Giai đoạn nửa cuối những năm 80 đến thập kỷ 90

Một phần của tài liệu Chính sách nâng giá đồng nội tệ Thực tiễn thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 54 - 57)

II. Đức thời kỳ sử dụng đồng DM

2.2.Giai đoạn nửa cuối những năm 80 đến thập kỷ 90

2. Sự tăng giá của đồng DM và những tác động của nó

2.2.Giai đoạn nửa cuối những năm 80 đến thập kỷ 90

Chính phủ Đức đã áp dụng các biện pháp tiền tệ để đồng DM lên giá từ từ hàng năm so với USD sau đợt phá giá năm 1983 nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp

và kích thích ngành công nghiệp nhẹ của Đức tăng trởng. Việc đồng DM tăng giá trong giai đoạn này đã làm giảm giá hàng nhập khẩu, củng cố mức lạm phát thấp cho nền kinh tế Đức; đồng thời xuất khẩu tăng đã củng cố vị thế của đồng DM.

Năm 1986, Hoa Kỳ bắt đầu chiến dịch mở rộng tiền tệ, hạ lãi suất và phá giá USD. ảnh hởng của phá giá USD đã lan sang Đức, DM liên tục lên giá so với USD trong những khoảng thời gian từ 1985 đến cuối 1988, 1989 đến cuối 1992 và 1994 cho đến cuối 1995. Chính phủ Đức đã rất khôn khéo khi lèo lái chính sách tiền tệ để đồng DM lên giá từ từ, DBB đã sử dụng những biện pháp nh hạ lãi suất và tăng cung tiền nội tệ để sự tăng giá DM không quá nhanh và mang tính đột ngột.

Xuất khẩu của Đức hoạt động rất tốt từ năm 1984 đến 1987, sản phẩm nhựa xuất khẩu chiếm 23,71% tổng sản lợng nhựa xuất khẩu toàn thế giới, trong khi con số ấy ở Hoa Kỳ chỉ là 11,49% và Nhật Bản là 7,34%. Hoá chất công nghiệp các loại trong giai đoạn 1984 – 1987 chiếm 21,82% tổng xuất khẩu thế giới (cả EC là 60,93%, Mỹ chiếm 13,06% và Nhật Bản là 7,96%). Máy móc thiết bị các loại không phải là máy điện chiếm 19,97% sản lợng toàn thế giới, cao hơn Mỹ và Nhật Bản. Xuất khẩu của Đức trong nội bộ EC và tính cả ngoài EC trong giai đoạn trên, lớn nhất thế giới. Chính sự tăng mạnh mẽ về xuất khẩu đã làm dự trữ ngoại tệ của Đức liên tục gia tăng.

Từ năm 1988 đến 1990, lo ngại đồng nội tệ lên giá quá nhanh, chính phủ Đức đã có những biện pháp nh gia tăng mua trên thị trờng ngoại hối, tăng cung nội tệ nhằm hớng tới 2 mục tiêu:

- Không làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu của Đức vào EC và thị trờng Hoa Kỳ,

- Bành trớng thêm cơ số tiền tệ để hỗ trợ cho kế hoạch tăng trởng kinh tế nhanh trong 5 năm 1987 – 1992.

Chỉ tiêu Tỷ giá DM/USD GNP(%) Tổng cầu nội địa (%) Giá cả hàng tiêu dùng(%) Cán cân th- ơng mại (tỷ DM) Cán cân thanh toán (tỷ DM) 1985 2,94 1,9 0,8 2,2 73,4 50,1 1986 2,17 2,3 3,3 -0,1 112,6 87,8 1987 1,80 1,5 2,4 0,2 117,7 82,8 1988 1,77 3,7 3,6 1,3 128,0 86,9 1989 1,88 3,6 2,9 2,8 134,6 107,5 1990 1,62 5,7 5,2 2,7 105,4 79,0 1991 1,66 2,9 6,1 4,6 21,9 31,9 1992 1,56 2,2 3,0 4,9 33,7 -33,5 1993 1,65 -1,1 -1,2 4,7 61,9 -26,8 1994 1,62 2,3 1,7 3,1 73,3 -34,7 1995 1,43 2,8 2,2 2,2 87,5 -30,3

Nguồn: World Economic Outlook and DBB Annual Report 1995.

Mặc dù Đức cùng các ngân hàng trung ơng khác trong khối G-10 cùng bán nội tệ ra mua USD vào để ngăn bớt sự mất giá của USD nhằm trớc hết cứu giá trị của những khoản dự trữ quốc gia khổng lồ bằng USD ở mỗi nớc, và sau đó là củng cố năng lực cạnh tranh cho xuất khẩu, USD vẫn sụt giá so với DM. ở đây, vai trò của xuất khẩu là nguyên nhân quan trọng. Năm 1989 và nửa đầu 1990, xuất khẩu của Đức tăng quá nhanh. Với một nền kinh tế có GNP thực tăng trởng cao nhất thế giới vào năm 1990 (5,7%) và xuất khẩu sang thị trờng Hoa Kỳ tăng 15%, sang EC tăng 18,5% trong một số mặt hàng chủ đạo, nguồn ngoại tệ đổ vào thị trờng ngoại tệ FrankFurt và nớc Đức là quá nhiều. Nhận thấy không thể bành trớng cơ số tiền tệ nhiều hơn nữa, DBB và chính phủ Đức đành để cho DM lại tiếp tục lên giá so với USD vào cuối năm 1989 đến cuối 1992.

Do sự tăng giá của đồng DM, năm 1993, tổng cầu rớt xuống -1,2% (xem bảng 2.16), sản lợng nội địa sụt giảm nhanh chóng. Đứng trớc nguy cơ về một cuộc đại suy thoái, DBB đã liên tục can thiệp vào thị trờng ngoại hối nhằm làm tăng tỷ giá để kích thích trở lại tổng cầu, từ đó đạt đợc mục tiêu cao hơn là chống thất nghiệp. Sự phát triển khá lạc quan của nền kinh tế vào nửa cuối năm 1994 đã làm cho thất nghiệp giảm đi đáng kể.

Tuy vậy, tiền lơng cao là vấn đề khó khăn ngày càng lớn dần đối với sức cạnh tranh của hàng hoá Đức trên thị trờng Tây Âu và Hoa Kỳ so với hàng hoá Nhật Bản. Đến năm 1994, một công dân Đức trung bình chỉ còn làm việc khoảng 1500giờ/năm, quá thấp so với Mỹ (1850giờ/năm) và Nhật Bản (2165giờ/năm). Điều đó khiến các nhà kinh doanh Đức từ những năm 1989 đã tìm cách chuyển dần đầu t ra nớc ngoài. Năm 1983, tổng đầu t của Đức ra nớc ngoài dới nhiều hình thức (đầu t trực tiếp, cho vay, đầu t vào chứng khoán nớc ngoài ) chiếm 36,5tỷ DM. Năm 1987, con số này tăng gấp đôi với 62,2tỷ DM,… năm 1990 là 106,9tỷ DM. Năm 1993, tổng lợng đầu t ra nớc ngoài là 198tỷ DM, bình quân cứ gấp đôi sau 5 năm. áp lực của nhu cầu này tăng cao trong năm 1994 và để hỗ trợ cho đầu t ra nớc ngoài của giới kinh doanh Đức nh một bộ phận của chính sách mở rộng đờng giới hạn của sản lợng tiềm năng quốc gia, giảm chi phí và tăng năng lực cạnh tranh của xuất khẩu, tháng 2/1995, DBB quyết định tăng giá DM (xem bảng 2.16). Đồng DM lên giá đã khiến lạm phát chỉ còn 2,2% (từ mức 3,1% vào đầu năm 1995) vào cuối tháng 3/1996. Xuất khẩu t bản ra nớc ngoài dới nhiều hình thức đợc sự trợ giúp của đồng DM mạnh hơn, đã tăng 8,6% so với mức tăng 4% của xuất khẩu trong cả năm 1995 và sự gia tăng mạnh mẽ của đầu t ra nớc ngoài đã đa về những khả năng mở rộng sản lợng nhanh hơn cho nền kinh tế Đức.

Tóm lại, từ thực trạng quá trình vận động của đồng DM ta có thể nhận thấy, một đồng DM mạnh cùng với những chính sách điều tiết phù hợp của chính phủ và ngân hàng trung ơng Đức đã đem lại không ít thành công cho nền kinh tế Đức từ chỗ suy yếu phải vực dậy nền kinh tế do ảnh hởng của việc tham gia chiến tranh, các cuộc khủng hoảng đã đi vào ổn định và phát triển trở… thành một cờng quốc. Chính sách tỷ giá là một công cụ hàng đầu giúp Đức ổn định giá cả, ổn định cán cân thanh toán, phòng ngừa rủi ro và quan trọng là đạt đợc mục tiêu ổn định nội địa và tăng trởng hớng ngoại.

Một phần của tài liệu Chính sách nâng giá đồng nội tệ Thực tiễn thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 54 - 57)