BAO BÌ VÀ NHÃN HIỆU

Một phần của tài liệu BÍ QUYẾT THƯƠNG MẠI Hỏi đáp xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.doc (Trang 53 - 57)

75. Sản phẩm cần loại bao bì nào ?

Tác dụng của bao bì là bảo vệ và bảo quản hàng hóa trước, trong và sau khi giao hàng. Khi bao bì sản phẩm, cần phải chú ý tới đặc tính riêng biệt của chúng. Các sản phẩm khác nhau cần dùng bao bì khác nhau. Các yếu tố cần xem xét khi quyết định loại bao bì tốt nhất bao gồm:

- Tính dễ vỡ. - Độ bền.

- Độ chịu mài mòn. - Giá trị.

- Tính dễ hút ẩm.

- Các phản ứng hóa học như ô xi hóa và sự ăn mòn. - Sự ổn định về hóa học.

- Sự hư hỏng hay tuổi thọ của sản phẩm.

Phương thức chuyên chở sẽ quyết định loại bao bì nào được sử dụng. Ví dụ, vận chuyển đường không đòi hỏi bao bì nhẹ hơn vận chuyển đường biển. Đối với cả hai loại vận tải đường biển và đường không, các công ty giao nhận là người có thể cung cấp thông tin tốt nhất về bao bì.

Để tránh tình trạng mất cắp có thể xảy ra ở cảng nước ngồi, cách tốt nhất là trên hòm hàng không có những ký hiệu mà qua đó, người khác có thể biết nội dung hàng hóa trong hòm để tránh sự lục lọi các kiện hàng.

Nhà xuất khẩu cũng cần áp dụng nhiều biện pháp phòng ngừa khác nhau khi bao bì sản phẩm. Trong việc đưa ra yêu cầu về bao bì, nhà xuất khẩu cần phải thực hiện yêu cầu của khách hàng, các tiêu chuẩn bao bì quốc tế, những tiêu chuẩn đặc thù và những quy định áp dụng trên thị trường có liên quan. ISO, AFNOR (Pháp), DIN (Đức), BS (Anh), ASTM và ANSI (Mỹ) là những tiêu chuẩn được áp dụng.

Để tránh sự bất đồng với khách hàng, hợp đồng cần nêu ra loại bao bì được sử dụng để bảo vệ hàng hóa trong quá trình bốc xếp, vận tải và bảo quản.

Đối với các loại hàng hóa đặc biệt, nên có ý kiến của chuyên gia về bao bì và việc bốc dỡ hàng. Cần có hồ sơ đầy đủ giới thiệu cụ thể về công ty bao bì, quy cách thương mại của hàng hóa được đóng gói, nơi đóng gói, chi tiết về sản phẩm và bao bì, phương thức chuyên chở, phương tiện bốc dỡ hàng và bảo quản …

76. Bao bì có các khiá cạnh kỹ thuật gì ?

Các vật liệu làm bao bì

Vật liệu Loại Hình mẫu bao bì

Kim loại Kim loại tấm, tấm thiếc, thép Thùng, hộp, công ten nơ, công ten nơ nén, hộp kim loại

Gỗ Gỗ xẻ chưa bào; gỗ xẻ đã bào, gỗ dán, gỗ ván sợi ép, gỗ ghép

Hòm, palet, sọt v.v… Các tông Phẳng, có nếp gấp, hai lớp, bốn lớp, gấp ba nếp Hộp

cứng và nửa cứng

Giấy Bao giấy nhiều lớp Túi và bao

Thủy tinh Chai; chai cổ hẹp; hộp v.v…

Bao bì hỗn hợp: kết hợp hai vật liệu khác nhau, ví dụ như một hộp các tông, một túi chất dẻo bên trong; bao bì vô trùng.

Bảo vệ vật lý và hóa học. Đối với một số sản phẩm cần bảo vệ lâu dài, người ta có thể xử lý bề

mặt sản phẩm với các chất bảo quản như kẽm chống rỉ hay sơn pha chế bằng phốt phát. Đối với những sản phẩm như nến và nhựa cây có thể chảy nếu không có bao bì thì có thể có những biện pháp bảo quản tạm thời. Giấy chóng mài mòn, màng mỏng bảo vệ phim, dầu và mỡ bảo quản, keo silica và các chất chống ăn mòn dễ bay hơi cũng là những phương tiện hữu hiệu để ngăn chặn sự mài mòn. Ngồi ra, còn có thể bổ sung những vật chống thấm làm bằng vật liệu hàn, polyethylene có hoặc không sử dụng thêm các túi nhỏ đựng các chất chống ẩm bên trong. Việc tạo ra sự thông thống hợp lý cũng có tác dụng chống ẩm.

Bảo vệ về mặt cơ học. Tác dụng của việc bảo vệ về mặt cơ học là nhằm hạn chế sự hư hỏng

của hàng hóa trong quá trình chuyên chở (nén, uốn, xoắn, cắt, va đập và rung động). Việc này có thể thực hiện bằng cách chèn bên trong bao bì để tránh sự chuyển động của hàng hóa trong bao bì khi vận chuyển. Các mặt hàng dễ vỡ cần phải được xử lý theo một cách khác, bằng cách tạo ra một cự ly giữa hàng với thành container bởi các móc treo (các cơ cấu giảm sóc hoặc chống rung).

Chống trộm. Việc chống trộm có hiệu quả đòi hỏi một loạt biện pháp phòng ngừa. Thí dụ:

dùng nẹp kim loại, dây nhựa để ngăn cản việc xâm nhập vào hàng hóa, tăng độ bền, độ kín cho bao bì. Không ghi tên hàng lên bề mặt kiện hàng và tốt nhất là hàng cần được chuyên chở theo các tuyến vận tải trực tiếp nếu có thể được.

Ký mã hiệu. Cũng giống như bao bì, việc đánh ký mã hiệu hàng hóa là trách nhiệm của nhà

xuất khẩu và do công ty xuất khẩu chịu phí tổn. Điều quan trọng cần lưu ý là các công ty chuyên chở và bảo hiểm sẽ được giảm trách nhiệm trong trường hợp ký mã hiệu có thiếu sót. Chi phí đánh ký mã hiệu cần được tính vào giá chào hàng. Nhà xuất khẩu cần tận dụng hướng dẫn của ISO về ký mã hiệu.

Phiếu đóng hòm. Sau khi hồn tất bao bì và ký mã hiệu, nhà xuất khẩu cần chuẩn bị phiếu đóng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hòm với các chi tiết áp dụng đối với một kiện hàng như: ký mã hiệu, số lượng, trọng lượng cả bì tính bằng kg, trọng lượng tịnh tính bằng kg, kích thước tính bằng cm (chiều dài, chiều rộng, chiều cao), khối lượng và chi tiết thành phần kiện hàng.

Bản kê này còn cho biết tổng số kiện hàng, tổng trọng lượng cả bì và khối lượng. Bản kê này là

chứng từ quan trọng, vì nó đặc biệt cần thiết để khai báo với hải quan khi hàng hóa được xuất hoặc

được nhập. Nó sẽ được công ty chuyên chở, công ty giao nhận, kho chứa hàng và khách hàng sử dụng.

Pa let (pallet). Các pa let được sử dụng để gom các kiện hàng thành một đơn vị, do đó đẩy

nhanh khâu làm hàng và đơn giản hóa việc kiểm kiện. Các loại bao nhựa có thể được sử dụng để đựng hàng hóa xếp cùng một pa let. Do được làm bằng gỗ, dễ chế tạo nên chi phí về pa let rất ít.

Công ten nơ. Một công ten nơ chở hàng cần phải bền và phù hợp cho việc sử dụng nhiều lần.

Nó được thiết kế đặc biệt để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hóa bằng một hay nhiều phương thức chuyên chở mà không cần lấy hàng ra.

Việc xếp hàng vào công ten nơ phải thực hiện khéo léo và có những dụng cụ thích hợp, đặc biệt là khi hàng hóa cần chuyển từ phương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác. Công ten nơ phải được thiết kế như thế nào đó để có thể dễ dàng xếp hàng vào và lấy hàng ra. Thông thường, dung tích bên trong của một công ten nơ là một mét khối (35,3 feet khối lượng) hoặc lớn hơn.

Bao bì là một phương tiện tiếp thị quan trọng bởi bao bì sẽ tồn tại với sản phẩm tại nơi mua cho tới khi sản phẩm được sử dụng. Bao bì còn tạo cho sản phẩm một hình ảnh tốt và thông qua kỹ thuật trưng bày để phân biệt sản phẩm này với các sản phẩm cạnh tranh.

Một thị trường mục tiêu có thể ảnh hưởng tới việc đóng bao bì bằng nhiều cách. Dưới đây là những yếu tố quan trọng mà nhà xuất khẩu cần lưu ý khi quyết định loại bao bì nào sẽ sử dụng cho hàng xuất khẩu:

- Yêu cầu của nhà nhập khẩu về bao bì vận chuyển. - Thái độ của người tiêu dùng trong việc mua hàng. - Bao bì của các sản phẩm cạnh tranh.

Các yêu cầu về bao bì còn chịu tác động bởi các quy tắc quốc tế như Codex Alimentarius, các tiêu chuẩn ISO và các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng về mặt sức khỏe, sự an tồn, điều kiện môi trường và những quy định liên quan đến sản phẩm và bao bì sản phẩm.

Cần phải đặc biệt quan tâm tới bao bì sản phẩm được xuất sang các nước phát triển. Một số nước có những quy định nghiêm khắc về bao bì và ký mã hiệu, đặc biệt là đối với các mặt hàng thực phẩm, hàng dễ hỏng và hàng nguy hiểm. Tại Châu Âu, vì người tiêu dùng rất quan tâm tới vấn đề môi trường nên các nhà xuất khẩu bán hàng tới các thị trường này cần sử dụng các bao bì không có hại cho môi trường.

Nhà xuất khẩu cần phải liên hệ với nhà nhập khẩu / người mua để có thông tin và sự hướng dẫn về yêu cầu bao bì để chuyên chở hàng hóa. Để đưa ra được quyết định đúng về bao bì thích hợp cho người tiêu dùng, nhà xuất khẩu cần phải có được thông tin về các thị trường cụ thể và thị hiếu người tiêu dùng trên các thị trường này. Nhà xuất khẩu có thể thu thập thông tin về những quy định liên quan đến bao bì và ký mã hiệu từ đại sứ quán (văn phòng thương mại) và lãnh sự quán của các nước nhập khẩu.

78. Những yêu cầu về dây chuyền phân phối của một sản phẩm là gì ?

Chủng loại bao bì được sử dụng đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sản phẩm khỏi sự mất mát và hư hại có thể tránh được trong quá trình vận chuyển. Con đường mà sản phẩm phải đi trong quá trình chuyên chở được coi như là dây chuyền lưu thông có thể giúp nhà xuất khẩu xác định hình thức bao bì thích hợp nhất để sử dụng. Nhìn chung, dây chuyền lưu thông càng dài thì rủi ro mất mát và hư hại đối với sản phẩm càng lớn. Để chọn lựa hình thức bao bì tốt nhất, nhà xuất khẩu cần phải phân tích kỹ một loạt các yếu tố của dây chuyền lưu thông. Nhà xuất khẩu cần phải nhận thức được những vấn đề sau đây:

- Những trục trặc về vận tải có thể phát sinh trong dây chuyền lưu thông bao gồm vỡ, nát, ô nhiễm, các trở ngại về thời tiết (ẩm ướt, nóng, lạnh giá) và trộm cắp.

- Chất lượng của các phương tiện chuyên chở được chọn lựa và yêu cầu bao bì thích ứng với phương tiện chuyên chở đó.

- Chất lượng của phương thức vận chuyển được chọn và sự liên quan của nó với yêu cầu bao bì.

- Phương tiện bốc dỡ và lưu kho có thể có ở mỗi kho hàng trong dây chuyền lưu thông.

- Những quy định, điều lệ quốc tế về vận tải hoặc ký hiệu được áp dụng cho những hàng xuất khẩu đó.

79. Sản phẩm cần loại ký mã hiệu nào ?

Ký mã hiệu được sử dụng cho các công ten nơ chuyên chở hàng xuất khẩu phải phù hợp với những quy định về chuyên chở, bảo đảm cho việc bốc dỡ hàng hóa được hợp lý và giúp người nhận biết được đó là lô hàng của mình nhưng không được sử dụng ký mã hiệu vào mục đích quảng cáo.

Do các điều lệ và các quy định của các nước cũng như của các nhà nhập khẩu và phân phối rất khác nhau, nên việc đánh ký mã hiệu phù hợp cần phải tham khảo ý kiến của các bên liên quan tới việc chuyên chở hàng.

Tồn bộ thông tin phải được ghi rõ ràng trên bao bì bằng mực không phai và bằng ngôn ngữ ở cảng đến. Có nhiều biểu tượng được công nhận trên phạm vi thế giới có thể sử dụng. Các công ty giao nhận có thể hướng dẫn các biểu tượng phù hợp cho các lô hàng.

Việc đánh ký mã hiệu cho các kiện hàng gửi đi là cần thiết để nhận diện đúng hàng hóa. Các ký mã hiệu và thông tin cần thiết khác bao gồm:

- Mã hiệu của người gửi hàng.

- Mã hiệu của nhà nhập khẩu như đã ghi trong thư tín dụng. - Nơi đến và cảng nhập cảnh.

- Số hiệu đơn đặt hàng. - Nước xuất xứ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cảng chở hàng và nơi xuất phát.

- Trọng lượng cả bì, trọng lượng tịnh, dung tích. - Số lượng kiện hàng và kích thước các hòm hàng.

- Các chỉ dẫn về bốc dỡ bao gồm các biện pháp phòng ngừa đặc biệt như các biểu tượng dễ vỡ, dễ cháy …

80. Nhà xuất khẩu có thể có được thông tin về yêu cầu bao bì và ký mã hiệu của một thị trường cụ thể ở đâu ? trường cụ thể ở đâu ?

Thông thường, các công ty giao nhận hàng hóa, các công ty nhập khẩu và người tiêu dùng là những người cung cấp tốt nhất những thông tin liên quan đến các quy định về bao bì, ký mã hiệu hàng hóa ở một nước cụ thể. Ngồi ra còn có các nguồn dưới đây:

- Các tổ chức quốc tế.

- Các hiệp hội công ty bao bì. - Các viện kỹ thuật.

- Các đại lý giao nhận. - Các công ty bao bì. - Các công ty vận tải.

- Các công ty xuất khẩu cùng loại hàng tương tự. - Người tiêu dùng.

- Các công ty phát triển xuất khẩu.

81. Các yếu tố nào cần lưu ý để có bao bì hiệu quả nhất ?

Những vấn đề về môi trường và ý thích luôn luôn thay đổi của người tiêu dùng là những nhân tố quyết định xu hướng bao bì. Các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng đều ngày càng nhấn mạnh việc sử dụng bao bì không có hại cho môi trường. Người tiêu dùng chuộng các bao bì không đòi hỏi các quy trình xử lý phức tạp, dễ mang đi cũng như dễ bảo quản v.v… Nhà xuất khẩu có thể tìm được những thông tin về các xu hướng này trên các tập san kỹ thuật và ở các cuộc triển lãm. Các nhà cung cấp thiết bị và vật liệu bao bì cũng có thể cung cấp những thông tin có ích. Những yêu cầu về kỹ thuật và thương mại để có được bao bì tốt bao gồm những khía cạnh sau đây:

Bảo vệ vật lý: Chịu được các tác động cơ giới như va đập, đâm thủng, rơi, vỡ và biến dạng. Bảo vệ chất lượng: Bảo vệ được tuổi thọ của sản phẩm (màu sắc, hương vị, độ an tồn …) bằng

cách bảo vệ sản phẩm khỏi các tác động vật lý và hóa học do nóng, lạnh, ẩm, ướt, khô, ánh sáng, ô xi hóa, nhiễm khuẩn v.v…

Tuyên truyền về sản phẩm: Tạo ấn tượng về chất lượng, giá trị thẩm mỹ, hình ảnh, tuyên

Thông tin về sản phẩm: Đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm bằng cách cung cấp những thông

tin có thể đọc được về sản phẩm như trọng lượng, thành phần, tuổi thọ, tên của nhà sản xuất, người bán, nhà nhập khẩu, nước xuất khẩu, các chỉ dẫn sử dụng và những khuyến cáo về an tồn nếu cần.

Hiệu quả sử dụng: Dễ sắp xếp, dễ lấy, dễ mở, dễ phân phối, sự ổn định của bao bì, độ vững

chắc, khả năng chấp nhận của môi trường, khả năng xử lý, ngồi tầm tay của trẻ em.

Các thuộc tính vật lý: Chịu được sự thay đổi của khí hậu, mức độ ổn định khi bị nén, các đặc

tính khi vận hành.

Tính chất cơ học: Độ nhạy dừng máy; sự ổn định về hình dạng trước, trong và sau khi sử

dụng, dễ đóng nắp, đánh mã hiệu và in; tốc độ xử lý; độ mịn bề mặt; thuộc tính mài mòn; độ kết dính.

Bảo quản: Thuận tiện cho việc sắp xếp, dễ cân đo, gia cố; phù hợp với chuyên chở nội bộ. Chuyên chở: Tỷ lệ giữa trọng lượng và khối lượng, trọng lượng tối đa, kích thước, sự phù hợp

với yêu cầu vận tải đường dài.

Các yếu tố thương mại: Trọng lượng, dễ sắp xếp, sự ổn định, đặc trưng của sản phẩm, nhãn

hiệu, ký mã hiệu và mã số, dễ trưng bày, ưa nhìn, dễ sử dụng.

Khả năng tái chế: Trọng lượng tối thiểu và sự giảm sút trọng lượng; kim loại; thủy tinh; chất

dẻo ngồi PVC; các vật liệu thiên nhiên có thể bị phân hủy (các tông, giấy, gỗ v.v…); khả năng sử dụng lại (thủy tinh; pa let).

82. Chi phí bao bì cần chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng giá sản phẩm ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu BÍ QUYẾT THƯƠNG MẠI Hỏi đáp xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.doc (Trang 53 - 57)