Làm thế nào để một nhà xuất khẩu có thể chọn được một ngân hàng phù hợp nhất để có vốn cần cho xuất khẩu ?

Một phần của tài liệu BÍ QUYẾT THƯƠNG MẠI Hỏi đáp xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.doc (Trang 42)

VIII. VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH VÀ THANH TỐN TIỀN HÀNG

57. Làm thế nào để một nhà xuất khẩu có thể chọn được một ngân hàng phù hợp nhất để có vốn cần cho xuất khẩu ?

có vốn cần cho xuất khẩu ?

Việc lựa chọn ngân hàng để vay vốn tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của các nhà xuất khẩu, quy mô doanh nghiệp và các hình thức thế chấp có thể đưa ra. Nhà xuất khẩu có thể lựa chọn trong các tổ chức tài chính và các tổ chức chuyên ngành một tổ chức thích hợp để giúp mình việc đó.

Các ngân hàng thương mại. Lợi thế của các ngân hàng thương mại là có một mạng lưới tồn

cầu, song các ngân hàng này có thể do dự trong việc cung cấp tín dụng cho các nhà xuất khẩu nhỏ hay mới. Các ngân hàng thương mại địa phương tiến hành các giao dịch nhỏ hơn và do đó các nhà xuất khẩu dễ tiếp cận hơn. Các ngân hàng thương mại nhỏ ở địa phương đảm nhận các hoạt động kinh doanh thương mại và thường chuyên cung cấp tín dụng ngắn hạn. Đôi khi các ngân hàng này có thể cung cấp cho nhà xuất khẩu những dịch vụ có tính cạnh tranh so với các ngân hàng lớn. Một trong những nhược điểm của các ngân hàng này là thường ít được nước ngồi biết tới và do đó có thể không được xem là đáng tin cậy tại các thị trường nước ngồi.

Các ngân hàng thương nghiệp và đầu tư. Các tổ chức tài chính này hiếm khi cung cấp tín dụng

cho các công ty xuất khẩu nhỏ mà họ chỉ quan tâm tới các giao dịch lớn.

Các tổ chức chuyên môn hóa. Các tổ chức này chuyên trợ giúp các thương gia trong việc xuất

khẩu các mặt hàng không truyền thống. Họ có lợi thế là có thể cung cấp tín dụng ngắn hạn với các điều kiện ưu đãi, chấp nhận những rủi ro mà các tổ chức khác từ chối và đưa ra các loại hình dịch vụ với mức giá rất thấp.

Các ngân hàng xuất nhập khẩu. Các ngân hàng này chuyên cung cấp tín dụng cho hoạt động

ngoại thương và thường hoạt động phối hợp với các tổ chức khác như các cơ quan bảo hiểm và bảo lãnh tín dụng. Tuy nhiên, không phải tất cả các nước đều có ngân hàng xuất nhập khẩu, trong một số trường hợp các ngân hàng này chỉ tiến hành các giao dịch lớn.

Các ngân hàng phát triển và các tổ chức tài chính khác. Mặc dù các tổ chức này nhìn chung

cung cấp tín dụng trung và dài hạn cho các doanh nghiệp, song một số ngân hàng phát triển, cụ thể là tại Châu Á và Châu Phi đã bắt đầu cung cấp phương tiện tài chính thương mại cho cả các doanh nghiệp.

Các cơ quan bảo hiểm và bảo lãnh tín dụng xuất khẩu. Bằng việc thu phí bảo hiểm, các tổ chức

này bảo hiểm rủi ro mà các nhà xuất khẩu hoặc các ngân hàng có thể phải hứng chịu trong quá trình thu tiền từ người mua. Các nhà xuất khẩu thường có thể sử dụng sự bảo lãnh này hay giấy bảo hiểm làm vật thế chấp để được ngân hàng cung cấp tín dụng ngắn hạn.

Các cơ quan chuyên ngành của chính phủ hoặc các hiệp hội. Nhiều tổ chức thuộc loại này ủng

hộ việc các ngân hàng trung ương dành cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác những điều kiện thuận lợi để giúp đỡ các nhà xuất khẩu về mặt tài chính. Trong một số trường hợp, các nước hay các tổ chức đa quốc gia như Ngân hàng thế giới có thể cung cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu với lãi suất thấp.

Một phần của tài liệu BÍ QUYẾT THƯƠNG MẠI Hỏi đáp xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.doc (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w