Mục tiêu và tác dụng của chính sách nâng giá tiền tệ

Một phần của tài liệu Chính sách nâng giá đồng nội tệ Thực tiễn thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 25 - 28)

III. Tổng quan về chính sách nâng giá tiền tệ

2. Mục tiêu và tác dụng của chính sách nâng giá tiền tệ

2.1. Mục tiêu

Mục tiêu của nâng giá tiền tệ là chống lạm phát (chính sách thu hẹp). Theo ADB khuyến cáo, khi lạm phát tăng cao, ảnh hởng của lạm phát sẽ làm giảm sức mua của ngời nghèo và làm gia tăng bất bình đẳng về thu nhập và đặc biệt, nó có ảnh hởng tiêu cực đến tăng trởng kinh tế thực tế và tính cạnh tranh của nền kinh tế đất nớc. Hơn nữa, đôi khi một quốc gia áp dụng chính sách nâng giá còn nhằm mục đích xây dựng sự ảnh hởng của mình ra bên ngoài (tăng cờng đầu t và xuất khẩu vốn ra bên ngoài), nhằm hạ nhiệt nền kinh tế phát triển quá nóng để tránh một cuộc khủng hoảng cơ cấu nghiêm trọng có thể xảy ra. Nâng giá tiền tệ nhằm mục đích làm tăng sức mua của tiền tệ nớc mình so với ngoại tệ hay là điều chỉnh giảm tỷ giá hối đoái của một đơn vị ngoại tệ.

2.2. Tác dụng

Một nớc áp dụng chính sách nâng giá tiền tệ nhằm phản ánh đúng hơn giá trị thực tế của đồng nội tệ. Nếu nh phá giá đồng tiền trong nớc làm tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu nhng cũng đồng nghĩa với việc quốc gia đó đang bán rẻ sản phẩm của mình cho nớc ngoài thì ngợc lại nâng giá đồng nội tệ lại làm hàng hoá sản phẩm của quốc gia đó đắt đỏ hơn tại các thị trờng nớc ngoài. Tuy nhiên, nâng giá tiền tệ cũng có tác dụng tốt, làm hàng hoá của nớc đó đợc bán với mức giá tốt hơn trên thị trờng nớc ngoài, không bán rẻ hơn so với mức giá mong đợi các sản phẩm của quốc gia. Đặc biệt là khi hàng hoá đủ tính cạnh tranh, không cần đến sự phá giá của đồng nội tệ để đạt đợc nhiều lợi ích hơn.

Ví dụ: khi tỷ giá của đồng VND v USD tăng từ 12000 – 15000 thì giá tômà

Việt Nam là 150.000VND/kg bán cho Mỹ giảm từ 12,5USD/kg xuống còn 10USD/kg. Nh vậy, mỗi kg tôm xuất khẩu sang thị trờng Mỹ sẽ mất 2,5USD/kg. Trong khi đó, giá máy tính của Mỹ vẫn là 1000USD/chiếc. Nếu trớc đây 80kg tôm mua đợc 1 máy tính thì bây giờ bán đợc 100kg tôm mới mua đợc 1 chiếc máy tính. Đây là một sự thiệt hại của quốc gia.

Thêm vào đó, khi nâng giá đồng nội tệ so với ngoại tệ, giá hàng hoá nớc ngoài sẽ trở nên rẻ hơn nên chúng ta sẽ tiêu dùng hàng nớc ngoài nhiều hơn. Điều này không có lợi vì sẽ làm ảnh hởng đến những hàng hoá sản xuất trong n- ớc và thị trờng hớng tới của những sản phẩm này là thị trờng trong nớc. Nhng nếu đó là những hàng hoá không thể sản xuất trong nớc đợc thì lợi ích tiêu dùng bị mất mát rất lớn.

Hơn thế nữa, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nớc đôi khi quá dựa dẫm vào chính sách phá giá tiền tệ của chính phủ nhằm hỗ trợ phần nào cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Chính điều này làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trờng của các doanh nghiệp đó. Chính sách khuyến khích xuất khẩu bằng phá giá tiền tệ khiến họ ỷ lại và không chịu cố gắng nhiều hơn nữa để hàng hoá của họ có khả năng cạnh tranh cao hơn nữa so với các sản phẩm xuất khẩu từ các n- ớc khác.Và nếu các doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh của mình mà không

cần đến phá giá tiền tệ, một biện pháp hỗ trợ của ngân hàng trung ơng và chính phủ, thì cùng với việc xuất khẩu tăng, đồng nội tệ của đất nớc cũng sẽ tự động lên giá nhờ vào sức mạnh của nền kinh tế mà không cần chính phủ phải can thiệp. Với một nền kinh tế tăng trởng nhanh, tỷ lệ lạm phát thấp, hàng hoá sản xuất đủ sức cạnh tranh trên trờng quốc tế, làm cho đồng nội tệ có giá là một điều hoàn toàn có lợi.

Tuy nhiên, khi nâng giá đồng tiền nội tệ, nếu các yếu tố khác không thay đổi thì sức cạnh tranh của hàng hoá trong nớc giảm xuống làm cho xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng. Xuất khẩu giảm và nhập khẩu tăng, sản lợng trong nớc giảm sút, một mặt làm sụt giảm tổng cầu, mặt khác làm cho cán cân thơng mại có khuynh hớng nghiêng về phía thâm hụt, do vậy làm cho nhiều doanh nghiệp trong nớc phải cắt giảm sản xuất do giảm cầu. Lợng xuất khẩu giảm, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ mất đi một khoản lợi nhuận thu đợc từ nớc ngoài. Lợng nhập khẩu tăng dẫn đến việc phải chi nhiều ngoại tệ hơn để trả cho lợi nhuận của các công ty nớc ngoài. Bên cạnh đó, vì muốn nâng giá nên ngân hàng trung ơng phải thu bớt nội tệ vào nên lợng tiền mạnh (H) giảm dẫn đến giảm sút lợng cung tiền. Điều này làm cho lãi suất tại các ngân hàng tăng lên, không kích thích đầu t mà làm cho đầu t trong nớc giảm mạnh, có nghĩa là tổng cầu giảm.

Một điều bất lợi khác của việc áp dụng chính sách nâng giá tiền tệ là làm mất niềm tin của ngời nớc ngoài đối với đồng tiền trong nớc nói riêng và nền kinh tế nói chung. Sự bất ổn định của tỷ giá hối đoái là môi trờng cho các nhà đầu cơ nớc ngoài thu lợi, các nhà sản xuất và kinh doanh trong nớc khó có đợc chiến lợc lâu dài, luôn phải đứng trớc tình trạng bấp bênh về giá cả và khả năng cạnh tranh của hàng nội địa. Các nhà đầu t nớc ngoài cũng ngại đầu t vào một nớc mà giá trị đồng tiền không ổn định.

Nói tóm lại, so với phá giá, nâng giá tiền tệ có tác dụng hoàn toàn ngợc lại đến hoạt động kinh tế đối ngoại của một nớc. Nâng giá có tác dụng khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu, cản trở nguồn vốn ngoại tệ chảy vào trong nớc. Ngoài ra, một số quốc gia sử dụng biện pháp này để tránh phải tiếp cận với

đồng đô la mất giá đang “chạy trốn” khỏi Mỹ. Chính phủ Đức và Nhật coi biện pháp nâng giá đồng tiền của mình nh là một biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa đô la mất giá chạy vào nớc mình, giữ vững lu thông tiền tệ – tín dụng, duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái.

Những nớc có nền kinh tế phát triển quá “nóng” nh Nhật Bản, muốn làm “lạnh” nền kinh tế để tránh khủng hoảng cơ cấu, đã dùng biện pháp nâng giá tiền tệ để giảm xuất khẩu hàng hóa, giảm đầu t trong nớc. Việc nâng giá đồng Yên của Nhật Bản cũng tạo điều kiện để Nhật Bản chuyển vốn đầu t ra bên ngoài nhằm xây dựng một nớc Nhật “kinh tế” trong lòng nớc khác, nhờ vào đó mà Nhật giữ vững đợc thị trờng bên ngoài, một vấn đề sống còn đối với Nhật.

Một phần của tài liệu Chính sách nâng giá đồng nội tệ Thực tiễn thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w