguồn vốn phù hợp với thời hạn gửi của khách hàng, và do đó ngân hàng có thể mở rộng cho vay trung và dài hạn nhằm làm tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng. Mặt khác, các khoản tiền gửi không kỳ hạn của dân cư và các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng không đáng kể (5%; 2%) nhưng cũng góp phần làm tăng thêm nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng, ngân hàng huy động
được vốn có nghĩa là ngân hàng có thể tận dụng được nguồn vốn giá rẻđể cho vay và đầu tư, vì thế để đạt được lợi nhuận ngày càng cao ngân hàng có thể mở rộng hoạt động tín dụng cả về số lượng và chất lượng.
Ngoài ra, nguồn thông tin từ tiền gửi của khách hàng còn giúp ngân hàng thấu hiểu được tình hình kinh tế của người dân, để từ đó ngân hàng có thể đưa ra chiến lược cho vay (có thể thực hiện được nhiều khoản cho vay tín chấp, tuy nhiều rủi ro nhưng đem lại lợi nhuận cao) và cung cấp các dịch vụ tài chính ngược trở lại cho công chúng một cách có hiệu quả.
4.1.3. Tình hình cho vay và thu hồi nợ
Việc vay vốn là nhu cầu tự nguyện của khách hàng và là cơ hội để ngân hàng cấp tín dụng và thu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của mình. Tuy nhiên cấp tín dụng liên quan đến việc sử dụng vốn huy động của khách hàng nên phải tuân thủ
theo hai nguyên tắc:
+ Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. + Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khác hàng.
Dựa vào thời hạn cho vay, tín dụng có thể chia thành: + cho vay ngắn hạn
+ Cho vay trung và dài hạn.
+ Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp. + Cho vay nông nghiệp.
+ Cho vay tiêu dùng cá nhân. + Cho vay bất động sản.
+ Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu.
Do đặc điểm về địa lý kinh tế của huyện với thế mạnh là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, mô hình kinh tế tập trung, kinh tế tổng hợp, cho nên ngân hàng thực hiện chiến lược kinh doanh đa thành phần kinh tế, cung ứng dịch vụ cho đối tượng doanh nghiệp tư nhân; tiếp cận đến từng hộ nông dân có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống tinh thần vật chất của người dân.
Bảng 4: TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ THU HỒI NỢ CỦA NGÂN HÀNG
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Số tiền % Số tiền %
Doanh số cho vay 74.124 92.627 98.816 18.503 24,96 6.189 6,68 Doanh số thu nợ 69.488 85.232 97.527 15.744 22,66 12.295 14,43 Tổng dư nợ 55.020 62.415 63.434 7.125 12,95 1.289 2,07 Nợ quá hạn 500 1.624 912 1.124 224,80 (712) (43,84) Chỉ số thu nợ 0,94 0,92 0,99 - - - -
(Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT chi nhánh Song Phú)
Kết quả phân tích ở bảng 4 cho thấy, doanh số cho vay của ngân hàng tăng không ổn định. Năm 2006 do bị ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đến nền kinh tế
của địa phương và làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân trong xã, nhiều dự án chăn nuôi gà theo kiểu công nghiệp; bán công nghiệp bị đình truệ. Để khuyến khích bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, năm 2007 doanh số cho vay của chi nhánh tăng mạnh đạt 92.627 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 24,96% so với năm 2006. Đến năm 2008 tốc độ doanh số cho vay có chiều hướng giảm (đạt 6,68%) so với năm 2007, nguyên nhân là do tình hình kinh tế có biến động đã tác
động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn, hàng hóa tiêu thụ
chậm, giá thành cao, việc tiếp nhận nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng lại gặp khó khăn, lãi suất thị trường cao do chính sách thắc chặt tiền tệ của ngân hàng Nhà nước.
Hình 6: Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng qua ba năm 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng
- Doanh số cho vay - Doanh số thu nợ
- Tổng dư nợ
Bên cạnh đó, doanh số thu nợ trên địa bàn có chiều hướng tăng theo doanh số
cho vay, cụ thể: Năm 2007 dư nợ tăng 62.145 triệu đồng tương ứng với mức tăng 12,95% so với năm 2006, do ngân hàng thực hiện công tác thu nợ và quản lý kém nên doanh số thu nợ đạt 85.232 triệu đồng, nợ quá hạn tăng cao tăng gấp 2 lần so với năm 2006, đến năm 2008 dư nợ đạt 63.434 triệu đồng, cho thấy tốc độ tăng trưởng đã giảm còn 2,07% so với năm 2007. Nguyên nhân là do điều kiện khách quan từ thiên tai, dịch bệnh xảy ra với một số hộ sản xuất trên địa bàn, gây thiệt hại nặng, một số ít ảnh hưởng toàn bộ, một sốảnh hưởng một phần nhưng cũng làm cho
đời sống kinh tế gặp khó khăn, ngân hàng khó thu đòi nợ. Tuy nhiên xét đến chỉ số
phản ánh khả năng thu nợ của ngân hàng (doanh số thu nợ trên doanh số cho vay), chỉ số này luôn nhỏ hơn 1, cho thấy ngân hàng đã có công tác thu hồi nợ tốt và hiệu quả, ngân hàng cần phải duy trì và phát huy hơn nữa công tác thu hồi nợ, nhằm góp phần giảm thiểu những rủi ro tìm ẩn trong tương lai và nâng cao chất lượng tín dụng, tạo được vòng vốn quay nhanh và vòng quay được nhiều hơn. cũng như hoạt
động kinh doanh của ngân hàng ngày càng đạt hiệu quả hơn.
4.1.3.1. Tình hình cho vay và thu hồi nợ theo thời hạn
Tình hình cho vay theo thời hạn
Bảng 5: TÌNH HÌNH CHO VAY THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 74.124 92.627 98.816 18.503 24,96 6.189 6,68 + Ngắn hạn 68.351 82.650 86.436 14.299 20,92 3.786 4,58 + Trung và dài hạn 5.773 9.977 12.380 4.204 72,82 2.403 24,09
(Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT chi nhánh Song Phú)
Qua phân tích ở bảng 5, cho thấy doanh số cho vay qua ba năm đều tăng. Năm 2007 tăng 18.503 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng 24,96%. Đến năm 2008 doanh số cho vay là 98.816 triệu đồng, tăng 6.189 triệu đồng tương ứng với tỷ
lệ 6,68% so với năm 2007. Do đa số khách hàng của ngân hàng chủ yếu là hộ nông dân vay vốn để sản xuất kinh doanh: chăn nuôi heo, VAC, kinh doanh thương mại dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp và tiêu dùng, thời hạn vay không lâu, vốn quay vòng nhanh nên ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn.
Xét cơ cấu cho vay theo thời hạn tín dụng, cho thấy doanh số cho vay ngắn hạn tăng qua các năm, cụ thể:
Năm 2006 là 68.351 triệu đồng, chiếm 92,21% trong tổng doanh số cho vay. Sang năm 2007; 2008 doanh số cho vay tiếp tục tăng. Qua bảng 6 cho thấy, doanh số cho vay sản xuất kinh tế tổng hợp tăng mạnh, chiếm tỷ trọng cao (từ 57% đến 63%) trong cho vay ngắn hạn. Đây là mô hình sản xuất kinh tế phổ biến trên địa bàn,
điều kiện canh tác thuận tiện, phù hợp với yêu cầu sản xuất địa phương, hoạt động sản xuất của mô hình là sự kết hợp của 3 đối tượng: Lúa, heo, cá. Bên cạnh đó, do chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của tỉnh và sự hưởng ứng của bà con nông dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, mở rộng việc đầu tư
vào sản xuất kinh doanh hơn nữa nên đã làm cho nhu cầu vay vốn ngắn hạn lại tiếp tục tăng. Trong đó, vay kinh doanh thương mại dịch vụ cũng tăng lên rõ rệt, chiếm
tỷ trọng tương đối khá (31%), các khoản tín dụng khác như: trồng trọt, chăn nuôi, tiêu dùng chiếm tỷ trọng thấp nhưng cũng tăng qua các năm.
Bảng 6: CƠ CẤU CHO VAY THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 68.351 92,21 82.650 89,23 86.436 87,47 Trồng trọt, chăn nuôi 1.960 2,87 3.069 3,71 3.637 4,21 KTTH 43.062 63,00 49.500 59,89 49.929 57,76 Tiêu dùng 1.813 2,65 4.254 5,15 5.500 6,36 TM - DV 21.516 31,48 25.827 31,25 27.370 31,67 Trung và dài hạn 5.773 7,79 9.977 10,77 12.380 12,53