II. Đức thời kỳ sử dụng đồng DM
2. Sự tăng giá của đồng DM và những tác động của nó
2.1. Giai đoạn đầu phát triển 1960 198 0–
Phát triển kinh tế Đức luôn song hành cùng với mục tiêu ổn định bên trong (kinh tế đối nội), cân bằng cán cân thanh toán (kinh tế đối ngoại) và hớng
tới tăng trởng kinh tế mạnh. Trong thời kỳ hệ thống tỷ giá hối đoái cố định cùng với nghĩa vụ can thiệp trong khuôn khổ hệ thống Bretton Woods, việc bảo vệ kinh tế đối ngoại và chính sách ổn định trở thành nhân tố đặc biệt quan trọng cho chính sách tiền tệ của Đức, nghĩa là Đức có 2 mục tiêu trong thời kỳ này là ổn định giá trị đồng tiền trong nớc và bảo đảm những yêu cầu của kinh tế đối ngoại. Tuy nhiên do mục tiêu ổn định giá trị tiền tệ đợc u tiên hàng đầu, để tránh nguy cơ kinh tế phát triển vợt quá khả năng chịu đựng của nền kinh tế dẫn đến mất cân đối về kinh tế đối nội và đối ngoại, nên lần đầu tiên năm 1961, ngân hàng trung ơng Liên Bang Đức (DBB) đã nâng giá đồng DM 5% thành 1USD = 4DM : tăng giá trị đồng tiền để có đợc sự bảo vệ về kinh tế đối ngoại cho sự ổn định về kinh tế đối nội.
• Việc nâng giá này đã có những tác động nh sau:
- Giữa năm 1961, cán cân thanh toán vãng lai Tây Đức đã bình thờng trở lại sau một thời gian dài d thừa từ năm 1952 do chính sách hủy bỏ tự do hoá nhập khẩu để khắc phục thâm hụt cán cân thanh toán.
- Dòng vốn đầu cơ giảm (cán cân chu chuyển vốn thâm hụt 4tỷ DM; chênh lệch lãi suất giữa Đức và Mỹ, Đức tăng lãi suất trong khi Mỹ giảm lãi suất).
- Xuất khẩu giảm 10% và ít tác động đến nhập khẩu.
Trong những năm tiếp sau, không có sự xung khắc nghiêm trọng và lâu dài giữa mục tiêu kinh tế đối nội và đối ngoại trong chính sách tiền tệ của Đức, không có khủng hoảng đồng DM, kinh tế thế giới nhìn chung phát triển bình th- ờng.
Biểu đồ 2.14: Tỷ giá hối đoái của DM so với USD trong những năm 70. 6,66 6,66 3,12 2,63 2,5 2,22 1,85 1,75 0 1 2 3 4 5 6 7 1970 1971 1972 1973 1974 1975 1976 1977 1978 1979 1980 Năm T ỷ gi á D M /U SD Tỷ giá DM/USD
Nguồn: Foreign Exchange Data, [8, các website]; IMF International Financial Statistics.
Trong giai đoạn sau cho tới khi gia nhập vào khối liên minh Châu Âu (EU), nội bộ kinh tế - chính trị Đức đã tơng đối đi vào khuôn khổ, đồng DM đã có lúc tăng giá mạnh mẽ và trở thành một trong những đồng tiền chủ đạo trên thế giới.Tỷ giá đồng DM/USD trong năm 1970 và 1971 là 6,66; cho đến năm 1973 tỷ giá này đã giảm xuống còn một nửa là 3,12. Trải qua các năm tiếp theo cho đến năm 1980, đồng DM liên lục lên giá so với đồng USD. Đến cuối năm 1980, tỷ giá đồng DM/USD giảm tơng đối mạnh với 1,75 DM/1USD (xem biểu đồ 2.14).
Từ năm 1980 đến 1982, nớc Đức cũng nh các nớc công nghiệp khác, bớc vào cuộc đại suy thoái toàn cầu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Với nớc Đức, nguyên nhân chính là do sự kết hợp cùng lúc của nhiều nhân tố, đó là hậu quả của đợt khủng hoảng giá dầu thô lần thứ hai bắt đầu từ tháng 8/1978 và kéo dài cho đến thời điểm nói trên. Chính sách lên giá đồng DM của DBB nhằm chuẩn bị cho Đức thế mạnh khi bớc vào hệ thống tiền tệ châu Âu (EMS), cùng với cú đánh vì sự tăng giá nguyên nhiên liệu nhập ngoại làm cho sức sản xuất của công
nghiệp nội địa suy giảm. Và sự gia tăng xuất khẩu t bản đã làm cán cân thanh toán thâm hụt đến 23,9 tỷ DM cuối năm 1980.
Bảng 2.15: Một số chỉ tiêu kinh tế của nền kinh tế Đức 1980 1984.–
Chỉ tiêu 1980 1981 1982 1983 1984
1. GNP thực (%) 2,4 0,5 -1,0 1,9 3,3
2. Tổng cầu nội địa (%) 2,1 0,8 -2,0 2,3 2,0
3. Giá cả hàng tiêu dùng (%) 5,2 6,6 5,3 3,3 2,4 4. Cán cân thơng mại (tỷ DM) 8,9 27,7 51,3 42,1 53,9 5. Cán cân thanh toán (tỷ DM) -23,9 -8,1 12,1 11,5 27,8
6. Lạm phát (%) 5,2 6,6 5,3 3,3
Nguồn: World Economic Outlook and DBB Annual Report 1995.
Suy thoái cùng với sự tăng giá đầu vào đã kích giá cả tiêu dùng tăng vọt lên trong 3 năm từ 1980 đến 1982. Tổng cầu nội địa giảm 2% dới không vào năm 1982, GNP thực chỉ tăng 0,5% trong năm 1981 do ngân hàng trung ơng DBB đã tăng lãi suất chiết khấu lên tới 7,5% và lãi suất tín dụng lên 9,5%; thắt chặt cung tiền 6,523tỷ DM năm 1980 giảm còn 2,7tỷ DM năm 1981; tổng lợng tín dụng cũng đợc thắt chặt với lợng tiền cung ứng tháng 12/1980 là 6,5tỷ DM xuống chỉ còn 3,9tỷ DM cuối năm 1981. Điều này làm cho một nửa khu vực sản xuất cho xuất khẩu thiếu vốn chỉ sản xuất 2/3 sản lợng và hầu nh tất cả các bộ phận công nghiệp phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu đều phải thu hẹp khả năng đầu t. Tuy bóp nghẹt tổng cầu nội địa nhng DBB đã thực hiện đợc mục tiêu chống lạm phát, lạm phát từ hai chữ số năm 1979 xuống còn 5,2% trong năm 1980 và đến cuối năm 1983 chỉ còn 3,3% (xem bảng 2.15).
Nhìn chung, trong giai đoạn 1979 – 1982, DBB đã duy trì chính sách tiền tệ và tín dụng hạn chế với mục tiêu giữ lạm phát thật thấp và một đồng DM mạnh trên thị trờng tiền tệ châu Âu. Tuy nhiên, chính sách thắt chặt tiền tệ, nâng giá đồng DM cũng đã làm tăng tỷ lệ thất nghiệp và làm giảm khả năng phát triển của những ngành công nghiệp nhẹ ở Đức.