Khái quát về chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam và các tác động

Một phần của tài liệu Chính sách nâng giá đồng nội tệ Thực tiễn thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 75)

II. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.Khái quát về chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam và các tác động

đến thơng mại sau đổi mới 1989 đến nay

1.1. Thời kỳ đổi mới từ 1989 cho đến sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực Đông Nam á (1997 1998)tệ khu vực Đông Nam á (1997 1998)

Năm 1989 là mốc quan trọng trong việc thay đổi cơ chế, chính sách điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam. Khi quan hệ ngoại thơng với các thị trờng truyền thống Liên Xô và Đông Âu – khu vực thơng mại thanh toán bằng đồng rúp – bị phá vỡ, khiến Việt Nam phải chuyển sang buôn bán với khu vực thanh toán bằng đồng USD. Kể từ đó tỷ giá cố định và cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái theo kiểu kế hoạch hoá tập trung không còn thích hợp, đã đợc thay thế dần bằng cơ chế quản lý và điều hành theo tín hiệu thị trờng có sự can thiệp của Chính phủ từ tháng 3 năm 1989.

Bảng 3.6: Những thay đổi về tỷ giá hối đoái trong giai đoạn 1989 1998

Chỉ tiêu TGHĐ chính thức (VND/USD)

TGHĐ thị trờng (VND/USD)

% thay đổi của TGHĐ thị trờng 1989 3.950 3.977 1990 5.600 5.560 + 39,81 1991 8.819 9.822 + 76,64 1992 11.200 11.217 + 14,20 1993 10.642 10.706 - 4,55 1994 10.954 10.966 + 2,43 1995 11.009 11.031 + 0,59 1996 11.027 11.047 + 0,14 1997 11.128 11.824 + 7,04 1998 12.203 13.497 + 14,15

Nguồn: Vietnam Netherlands masters in Development Economics;

[10, các website].

Sau khi đa cơ chế mới vào thực hiện, tỷ giá VND/USD tăng mạnh và liên tục, đồng thời tỷ giá danh nghĩa chính thức ngày càng sát với tỷ giá trên thị tr- ờng. Năm 1991, tỷ giá hối đoái tăng hơn gấp đôi so với năm 1989. Với sự kiện phá giá rất mạnh đồng nội tệ, sau khi nhanh chóng thống nhất tỷ giá chính thức

và thị trờng, xoá bỏ cơ bản hệ thống tỷ giá cũ quá phức tạp thì cơ chế quản lý… ngoại hối và chính sách tỷ giá của Việt Nam đã có những biến chuyển rất căn bản sang cơ chế thị trờng, thoát khỏi trạng thái thụ động và trở thành công cụ điều chỉnh vĩ mô quan trọng của kinh tế mở.

Việc thả nổi tỷ giá tơng đối mạnh trong một giai đoạn ngắn từ khi thay đổi cơ chế cho đến cuối năm 1991, đã xoá bỏ tình trạnh bất hợp lý trong mua bán và thanh toán, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, cải thiện tình hình trên thị trờng ngoại hối và tạo rất nhiều thông thoáng cho việc lu thông ngoại tệ trên thị trờng Việt Nam. Tuy nhiên, cũng gây ra một số vấn đề khó khăn nh thâm hụt tài chính chính phủ và mức độ lạm phát nặng nề ở Việt Nam cùng với sự hoạt động hết sức yếu ớt của hệ thống các ngân hàng thơng mại và việc thả lỏng, mất kiểm soát của các tổ chức tín dụng. Hơn thế nữa, nguồn thu ngoại tệ không đợc quản lý chặt chẽ làm cho dự trữ ngoại tệ của quốc gia tăng chậm hoặc không tăng. Đứng trớc những cái cha hợp lý của chế độ tỷ giá thả nổi và mất kiểm soát tỷ giá. Chính phủ đa ra những thay đổi mới trong cơ chế điều hành tỷ giá giai đoạn tiếp theo từ năm 1992 . Chính sách tỷ giá hối đoái mới đ- ợc hình thành trên cơ sở thiên về cố định hơn là thả nổi, tỷ giá hối đoái chính thức đợc áp dụng do ngân hàng nhà nớc công bố với biên độ giao dịch (+/-) 0,5% năm 1994 và nâng lên (+/-) 1% năm 1996. Sự điều tiết không thờng xuyên của ngân hàng nhà nớc nhằm vừa khuyến khích xuất khẩu, vừa kiểm soát hợp lý nhập khẩu. Chính sách tỷ giá hối đoái này đã góp phần khuyến khích tích luỹ giá trị dới dạng nội tệ hơn ngoại tệ (chủ yếu là đồng USD), thu hút vốn đầu t n- ớc ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật và công nghệ nớc ngoài, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh trong nớc.

Trong thời kỳ 92 – 97, nguồn cung ngoại tệ vào Việt Nam đã tăng lên rất nhanh nhờ hoạt động kinh tế đối ngoại vủa Việt Nam ngày càng đợc mở rộng, các khoản thu từ xuất khẩu hàng hoá - dịch vụ tăng với tốc độ cao. Tổng kim ngạch xuất khẩu đến năm 1997 đã tăng lên hơn 9 tỷ USD, gấp 4 lần so với năm 1989 và 1990. Các luồng vốn ngắn hạn nh chuyển tiền, các khoản thu từ

dịch vụ lao động, du lịch, quà tặng, trợ cấp, từ thiện, viện trợ của các chính phủ cũng nh các tổ chức phi chính phủ và các khoản đầu t trực tiếp nớc ngoài, cho vay dài hạn của các tổ chức tín dụng quốc tế, cộng đồng tài chính thế giới ngày một gia tăng. Nguồn cung ngoại tệ dồi dào đã khiến cho tỷ giá VND/USD trên thị trờng ngoại hối giảm xuống. Thêm vào đó là các nhân tố khác nh thanh toán quốc tế trong thời kỳ này không cao, chính sách của nhà nớc. Tất cả những yếu tố này nhằm mục đích ổn định tỷ giá VND/USD trong một thời gian dài có những tác dụng tích cực nhất định nh ổn định giá cả, ổn định lạm phát (xem đồ thị 3.7) và đẩy mạnh thu hút đầu t nớc ngoài, thúc đẩy nền kinh tế tăng trởng với tốc độ tơng đối cao, thấp nhất là 8,1% năm 1993 và cao nhất là 9,5% năm 1995; nhng đồng thời cũng làm cho VND có xu hớng ngày càng bị đánh giá cao hơn thực tế.

Đồ thị 3.7: Tốc độ thay đổi tỷ giá và tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn 1990 - 1998.

-10 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Năm % Tỷ lệ lạm phát (%) % thay đổi tỷ giá

Nguồn: Kinh tế tài chính thế giới năm 1970 2000

Mặc dù đồng nội tệ bị đánh giá cao song nguồn vốn đầu t nớc ngoài vào Việt Nam vẫn tăng lên đáng kể trong suốt những năm 92 - 96, năm 1993 tăng 34% so với năm 1992, các năm sau con số tăng tơng ứng là 1994: 30%; 1995: 73,4%; 1996: 30,1%. Sự gia tăng của đầu t nớc ngoài trong những năm này là do hai yếu tố: thứ nhất là môi trờng đầu t của Việt Nam ngày càng thông thoáng

với nhiều chính sách u đãi và thứ hai là xu hớng đầu t nội vùng phổ biến trong giai đoạn này (các nhà đầu t từ Nhật Bản, Đài Loan, Singapore quan tâm đầu… t vào các nớc láng giềng và các nớc trong khu vực, trong đó có Việt Nam). Sự sụt giảm đầu t nớc ngoài trong năm 1997 – 1998 là do cuộc khủng hoảng tài chính khu vực xảy ra năm 1997, do vậy các nhà đầu t phải rút vốn về nớc khác phục khủng hoảng.

Bảng 3.8: Tốc độ tăng trởng GDP, dự trữ ngoại tệ và tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam 1989 1998.

Chỉ tiêu 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Tốc độ tăng trởng GDP (%) 5,1 6,0 8,6 8,1 8,7 9,5 9,3 9,0 5,8 Xuất khẩu (Triệu USD) 1.946 2.40 4 2.087 2.58 1 2.985 4.054 5.448 7.255 9.155 9.361 % tăng xuất khẩu 23,5 -13,2 2,7 15,7 35,8 34,4 33,2 26,2 2,3 Nhập khẩu (Triệu USD) 2.566 2.75 2 2.338 2.54 0 3.924 5.826 8.155 11.14 4 11.62 211.495 % tăng nhập khẩu 7,2 -15,0 8,6 54,5 48,5 40,0 36,7 4,3 -1,1 Dự trữ ngoại tệ (Triệu USD) 876 1,376 1,798 2,260 1,350

Nguồn: Ngân hàng trung ơng nhà nớc Việt Nam.

Xuất nhập khẩu từ năm 1992 cho đến năm 1996, trớc khi xảy ra cuộc khủng hoảng, có xu hớng tăng khá đều đặn. Tuy nhiên, cán cân thơng mại vẫn thâm hụt nặng nề do sự gia tăng mức chênh lệch giữa tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa (VND ngày càng bị đánh giá cao hơn so với thực tế). Năm 1993, thâm hụt thơng mại là khoảng xấp xỉ 939 triệu USD, bằng 31,4% giá trị xuất khẩu, nhng đến năm 1996 là gần 3889 triệu USD và 53,6%. Chỉ đến năm 1997, do ảnh h- ởng của cuộc khủng hoảng khiến nhiều hợp đồng nhập khẩu không đợc thực hiện, con số này mới giảm đi đôi chút, thâm hụt thơng mại là 2467 triệu USD và bằng 26,9% giá trị xuất khẩu; tốc độ gia tăng nhập khẩu năm 97 đạt 4,3% thấp hơn nhiều so với xuất khẩu là 26,2%(xem bảng 3.8). Đến năm 1998, tốc độ gia

tăng xuất khẩu giảm sút nghiêm trọng chỉ còn 2,3%, trong khi đó nhập khẩu lại giảm xuống chút ít với % tăng nhập khẩu là -1,1%.

Về tình hình thu hút vốn đầu t nớc ngoài, từ năm 1988 đến năm 1990, đầu t trực tiếp nớc ngoài FDI cha có tác dụng rõ rệt đến tình hình kinh tế – xã hội ở Việt Nam. Trong 3 năm đó chỉ có hơn 1,5 tỷ USD vốn đăng ký; còn vốn thực hiện thì không đáng kể; bởi vì các doanh nghiệp FDI sau khi đợc cấp giấy phép phải làm nhiều thủ tục cần thiết mới đa đợc vốn vào Việt Nam. Giai đoạn 1991 - 1997 là giai đoạn FDI tăng trởng nhanh và góp phần ngày càng quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội. Trong kế hoạch 5 năm 1991 – 1995, đã thu hút 16 tỷ USD vốn đăng ký, tốc độ tăng trởng hàng năm rất cao; vốn đăng ký năm 1991 là 1,275 tỷ USD thì năm 1995 là 6,6 tỷ USD, gấp 5,3 lần. Vốn thực hiện trong cả 5 năm là 7,153 tỷ USD, bằng 32% tổng vốn đầu t của cả nớc. Hai năm tiếp theo, FDI tiếp tục tăng trởng nhanh: thêm 15 tỷ USD vốn đăng ký và 6,06 tỷ USD vốn thực hiện. Từ năm 1998, FDI bắt đầu suy giảm và tiếp tục suy giảm trong 2 năm tiếp sau đó, vốn đăng ký năm 1998 là 3,897 tỷ USD. Sauk hi đạt kỷ lục về vốn thực hiện vào năm 1997 với gần 3,2 tỷ USD, thì năm 1998 giảm rõ rệt chỉ là 2,4 tỷ USD.

Tóm lại, thời kỳ 1989 – 1998 là thời kỳ “đổi mới” trong cơ chế điều hành chính sách tỷ giá của chính phủ, xoá bỏ chế độ cố định đa tỷ giá gồm tỷ giá chính thức và tỷ giá kết toán nội bộ không còn phù hợp với thực tế; Việt Nam chuyển sang một thời kỳ mới với những thay đổi linh hoạt hơn trong cơ chế tỷ giá, tỷ giá thả nổi từ 1989 đến 1991 và tỷ giá cố định với những thay đổi trong biên độ giao dịch kết hợp với sự điều tiết không thờng xuyên của ngân hàng nhà nớc trong giai đoạn 1992 – 1998. Những thay đổi trên thể hiện một bớc tiến, sự mạnh dạn của ngân hàng trung ơng và chính phủ Việt Nam trong quá trình đổi mới nền kinh tế theo hớng mở cửa thị trờng.

1.2. Thời kỳ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam á từ 1999 cho đến những năm gần đây

Kể từ tháng 2/1999, tỷ giá hối đoái chính thức đợc ngân hàng nhà nớc công bố hàng ngày, đợc xác định trên cơ sở tỷ giá bình quân mua bán thực tế trên thị trờng ngoại tệ liên ngân hàng của ngày giao dịch gần nhất. Đây là một bớc tiến quan trọng, một bớc ngoặt lịch sử trong chính sách điều hành tỷ giá - chuyển từ một chế độ tỷ giá hối đoái cố định với những công cụ điều hành chủ yếu mang tính hành chính sang chế độ tỷ giá mới linh hoạt hơn và mang tính thị trờng, chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý. Tỷ giá sẽ do cung – cầu về ngoại tệ trên thị trờng quyết định và Ngân hàng nhà nớc chỉ can thiệp trong những trờng hợp cần thiết.

Biểu đồ 3.9: Tỷ giá chính thức bình quân VND/USD giai đoạn 1999 - 2007 1394014159 14796 1523515560 15749 1587516101 16114 12500 13000 13500 14000 14500 15000 15500 16000 16500 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Năm tỷ g V N D /U SD Tỷ giá VND/USD

Nguồn: Ngân hàng nhà nớc Việt Nam.

Nhìn vào biểu đồ 3.9 ta thấy tỷ giá chính thức bình quân mà ngân hàng nhà nớc đa ra giữa VND và USD là tăng lên liên tục từ năm 1999 đến năm 2007. Theo đó, Ngân hàng nhà nớc quy định các giao dịch kinh doanh ngoại tệ trên thị trờng liên ngân hàng không đợc vợt quá biên độ dao động là 0,1% so với tỷ giá đợc Ngân hàng nhà nớc công bố. Đó là công bố của ngân hàng nhà n- ớc vào năm 1999. Sau đó, biên động đã đợc nới rộng qua các năm: ngày 1/7/2002, mở rộng biên độ từ +/- 0,1% lên +/- 0,25%; ngày 31/12/2006 lên đến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+/- 0,5%; đến 24/12/2007, nới rộng thêm lên +/- 0,75% và cho đến tháng 6/2008 thì biên độ này là +/- 1%.

Công cụ điều hành tỷ giá và chính sách quản lý ngoại hối đúng đắn cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007 đã có tác động tích cực khiến lợng kiều hối liên tục tăng cao qua các năm, từ 400 triệu USD năm 1997 lên 2,6 tỷ USD năm 2003; 3,8 tỷ USD năm 2005 và gần đây nhất là 5,5 tỷ USD trong năm 2007.

Sang năm 1999, khi mà cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam á và hậu quả của nó đã hết, nền kinh tế nhiều nớc bị rơi vào khủng hoảng đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Đồng thời, cán cân thơng mại của Việt Nam cũng đợc cải thiện (năm 1999 thâm hụt thơng mại là 200,7 thấp hơn nhiều so với năm 1998 là 2134 triệu USD đợc thể hiện trong bảng 3.8 và 3.10).

Tuy nhiên, sau năm 1999, thâm hụt cán cân thơng mại ngày càng gia tăng, cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng mạnh qua các năm nhng tốc độ tăng của nhập khẩu vẫn lớn hơn. Kể từ năm 2000, thâm hụt cán cân thơng mại nằm trong khoảng từ 1.200 triệu USD đến 5.500 triệu USD, đặc biệt năm 2007, thâm hụt thơng mại tăng lên tới 12.450 triệu USD, gấp gần 3 lần năm 2006.

Bảng 3.10: Xuất nhập khẩu và cán cân thơng mại và lợng kiều hối chuyển về Việt Nam giai đoạn 1999 2007.

Đơn vị: triệu USD.

Chỉ tiêu Xuất khẩu Nhập khẩu Thâm hụt % thâm hụt so

với xuất khẩu Kiều hối

1999 11.541,4 11.742,1 200,7 1,7 1.200 2000 14.482,7 15.636,5 1.153,8 7,9 1.757 2001 15.029,2 16.217,9 1.188,7 7,9 1.820 2002 16.706,1 19.745,6 3.039,5 18,2 2.154 2003 20.149,3 25.255,8 5.106,7 25,3 2.600 2004 26.504,2 31.953,9 5.449,7 20,5 3.200 2005 32.200 36.900 4.700 14,6 3.800 2006 39.570 44.410 4.840 12,2 4.700 2007 48.380 60.830 12.450 25,7 5.500

Nguồn: Ngân hàng nhà nớc Việt Nam, [11, các website].

Từ năm 2000, sau một thời gian suy giảm vốn đầu t do cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, nguồn vốn đầu t trực tiếp nớc ngoài (FDI) vào Việt Nam đã có xu hớng phục hồi trở lại. Lợng FDI tăng khá chậm trong khoảng năm 2000 đến năm 2005, mỗi năm trung bình khoảng 1 tỷ USD. Tuy nhiên đây là con số đáng mừng cho thấy năng lực hấp dẫn đầu t nớc ngoài vào Việt Nam là hết sức khả quan. Kể từ sau năm 2005, đầu t FDI tăng vọt với 10,2 tỷ USD năm 2006, gần gấp đôi năm 2005; 21,3 tỷ USD năm 2007, một con số kỷ lục, cao hơn so với báo cáo ban đầu là 20,3 tỷ USD của Bộ kế hoạch và đầu t, tăng gấp 2 lần năm 2006 và gấp 4 lần năm 2005.

Đồ thị 3.11: Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1999 - 2007. 1,96 2,3 3,1 2,7 2,95 4,2 5,8 10,2 21,3 0 5 10 15 20 25 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Năm T U SD Tổng vốn đăng ký

Nguồn: Cục đầu t nớc ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu t.

Tóm lại, chính sách tỷ giá hối đoái cùng các công cụ điều tiết khác của chính phủ và Ngân hàng nhà nớc Việt Nam đã mang lại không ít thành công cho sự phát triển của đất nớc. Tuy nhiên, trong giai đoạn hội nhập ngày nay, cùng sự gia nhập vào tổ chức thơng mại thế giới WTO và sự bùng nổ của tài chính – tín dụng trong thời gian gần đây cho thấy Việt Nam cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để phát triển nền kinh tế và hạn chế những sai lầm của mình

Một phần của tài liệu Chính sách nâng giá đồng nội tệ Thực tiễn thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 75)