VII. CHẤT LƯỢNG
51. Một nhà xuất khẩu cần tính tốn như thế nào để mức giá tính được là mức giá cạnh tranh ?
sản phẩm được tính giá. Hơn nữa sản phẩm còn được phân loại khác nhau theo kế hoạch khuyến khích xuất khẩu khác nhau.
51. Một nhà xuất khẩu cần tính tốn như thế nào để mức giá tính được là mức giá cạnh tranh ? tranh ?
Một nhà xuất khẩu có thể xác định mức giá mà mình đề ra có thể cạnh tranh hay không bằng cách nhìn vào giá của các nhà sản xuất khác trong cùng một thị trường cụ thể. Việc kiểm tra giá bán của các nhà xuất khẩu khác hoặc của nhà sản xuất nước ngồi khác về cùng một loại sản phẩm là một việc làm có ích. Nhà xuất khẩu có thể nhận được thông tin về tình hình cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường nước ngồi từ các tổ chức xúc tiến xuất khẩu, các hiệp hội thương mại. Việc biết được sự cạnh tranh trên thị trường thế giới sẽ giúp nhà xuất khẩu xác định phương hướng cho một chính sách giá có hiệu quả.
Một vấn đề quan trọng là phải nghiên cứu giá của đối thủ cạnh tranh. Mức giá của họ so với mức giá của nhà xuất khẩu như thế nào ? Mức giá đó cao hơn hay thấp hơn ? Hình ảnh sản phẩm của nhà xuất khẩu trên thị trường như thế nào ? Liệu sản phẩm có được coi là “sản phẩm hàng đầu” hay “kém xa” ?
Chiến lược giá cao nên được tận dụng nếu công ty bán một sản phẩm độc đáo hay một sản phẩm mới, hoặc nếu công ty muốn xây dựng một hình ảnh chất lượng cao cho sản phẩm. Chiến lược này có lợi thế là đem lại lãi ròng cao. Nhưng việc chọn chiến lược mức giá cao có thể hạn chế khả năng bán hàng của sản phẩm và có thể gặp phải sự cạnh tranh trên thị trường đó.
Chiến lược mức giá thấp là chiến lược lý tưởng đối với các hàng hóa đã bị thải loại, hay hàng hóa lỗi thời; nhưng chỉ nên coi đó là một chiến lược ngắn hạn. Mặc dù chiến lược này có thể hạn chế sự cạnh tranh mới và giảm thị phần của đối thủ cạnh tranh, nhưng kết quả thu được lại là lãi ròng thấp. Trong một số trường hợp, mức giá thấp có thể gây ra cuộc chiến “chống phá giá” từ các đối thủ cạnh tranh nước ngồi.
Chiến lược giá vừa phải là một biện pháp an tồn so với các chiến lược đề cập ở trên. Nó cho phép một công ty có thể chống chọi trong cạnh tranh, vừa giữ được mức lãi thích hợp, vừa phát triển được thị phần. Tính giá vừa phải có thể tạo ra một vị trí lâu dài trên thị trường. Bất lợi của chiến lược này là nó có thể khuyến khích các nhà cung cấp hiện tại đưa ra mức giá cạnh tranh mạnh. Vì vậy các nhà xuất khẩu cần phải biết trước mức giá của các đối thủ cạnh tranh tham gia thị trường.